Gen Z và Siêu vũ trụ ảo – Metaverse

Gen Z và Siêu vũ trụ ảo – Metaverse

Khái niệm Gen Z được dùng để chỉ những bạn trẻ sinh sau năm 1996 đang có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội hiện nay và được xem là hệ của thời đại số dù chỉ chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam. Tuy nhiên, khác với hình ảnh “tech-savvy” – hiểu biết về công nghệ, nghiên cứu của CGK về Gen Z đã chỉ ra một hiện tượng khác: “Sự phụ thuộc vào công nghệ” ở thế hệ này. 

Metaverse – Siêu vũ trụ ảo là gì?

“Metaverse là một tầm nhìn bao trùm nhiều công ty – toàn ngành công nghệ. Bạn có thể nghĩ nó như là sự kế thừa của Internet di động… Bạn có thể coi metaverse như một Internet hiện thân, nơi thay vì chỉ xem nội dung thì bạn ở trong đó. Và bạn cảm thấy như thể mình đang ở những nơi khác, có những trải nghiệm khác không có trên ứng dụng hoặc trang web 2D, chẳng hạn như khiêu vũ hoặc các loại hình thể dục khác nhau”, Mark Zuckerberg, CEO của mạng xã hội toàn cầu Facebook khái quát về siêu vũ trụ.

img_0

Bắt nguồn từ hành vi của thế hệ mới: Gen Z

Sinh ra khi Internet đã vào Việt Nam, vì thế nên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của Gen Z. Đồng thời, đây cũng được xem là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ. Trước bối cảnh ấy, sau nhiều nghiên cứu đã rút ra một số đặc điểm về Gen Z gồm: 

  • Thành thục và phụ thuộc vào công nghệ: Trong khi Gen Y được coi là “những người tiên phong về kỹ thuật số” thì Gen Z sinh ra trong một thế giới của sự đổi mới công nghệ đỉnh cao – nơi thông tin có thể truy cập ngay lập tức và mạng xã hội ngày càng phổ biến. Vì vậy, Gen Z có thể chủ động mở rộng kiến thức và học hỏi dựa trên lượng thông tin dồi dào trong tầm tay ấy. Tuy nhiên, một phần lớn thế hệ này đang dần trở nên quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và mất dần khả năng thực hiện các phương pháp thu thập thông tin truyền thống như đọc sách, khảo sát, giao tiếp. 
  • Có xu hướng tự chủ nhưng dễ bị cô lập: Gen Z có khát khao mạnh mẽ về khả năng độc lập, tự chủ bản thân, tự chủ tài chính. Họ bắt đầu công việc part-time ngay từ những ngày đầu học đại học để có khả năng trang trải cho cuộc sống. Một số khác chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp, tham gia vào công việc kinh doanh ngay từ rất sớm. Bởi vậy, thế hệ này dễ gặp những thách thức về sức khoẻ tinh thần do dành thời gian quá nhiều trên Internet và dành ít thời gian hơn để vun đắp các mối quan hệ có nghĩa. 
  • Có ý chí cạnh tranh quyết liệt: Khi gặp vấn đề, Gen Z thường có xu hướng muốn tìm ra câu trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, họ khát khao trở thành người giỏi nhất trong cộng đồng và mong có được sự công nhận của những người xung quanh. 
  • Có xu hướng chi tiêu để khẳng định bản thân: Về khía cạnh tiêu dùng, nhiều Gen Z chấp nhận thắt chặt các chi tiêu ăn uống thường ngày để có thể tận hưởng những món đồ xa xỉ, tham dự các buổi tiệc sang trọng. Họ coi trọng các sản phẩm được cá nhân hoá và bị thu hút bởi những thương hiệu có cùng quan điểm về các vấn đề cuộc sống. Dù vậy, tính thực dụng của Gen Z cũng mang yếu tố tích cực khi họ luôn chủ động nghiên cứu về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua. 
  • Quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội: Gen Z được xem là những người có hoạt động xã hội mạnh mẽ. Họ quan tâm về những vấn đề như: biến đổi khí hậu, môi trường, nạn đói, nạn phân biệt chủng tộc... và sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho những điều tiêu cực đang diễn ra xung quanh cuộc sống.

Nguồn: Medium

Gen Z mở ra tiềm năng cho vũ trụ công nghệ

Nghiên cứu về “State of Gen Z” chỉ ra có tới 95% Gen Z sở hữu điện thoại thông minh, 83% sở hữu máy tính xách tay, 78% sở hữu bảng điều khiển chơi game tiên tiến, 57% sở hữu máy tính để bàn. Với điều kiện này, rõ ràng các thương hiệu hoàn toàn có cơ hội lớn để tiếp cận Gen Z trên môi trường trực tuyến. 

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: 72% Gen Z truy cập internet chủ yếu để giải trí (video, ứng dụng, bảng tin...), 51% Gen Z phụ thuộc vào Internet để kết nối với người khác hàng ngày. Họ thích những nội dung có tính tương tác như livestream trên Facebook để được cùng bình luận và chia sẻ cảm xúc. Nếu so với thế hệ Millennials thì Gen Z có hành vi xem các nội dung trực tiếp trên điện thoại cao hơn. Theo báo cáo, thời gian họ dành để xem livestream cao nhất từ 6 giờ tối đến 2 giờ sáng, vì vậy đây sẽ là thời gian vàng cho các thương hiệu để kết hợp đưa quảng cáo thông qua hình thức livestream tiếp cận nhóm công chúng này. 

Ngoài ra, trước bối cảnh hiện nay, Gen Z cũng là thế hệ được tiếp xúc nhiều và bị thu hút mạnh mẽ bởi những hoạt động truyền thông có ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Thực tế ảo tăng cường (AR), Thực tế ảo (VR), Công nghệ Interactive (Interactive Website, Interactive Space, Interactive Livestream...), bởi đây chính là những công nghệ đang dẫn đầu xu hướng trên thị trường, không chỉ giúp mang đến những tương tác thú vị giữa thương hiệu và khách hàng mà còn có khả năng tạo nên nhiều cảm xúc tích cực trong quá trình trải nghiệm. 

Các thương hiệu cần nhanh tay nắm bắt thị hiếu của giới trẻ và đồng hành cùng họ nếu không muốn bị rớt khỏi vòng quay thay đổi.

Các campaign cho giới trẻ đi theo xu hướng Metaverse

1. Unseen AR – ARKit

Sử dụng công nghệ mới nổi của Apple ARKit – công nghệ AR cho phép theo dõi chính xác vị trí của thiết bị và tạo ra sự đắm chìm hoàn hảo của nội dung ảo trong không gian riêng tư, người dùng có cơ hội trải nghiệm một đấu trường kịch tính ngay trong phòng khách của mình sau đó ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trên ảnh cùng video để gây ấn tượng với bạn bè. 

Game AR - chơi mọi lúc, mọi nơi, đem zombies vào cuộc sống thực của bạn

Game AR – chơi mọi lúc, mọi nơi, đem zombies vào cuộc sống thực của bạn

Với cách chơi đơn giản lặp lại giữa loạt hành động tiêu diệt zombie và nhận phần thưởng nhưng vô cùng cuốn hút bởi đối thủ sau mỗi đợt đều đáng gờm, nguy hiểm hơn đợt trước. Nhờ đó, người chơi có thể tham gia thử thách nhiều lần để ngày càng đạt được những phần thưởng giá trị cùng những thành tích ấn tượng hơn.

2. Travis Scott’s Event – Fortnite

Năm 2020, COVID-19 bùng phát khiến mọi hoạt động diễn ra chủ yếu trong nhà, kể cả các hoạt động vui chơi giải trí. Do đó, Fortnite đã bắt tay với rapper Travis Scott tổ chức 1 sự kiện tương tác trong game có chủ đề “Astronomical – Chuyến du hành ngoài không gian”. Với sự hỗ trợ của công nghệ AR, trò chơi sinh tồn diễn ra trong không gian thực tế ảo mang màu sắc galaxy, vũ trụ kết hợp cùng nhạc rap chứa đựng giai điệu bắt tai đã kích thích trí tò mò, khám phá của người chơi trên toàn thế giới. Từ đó, thành công tạo ra các cuộc tranh luận, chia sẻ thú vị truyền tai nhau trong cộng đồng giới trẻ. 

Sân khấu ảo của Travis Scott

Chiến dịch đạt hiệu quả truyền thông bất ngờ và giúp Fortnite giành được nhiều giải thưởng lớn tại Liên hoan Sáng tạo Cannes Lions 2021, Clio Award 2020... Đồng thời, qua Astronomical, Fortnite cũng đã thành công làm mới trải nghiệm trong game của người chơi nhờ sự kết hợp khéo léo yếu tố âm nhạc và công nghệ, ngày càng củng cố được hình ảnh thương hiệu trên thị trường. 

Kết luận

Từ những đặc điểm của Gen Z cùng những case study trên, có thể thấy công nghệ đang ngày càng được ứng dụng phổ biến với những ý tưởng sáng tạo và đem lại nhiều kết quả bất ngờ cho thương hiệu. Vì vậy, chắc chắn khả năng ứng dụng công nghệ và nắm bắt xu hướng để tạo nên những chiến dịch/ hoạt động truyền thông thu hút sẽ là điểm mạnh của thương hiệu trong quá trình tiếp cận nhóm công chúng mục tiêu Gen Z ở tương lai sắp tới. 

VTT Creative là một creative agency chuyên tư vấn và triển khai các giải pháp công nghệ tương tác. Chúng tôi tự tin với khả năng tư vấn giải pháp công nghệ và kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ giúp các thương hiệu xây dựng và sáng tạo nên các chiến dịch truyền thông hiện đại, độc đáo và hiệu quả.