Kinh doanh homestay nở rộ nhờ nắm bắt xu hướng lưu trú 2021
Tiềm năng kinh doanh homestay không chỉ đến từ lợi thế ngành du lịch quốc gia, mà còn được tác động tích cực bởi việc nắm bắt nhanh chóng xu hướng lưu trú trên thế giới.
Du lịch tất nhiên là một trong những nền kinh tế mũi nhọn quan trọng của Việt Nam. Ở thời điểm trước khi dịch Covid bùng phát vào cuối năm 2019, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành du lịch cao thứ ba thế giới.
Ghi nhận mức tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam còn đồng thời nhận được một số giải thưởng đáng tự hào về du lịch. Một trong số đó có thể kể đến như giải Điểm Đến Golf Số Một Thế Giới do World Golf Awards trao tặng.
Theo thống kê đến từ AirDNA, bình quân mỗi năm Việt Nam phải tăng 40% nguồn cung khách sạn truyền thống để đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Trong khi đó chỉ tính riêng mảng kinh doanh homestay và chia sẻ nhà ở, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng về số lượng địa điểm lưu trú đến 452%. Vượt xa số liệu bình quân trên toàn thế giới vốn chỉ cán mốc 140%.
Tốc độ phát triển ngành vừa là chỉ số đáng mừng cho tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh tương ứng, mà ở đây là mô hình kinh doanh homestay.
Nhưng cũng vừa là báo hiệu cho thấy sự “chật chội” của thị trường cạnh tranh, cùng với thách thức cho những tên tuổi hay thương hiệu chân ướt chân ráo tham gia cuộc chơi.
Tiềm năng kinh doanh homestay đến từ thay đổi về khái niệm
Quay lại thời điểm cách đây tròn nửa thế kỷ trước, khi homestay vẫn chưa phải là một đại diện rõ ràng cho mô hình kinh doanh lưu trú.
Thời điểm đó khi homestay vẫn còn là một khái niệm tương đối nguyên bản. Đây là một hình thức lưu trú của du học sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới – trong đó có Việt Nam.
Khái niệm homestay ban đầu
Khi bản thân du học sinh không đủ năng lực về tài chính để sở hữu hoặc thuê nhà, cũng không hứng thú với chuyện tìm đến lưu trú tại ký túc xá ở khu vực gần trường. Homestay lúc này là giải pháp tổng hoà được mọi ưu điểm của cả hai phương án nói trên.
Homestay là hình thức mà các chủ nhà sẽ đăng ký với trường đại học. Để sử dụng và chia sẻ công năng ngôi nhà với các bạn du học sinh hoặc sinh viên không có điều kiện nhà ở.
Sinh viên có thể tuỳ chọn hoặc đến sống cùng với chủ nhà do nhà trường chỉ định trước. Tham gia sinh hoạt cùng với gia đình chủ nhà trong ăn uống, vui chơi cùng nhiều hoạt động khác chứ không dừng lại ở mối quan hệ chủ trọ – người thuê trọ đơn thuần.
Kinh doanh homestay của thời điểm hiện tại
Khi thị trường nghỉ dưỡng nói riêng và bất động sản nghỉ dưỡng nói chung đang dần chạm đến điểm bão hoà, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và lưu trú của rất nhiều người cũng đang dần dịch chuyển theo.
Bỏ qua những khu resort nghỉ dưỡng đắt đỏ hay khách sạn hạng sang. Kinh doanh homestay đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều chủ đầu tư kinh doanh lưu trú.
Khách du lịch cũng tìm đến các homestay nhiều hơn, với nhu cầu làm mới trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng của bản thân.
Tại Việt Nam, Đà Lạt vốn luôn được xem là chiếc nôi của kinh doanh homestay. Nhờ điều kiện địa lý và thời tiết lí tưởng, cùng với ưu thế từ lâu đã là điểm đến phổ biến hàng đầu của du lịch trong nước.
Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua tiềm năng kinh doanh homestay tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Bằng tính gắn liền với địa lý, khí hậu và văn hoá con người, kinh doanh homestay ở khu vực miền núi phía Bắc đã thật sự mang lại bộ mặt mới cho du lịch địa phương.
Có thể kể tên một số thương hiệu homestay được nhiều người biết đến như Nam Cang Riverside, Gem Valley Sapa hay Mộc Châu Arena Village.
Lợi thế dành cho chủ đầu tư kinh doanh homestay
Kinh doanh homestay tất nhiên là một câu chuyện rất khác so với mô hình khách sạn, nhà nghỉ hay nhà cho thuê truyền thống.
Kinh doanh homestay là mô hình có mức chi phí đầu tư ban đầu linh hoạt. Chỉ từ vài trăm hay thậm chí là vài chục triệu đồng, bất cứ ai cũng có thể ngay lập tức bắt tay vào kinh doanh homestay.
Đó là còn chưa kể đến việc, nền tảng của mô hình kinh doanh homestay lại đến từ chính ngôi nhà hoặc căn hộ bạn đang sở hữu. Trong tình huống kém khả thi nhất, chủ đầu tư vẫn có thể thuê lại nhà hoặc tiếp nhận sang nhượng từ các nhà đầu tư đi trước.
Rõ ràng là khi không cần đầu tư quá nhiều vào nguồn vốn, nguồn lực hay đặc biệt là đội ngũ nhân sự. Không quá khó hiểu khi kinh doanh homestay đã và đang trở thành mô hình khởi nghiệp lí tưởng cho rất nhiều bạn trẻ.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là một quốc gia sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng. Các nhà đầu tư du lịch và dịch vụ lưu trú sẽ không bị tác động tiêu cực quá nhiều, bởi sự thay đổi về nhu cầu của khách du lịch tuỳ theo điều kiện thời tiết và khí hậu trong năm.
Chẳng hạn như du khách phương Tây sẽ không bao giờ nghĩ đến việc, tìm đến lưu trú tại các quốc gia vùng vịnh trong những ngày hè đặc sệt cái nóng phả vào từ sa mạc.
Hoặc khi đã quá chán ngấy với những ô cửa sổ bám đầy tuyết ở phía sau nhà. Tìm đến vùng Siberia của Nga trong những ngày cuối năm, khi thời tiết xuống đến âm 50 độ C cũng không phải một ý tưởng hay.
Trong khi đó Việt Nam với đường bờ biển trải dài gần hết chiều dài đất nước ở phía Đông, là quốc gia khí hậu ôn hoà và sở hữu nhiều ưu điểm khí hậu của cả đới nóng và đới lạnh.
Đặc tính này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của bà con nông dân, khi thời tiết liên tục diễn biến khó lường kéo theo nhiều thiên tai tác động trực tiếp đến mùa màng.
Nhưng đồng thời khí hậu chính là yếu tố then chốt làm nên thành công của du lịch Việt. Biến đất nước hình chữ S trở thành quốc gia hằng năm, liên tục chào đón du khách trong và ngoài nước lên đến hàng chục triệu lượt.
Kinh doanh homestay giai đoạn hậu Covid 19
Không thể phủ nhận rằng, trước khi dịch Covid 19 xảy đến và bùng phát thì kinh doanh homestay chính là món hời cho nhiều nhà đầu tư trẻ. Nhiều chủ đầu tư hồ hởi chia sẻ rằng tỉ lệ kín phòng vào mùa cao điểm có thể đạt đến hơn 80%.
Nhưng dịch bệnh tìm đến trên phạm vi toàn cầu cũng kéo theo bức tranh ảm đạm của kinh doanh homestay. Tỉ lệ kín phòng nhiều tháng gần như bằng không, nhiều nhà đầu tư tìm đường “tháo chạy” bằng cách sang nhượng lại căn hộ giá thấp, thậm chí chỉ từ 0 đồng.
Tuy nhiên thất bại cho người này cũng chính là mở ra cơ hội cho người khác. Không riêng gì kinh doanh homestay hay dịch vụ lưu trú, đại dịch Covid 19 còn là thời cơ để thanh lọc lại thị trường và thử thách năng lực chủ đầu tư của hàng trăm lĩnh vực khác nhau.
Kinh doanh homestay tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế đến từ sự lỏng lẽo trong công tác quản lý. Mà nguyên nhân sâu xa đến từ chính năng lực chuyên môn của nhà đầu tư quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là các hộ gia đình với tính địa phương vẫn còn tương đối cao.
Như một câu nói đã truyền đi cảm hứng trên phạm vi toàn cầu của John Lennon – tay guitar vang danh một thời của The Beatles và đồng thời là nhà hoạt động hoà bình nổi tiếng: “Tất cả đến cuối cùng rồi cũng sẽ ổn thôi, nếu chưa ổn chứng tỏ đó chưa phải cuối cùng.”
Đại dịch Covid rồi sẽ có lúc gục ngã dưới sự phát triển và tiến bộ của y học nhân loại. Mở ra cơ hội phát triển mô hình kinh doanh homestay cho những chủ đầu tư có đầy đủ năng lực về nguồn vốn, tầm hiểu biết cũng như kinh nghiệm chuyên môn.
Trước mắt, đó chính là cơ hội thâu tóm nhiều chuỗi căn hộ homestay với mức giá không thể thấp hơn. Nhìn ra toàn cục, đó còn là cơ hội đa dạng hoá nguồn thu khi du lịch thật sự đã quay trở lại.
Khách du lịch cũng không còn ngần ngại trong việc chi tiền để tự thưởng cho bản thân, sau thời gian dài tích cóp và tự nhốt mình dưới tác động của tầng tầng lớp lớp các chỉ thị nhằm phòng chống dịch bệnh.
Lời kết
Kinh doanh homestay là một trong những mô hình chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch Covid. Nhưng như những gì Vũ đã chia sẻ ở trên, đây cũng là mô hình kinh doanh hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những chủ đầu tư thật sự có giàu năng lực quản lý.
Nguồn bài viết: https://vudigital.co/kinh-doanh-homestay-no-ro-nho-nam-bat-xu-huong-luu-tru-2021.html