Các chỉ số đánh giá kết quả chiến dịch Influencer Marketing

Bạn thường dựa vào những chỉ số nào để đánh giá kết quả chiến dịch Influencer Marketing? Hơn thế, bạn đã biết cách khai thác triệt để những giá trị mang lại hay chưa? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé!

Các chỉ số đánh giá kết quả chiến dịch Influencer Marketing cần phải có

Đối với Influencer Marketing, các nhãn hàng thường phải cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định thực hiện vì không biết liệu hình thức này sẽ mang lại những lợi ích gì, đặc biệt là cách đánh giá hiệu quả chiến dịch. Nếu vẫn còn đang băn khoăn với câu hỏi này thì những tiêu chí sau đây sẽ cho bạn lời giải đáp.

          Lượng tiếp cận thực tế (Reach) và độ tương tác (Engagement)

Lượng người dùng tiếp cận thực tế (Reach) là số liệu cơ bản nhất cần có của chiến dịch. Chúng thể hiện mức độ phổ biến của bài viết đối với người dùng trên các nền tảng (nội dung đăng tải của Influencer đã xuất hiện trên bản tin của bao nhiêu người). Lượng tiếp cận càng lớn chứng tỏ content mà Influencer tạo ra càng có sức hút mạnh mẽ và được lan truyền rộng rãi.

Lượng người tiếp cận và tương tác quyết định phần lớn sự thành công về mặt truyền thông của chiến dịch.

Đi đôi với Reach chính là mức độ tương tác - Engagement. Chỉ số này là được tính bởi số người click vào và hành động với bài đăng (nhấn xem thêm, thích, chia sẻ, bình luận hoặc click xem các thông tin khác của KOL). Độ tương tác khẳng định cho hiệu quả nội dung tạo ra bởi Influencer. Nội dung càng hấp dẫn sẽ càng kích thích người dùng thao tác và quan tâm về sản phẩm.

           Đối tượng khách hàng tiếp cận được (Target Audience)

Các con số về Reach hay Engagement sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu như chiến dịch của bạn tiếp cận không đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. 

Tất nhiên, trước khi thực hiện chiến dịch, bạn đã phải xác định được chân dung khách hàng của mình qua những câu hỏi như: Họ là ai? Độ tuổi? Họ đang sống tại đâu? Hành vi và suy nghĩ của họ như thế nào? Họ có nhu cầu của họ là gì?...

Khi đã làm điều này ngay từ đầu, bạn có thể dựa vào đó để so sánh với lượng người dùng đã tiếp cận với chiến dịch để đánh giá kết quả. Lượng Reach hay Engagement sẽ  “bớt quan trọng” đi nếu bạn tiếp cận được đúng đối tượng tiềm năng và tăng tỷ lệ “chốt đơn” cho mình.

           Tần suất nhắc đến thương hiệu (Brand Mention)

Một nỗi e ngại thường gặp nhất của các nhãn hàng chính là nội dung bình luận từ người dùng chỉ toàn những lời có cánh dành cho Influencer hoặc là những icon vô nghĩa. Các thảo luận này dường như không hề liên quan đến sản phẩm hay thông điệp Influencer truyền tải.

Điều này chứng tỏ nội dung chiến dịch chưa thực sự được thể hiện nổi bật. Khi không thể có được sự quan tâm của người dùng về sản phẩm, thương hiệu và thông điệp chiến dịch thì phải chăng bạn đang “ném tiền qua cửa sổ”? Vì vậy, tần suất nhắc đến thương hiệu trong các thảo luận của người theo dõi nên được xem là một tiêu chí đánh giá hiệu quả không thể bỏ qua.

           Phản hồi tích cực, tiêu cực của khách hàng (Sentiment Buzz)

Nếu đã đo lường được tần suất nhắc đến thương hiệu thì điều mà bạn cần quan tâm tiếp theo đó là nội dung của bình luận.

Các phản hồi từ người dùng có thể được chia thành 3 loại: Tích cực (Positive), Trung lập (Neutral) và Tiêu cực (Negative). Nhờ phân loại cụ thể, bạn sẽ biết được những khách hàng tiềm năng đang thực sự nghĩ gì về chiến dịch, về sản phẩm và cả thương hiệu của mình.

Phản hồi từ khách hàng là nguồn dữ liệu quý để đánh giá kết quả chiến dịch.

Bên cạnh đó, các phản hồi cũng thể hiện việc bạn đã chọn đúng Influencer hay chưa, liệu Influencer có giúp sản phẩm trở nên nổi bật hay đi đúng với định hướng xây dựng hình ảnh của thương hiệu. Đây chính là nguồn dữ liệu giá trị để bạn có thể rút kinh nghiệm cho những chiến dịch về sau.

            Khả năng chuyển đổi (Conversion)

Cuối cùng, bên cạnh những hiệu quả về mặt truyền thông và nhận diện thương hiệu thì hầu hết các nhãn hàng đều quan tâm đến doanh số mà chiến dịch mang lại. Một chiến dịch Influencer Marketing thành công sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng bán hàng bên cạnh hiệu quả truyền thông.

Tuy nhiên, sẽ khá mạo hiểm nếu như bạn đặt quá nhiều kỳ vọng vào sự chuyển đổi doanh số cho chiến dịch Influencer Marketing. Số lượng sản phẩm bán ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: chất lượng sản phẩm, giá bán, nhu cầu thị trường… Trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp cùng Influencer qua hình thức Social Commerce để tối ưu hiệu quả.

Làm sao để có được nguồn dữ liệu để đánh giá kết quả chiến dịch?

Đối với cách làm cũ, nhãn hàng hoặc agency thực hiện chiến dịch sẽ phải tự thu thập “bằng tay” từng dữ liệu. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn không đảm bảo được độ tức thời cũng như tính khách quan của kết quả.

Thực hiện chiến dịch cùng các Influencer Platform chính là giải pháp tối ưu mà nhiều nhãn hàng lựa chọn hiện nay. Trong đó, nổi bật nhất là 7SAT Influencer Platform với sự phát triển hàng loạt các ứng dụng thông minh như: ứng dụng tìm kiếm Influencer lớn nhất Việt Nam - Influencer Discovery, ứng dụng riêng cho Influencer - Influencer App… và không thể không nhắc đến Campaign Manager.

Campaign Manager là ứng dụng quản lý, vận hành và báo cáo kết quả chiến dịch Influencer Marketing tối ưu nhất. Với Campaign Manager, mọi thông tin về chiến dịch sẽ được lưu trữ, cập nhật liên tục và thống kê thành nguồn dữ liệu hữu ích.

Campaign Manager cung cấp quá trình vận hành, báo cáo và đánh giá kết quả một cách tối ưu nhất.

Ứng dụng cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về chiến dịch, cung cấp các chỉ số đánh giá kết quả chuyên sâu một cách chính xác nhất (từ lượng Reach, Engagement, Top Posts, Audience's Demographics, Top Comments…). 

Đặc biệt nhất chính là tính năng phân tích chuyên sâu phản hồi từ người dùng (Relevance, Sentiment) và thông báo ngay khi phát hiện những điểm nóng truyền thông trong suốt quá trình chiến dịch diễn ra.

--------------

Trải nghiệm ngay Campaign Manager TẠI ĐÂY.

Liên hệ tư vấn, thực hiện chiến dịch Influencer Marketing TẠI ĐÂY.