Tại Sao Low-code Cần Thiết Cho Các Marketer Và Designer

Tại Sao Low-code Cần Thiết Cho Các Marketer Và Designer

Trước khi vào vấn đề chính, hãy cùng nhìn lại năm 2014, khi thuật ngữ low-code lần đầu tiên được sử dụng để mô tả các nền tảng phát triển non trẻ, cho phép xây dựng các ứng dụng và website nhanh chóng bằng cách hạn chế code thủ công (hand coding).

Cho đến năm 2018, thị trường low-code nhanh chóng mở rộng với hàng loạt các dịch vụ cung cấp ở nhiều mức độ kỹ thuật khác nhau. Bất kể là Developer hay Marketer, doanh nghiệp nhỏ hay tổ chức lớn, bạn vẫn có thể tìm được giải pháp phù hợp.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nền tảng low-code được dự đoán sẽ trở thành điểm mấu chốt cho sự thay đổi và tăng trưởng trong thập kỷ tới. Theo nghiên cứu của Forrester, thị trường được dự báo sẽ tăng gần gấp 5 lần từ 4.350 tỷ USD trong năm 2018 lên 21.239 tỷ USD vào năm 2022.

Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những động lực góp phần thúc đẩy cuộc “cách mạng low-code”, cách nó chuyển quyền kiểm soát sang Creator và Marketer cũng như hiểu được cách mà market leader ngày nay đang thay đổi trong quá trình phát triển nền tảng trải nghiệm kỹ thuật số (digital experience).

Digital Experience

Sự khác biệt giữa low-code/ no code 

Cụm từ low-code thường được sử dụng như một tên gọi chung cho cả hai nền tảng no-code và low-code, theo như báo cáo Forrester được đề cập ở trên, tuy nhiên giữa hai nền tảng này vẫn tồn tại sự khác biệt. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, mức độ dễ sử dụngmức độ kỹ thuật mà người dùng yêu cầu.

Các nền tảng no-code thường cung cấp giao diện trực quan cho phép người dùng nhanh chóng ghép trang web hoặc ứng dụng lại với nhau. Nó cho phép người dùng kéo và thả các object vào trang ở mức độ đơn giản nhất, sau đó định dạng lại kích thước các mẫu (templates) và thay đổi bảng màu để đạt được thiết kế “tuỳ chỉnh” (custom). Những nền tảng này thường nhắm đến “citizen developers” – những người dùng là doanh nghiệp mà họ không phải là developer hay designer. Điều này có nghĩa là khả năng mở rộng không thực sự là một sự lựa chọn. Bạn chỉ có thể sử dụng với các công cụ được cung cấp, nghĩa là không có cơ hội để thêm mã xung quanh nó.

Enterprise-grade (tiêu chuẩn bảo mật cho doanh nghiệp)

Ngoài ra, developer và designer chuyên nghiệp sử dụng nền tảng low-code chủ yếu như một cách sắp xếp và đơn giản hoá công việc của họ. Nó cho phép họ phát triển ứng dụng enterprise-grade (tiêu chuẩn bảo mật cho doanh nghiệp) mà không cần viết code thủ công hoặc viết code rất ít, nhưng vẫn thừa nhận kỹ thuật từ người dùng.

Hầu hết các ứng dụng low-code giúp các developer có thể thêm các tính năng và thiết kế theo yêu cầu, nếu như có bị giới hạn thì đó là do tư duy hoặc kỹ năng viết mã hay do thời gian của dự án.

Điều này phần nào giải thích định nghĩa của thuật ngữ enterprise, nó có thể mở rộng và linh hoạt: nền tảng low-code không phải là phương tiện để kết thúc, mà có thể được tăng cường vô hạn bằng mã theo yêu cầu cụ thể.

Giải phóng bộ phận sáng tạo (creative): “Dân chủ hoá công nghệ”

Low-code và no-code rõ ràng mang lại nhiều lợi ích kinh doanh. Thời gian cần thiết để xây dựng một ứng dụng có thể được rút ngắn đáng kể, khi đó các thay đổi đối với các ứng dụng hiện có có thể được thực hiện nhanh hơn, từ đó cũng phát triển marketing tốt hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc quá trình phát triển không còn bị giới hạn trong một nhóm nhỏ các developer, thay vào đó một cộng đồng lớn hơn được tạo ra gồm các designer và marketer. Sự thay đổi này đã được Scott Brinker – chuyên gia của Martech ví von như là “quá trình dân chủ hoá công nghệ”.

“Đó là một quá trình phát triển trong việc tận dụng sức mạnh low-code để khai phá và tạo ra những đội ngũ ưu tú và ngày càng phát triển nhóm này hơn theo thời gian.”

Sự thay đổi lớn này được thể hiện bằng biểu đồ bên dưới:

 Nguồn: Scott Brinker, ChiefMartec

Đồ thị này cho thấy công nghệ marketing đang dần di chuyển ra khỏi chuyên môn của một số chuyên gia để đến một cộng đồng người dùng rộng lớn hơn. Chưa dừng lại đó, Scott còn dự đoán tương lai của no-code sẽ vượt xa hơn mong đợi, nơi mà vai trò của tự động hoá và AI chiếm vai trò quan trọng hơn trong quá trình thiết kế và xây dựng. Sự thay đổi này giải quyết được những vấn đề chính – liên kết nội bộ (interlinked) trong các tổ chức và nhiều digital agency khác.

Chưa kể đến việc khan hiếm developer tài năng hiện nay cũng khiến cho quy trình làm việc bị tắc nghẽn trong nhiều nhóm kỹ thuật số. Hậu quả là dẫn đến nhiệm vụ và quy trình ngày càng nhiều và vượt quá khả năng. Tuy nhiên với sự phát triển của các nền tảng low-code, ngày càng có nhiều người có thể tham gia vào việc triển khai các quy trình thiết kế và xây dựng, đồng thời góp phần giúp nhóm phát triển (development team) làm việc trên một nền tảng đổi mới. 

Toàn cảnh low-code hiện nay: Các nền tảng chính đang hoạt động

Ngày nay nền tảng no-code và low-code có thể đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau. Cho dù đó là một công ty khởi nghiệp nhỏ đang tìm kiếm một trang web có thể tuỳ chỉnh cơ bản hay một digital agency yêu cầu trình tạo ứng dụng cấp doanh nghiệp (enterprise level) có thể được tích hợp với mã; và vô số các lựa chọn khác có sẵn.

Dưới đây là một vài ví dụ về các nền tảng low-code hiện có trên thị trường:

  • Xây dựng ứng dụng dành cho thiết bị di động: Bubble (no-code), Mendix (low-code), Zudy (low-code), Outsystem (low-code)
  • Phần mềm quản lý doanh nghiệp: Kissflow – quản lý quy trình làm việc (no-code), Salesforce cho CRM (low-code)
  • Xây dựng trang web: Squarespace (no-code), Webflow (low-code), Cohesion DX8

Tóm lại, với hàng loạt các công cụ low-code hiện nay trên thị trường, không có gì ngạc nhiên khi trong một cuộc khảo sát gần đây, 88% các IT leaders cho biết họ đang theo dõi cũng như đánh giá các giải pháp low-code (theo HBR / Salesforce 2017).

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn về những lý do tại sao low-code cần thiết cho các marketer và designer.

* Nguồn: Kyanon