Headless CMS Là Gì? Giải Đáp Về Headless CMS Trong 1 Phút

Trong khi việc sử dụng cấu trúc traditional CMS (CMS truyền thống) đã trở thành tiêu chuẩn, giờ đây các công ty đang tìm kiếm những giải pháp headless CMS với tính linh hoạt và mở rộng được nâng cao. Tìm hiểu về sự khác biệt giữa headless CMS với cấu trúc decoupled CMS cũng như lý do mà các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều đến content infrastructure.

Headless CMS Là Gì? Giải Đáp Về Headless CMS Trong 1 Phút

Source: Contentful

Để hiểu khái niệm về headless CMS, đầu tiên chúng ta hãy cùng xem qua hệ thống quản lý nội dung truyền thống (traditional CMS) và nó được thiết kế cho mục đích gì. Các hệ thống quản lý nội dung truyền thống đã xuất hiện từ những ngày đầu của quá trình phát triển web. Những nền tảng như WordPress và Sitecore được thiết kế để lưu trữ và trình bày các yếu tố nội dung như văn bản, hình ảnh, video trên websites.

Traditional CMS tiếp cận quản lý nội dung bằng cách gom chung tất cả nội dung, hình ảnh, HTML, CSS với nhau. Điều này gây khó khăn cho việc tái sử dụng nội dung bởi vì nó bị lẫn lộn với phần code.

Khi các nền tảng kỹ thuật số được phát triển, nhu cầu về các giải pháp mang tính linh hoạt hơn dần xuất hiện. Ngày nay các doanh nghiệp phát triển websites, mobile sites, apps, conversational interfaces và hơn thế nữa. Trong khi đó, traditional CMS không theo kịp tốc độ. Tại sao vậy? Bởi vì một CMS tổ chức nội dung theo khuôn khổ hướng trang web, điều này khiến cùng một nội dung không thể thích ứng với các nền tảng kỹ thuật số khác. Từ đó khái niệm Headless CMS ra đời.

1. Headless CMS Là Gì?

Headless CMS là loại hệ thống quản lý nội dung back-end với kho lưu trữ nội dung back-end “body” riêng biệt hay được tách ra khỏi phần giao diện người dùng front-end “head”. Nội dung chứa trong một headless CMS được truyền đạt thông qua APIs để hiển thị liền mạch trên nhiều thiết bị khác nhau.

Một số nền tảng CMS truyền thống cũng có cung cấp một “headless API” cho phép bạn gửi nội dung đến phần hiển thị các thành phần giao diện người dùng riêng biệt. Chúng được gọi là “headless” bởi vì phần hiển thị các thành phần giao diện để tương tác với người dùng tách biệt khỏi phần back-end.

Cách để giải quyết những hạn chế của traditional CMS là thông qua việc triển khai một “headless” CMS – nếu phần hiển thị các thành phần giao diện để tương tác với người dùng của website là phần front-end “head” của CMS thì khi loại bỏ phần hiển thị các thành phần giao diện để tương tác với người dùng này sẽ tạo ra một headless CMS.

Với loại headless CMS này bạn có thể chọn một giao diện người dùng thích hợp cho một nền tảng kỹ thuật số nhưng nó vẫn không giải quyết được một vấn đề cơ bản: thêm cấu trúc vào nội dung để có thể tái sử dụng trên nhiều nền tảng và các kênh khác nhau.

Headless architecture là một khái niệm tương tự với một headless CMS khi nó là một giải pháp đa kênh giúp cho việc xuất bản nội dung động trên các nền tảng và thiết bị khác nhau một cách hiệu quả. Nội dung được lưu trữ trong một headless architecture là nội dung thô và chưa được định dạng cũng như giao diện cuối của nó không bị giới hạn bởi hệ thống front-end.

Headless CMS Là Gì? Giải Đáp Về Headless CMS Trong 1 Phút

Source: Contentful

2. Headless CMS Và Decoupled CMS Là Gì?

Một số nền tảng cung cấp lựa chọn giữa “headless” CMS hay “decoupled” CMS thông qua API để kết nối kho lưu trữ nội dung back-end với phần hiển thị các thành phần giao diện để tương tác với người dùng front-end. Tuy nhiên vấn đề quản lý nội dung  vẫn còn tồn tại: Nội dung có thể được phân bố như thế nào để dễ dàng tái sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số? Làm thế nào để lưu trữ nội dung tách biệt khỏi phần code để phần code không cản trở nhiều ứng dụng kỹ thuật số?

Đối với decoupled CMS, kho lưu trữ nội dung back-end và phần hiển thị các thành phần giao diện để tương tác với người dùng front-end của trang web được chia thành hai hệ thống khác nhau. Qua đó, khi nội dung được tạo và chỉnh sửa trong kho lưu trữ nội dung back-end của một trang web. Nó được truyền qua API và được xuất bản trong phần hiển thị các thành phần giao diện để tương tác với người dùng front-end riêng biệt.

3. CMS Và Content Infrastructure

Content infrastructure là một loại của hệ thống quản lý nội dung headless nhưng nó không theo cách tiếp cận truyền thống trong việc tổ chức nội dung trên các trang. Thay vào đó, nó bắt đầu với content model – một khuôn khổ cho việc tổ chức các loại nội dung và xác định mỗi loại liên quan đến nhau như thế nào.

Trong loại headless CMS này, một content model được xây dựng theo hướng tùy chỉnh cho từng tổ chức để mà các nhà sáng tạo nội dung không bị mắc kẹt với các mô hình được lập trình trước do CMS truyền thống cung cấp. Content model chia nhỏ nội dung thành các thành phần riêng lẻ như a blog post headline hay the copy on a call to action button. Bạn có thể xác định cách các yếu tố liên kết với nhau, tạo ra một mô hình linh hoạt có thể phù hợp với bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào

Headless CMS là gì? Giải đáp về Headless CMS trong 1 phút 3

Source: 3apEngineeringBlog

4. Tại Sao Các Doanh Nghiệp Sẽ Sử Dụng Nội Dung Có Cấu Trúc?

Với sự gia tăng của các nền tảng kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp thường bị phân tâm đi bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều của CMS, thậm chí có khi họ phải quản lý con số CMS lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm. Do đó, họ phải sao chép nội dung từ website CMS đến app CMS và sau đó là digital display CMS.

4.1. Hợp Nhất Dữ Liệu Thành Một Trung Tâm Nội Dung Headless Duy Nhất (Headless Content Hub)

Content infrastructure loại bỏ việc sao chép không giới hạn. Nó cho phép các tổ chức hợp nhất tất cả dữ liệu trong một trung tâm nội dung tập trung (content hub). Điều này giúp việc chỉnh sửa dễ dàng hơn, thay đổi bản sao hay hình ảnh ở cùng một nơi và việc này được áp dụng và cập nhật mọi nơi trong nội dung trên các nền tảng khác. Sự hợp nhất cải thiện tính nhất quán và tính tuân thủ của thương hiệu đồng thời giúp các biên tập viên nhanh chóng cập nhật nội dung trên tất cả các kênh và làm cho chiến dịch trở nên dễ dàng thực hiện.

4.2. Cho Phép Cộng Tác Cùng Lúc

Content infrastructure cũng cho phép cộng tác cùng một lúc. Nó thay cách tiếp cận waterfall chậm chạp bằng sự phát triển theo khuôn khổ agile nơi mà các nhóm có thể làm việc song song. Loại headless CMS cung cấp cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà họ cần cho việc nhanh chóng tạo ra phần mềm, landing pages và microsites mới.

4.3. Làm Cho Các Nguồn Tư Liệu Có Thể Truy Cập Và Tái Sử Dụng Ở Mức Độ Cao

Cuối cùng, content infrastructure giúp khả năng tái sử dụng trở nên dễ dàng. Nó còn là thành phần quan trọng trong việc tận dụng tối đa nguồn tư liệu được sử dụng trong việc sáng tạo nội dung. Khi tất cả nội dung có thể truy cập để sử dụng trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, thương hiệu có thể tận dụng tối đa các đặc tính như cá nhân hoá và bản địa hoá.

Hy vọng những thông tin cơ bản trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Headless CMS là gì.