BEAN Survey: Khảo sát về nhận thức của người Việt Nam đối với đại dịch COVID-19

BEAN Survey: Khảo sát về nhận thức của người Việt Nam đối với đại dịch COVID-19

Sau 2 cuộc khảo sát đã thực hiện vào năm 2020, B&Company đã tiến hành thêm một cuộc khảo sát để tìm hiểu về nhận thức của người Việt Nam với đại dịch COVID-19 khi họ trải qua đợt dịch lần 4 này. Nhóm nghiên cứu tin rằng sẽ có những điều thay đổi khi mọi người hiểu rõ hơn về sự kiện chỉ có một lần trong đời và sau khi đã trải qua 1,5 năm sống chung với đại dịch.

Sau trường hợp nhiễm COVID-19 lần đầu được phát hiện vào tháng 1/2020, Việt Nam đứng trước đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Tại thời điểm này, cả thế giới cũng đang phải chiến đấu chống lại đại dịch lớn chưa từng có trước đó. Trong năm đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia trên thế giới vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương, mặc dù mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình thường mà Việt Nam đã đạt được vào trước năm 2020.

Tuy nhiên, khi cả thế giới đang trải qua nửa đầu năm thứ 2 của đại dịch với trạng thái “bình thường mới”, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề đã cố gắng thực hiện chiến dịch tiêm chủng mở rộng một cách nhanh chóng với hy vọng đạt được miễn dịch cộng đồng, sớm mang lại “trạng thái bình thường cũ” và quyền được tự do di chuyển cho mọi người, khôi phục lại hoạt động kinh tế xã hội.

Trong làn sóng đại dịch lần thứ 4 này, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn với sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm lây lan trong cộng đồng. Liệu rằng các loại vắc xin mới được phát triển có sớm phát huy tác dụng hay không? Liệu Việt Nam có thể đối phó với làn sóng khắc nghiệt này một cách hiệu quả như trước đây mà không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế hay không? Đây đều là những câu hỏi được đặt ra mà không có câu trả lời cụ thể vào thời điểm lịch sử này.

 

Sau 2 cuộc khảo sát đã thực hiện vào năm 2020, B&Company đã tiến hành thêm một cuộc khảo sát để tìm hiểu về nhận thức của người Việt Nam với đại dịch COVID-19 khi họ trải qua đợt dịch lần 4 này. Nhóm nghiên cứu tin rằng sẽ có những điều thay đổi khi mọi người hiểu rõ hơn về sự kiện chỉ có một lần trong đời và sau khi đã trải qua 1,5 năm sống chung với đại dịch.

Cả 3 lần khảo sát đều được thực hiện trên nền tảng khảo sát trực tuyến BEAN Survey của B&Company. 80% câu hỏi trong khảo sát được giữ nguyên để có thể so sánh sự thay đổi với các cuộc khảo sát trước. B&Company vẫn dự định tiếp tục theo dõi nghiên cứu này vì đại dịch vẫn đang diễn ra.

Dưới đây là một số kết quả từ khảo sát mới nhất được thực hiện vào 5/2021.

1. Cách mọi người cập nhật thông tin về đại dịch

  • TV & báo điện tử là những nguồn phổ biến nhất để cập nhật tin tức về COVID-19, đặc biệt là với nhóm lớn tuổi. Trong khi đó, mạng xã hội là kênh thông tin phổ biến hơn ở nhóm trẻ. Hầu hết mọi người xem được tin tức về COVID-19 một cách không chủ đích trên Facebook, Zalo hoặc thông qua truyền miệng, nhưng đây không phải là những nguồn đáng tin cậy phổ biến mà họ thường sử dụng để cập nhật.
  • Các nguồn chính thức như TV, trang web của Chính phủ, trang web của bệnh viện, báo giấy được đánh giá là những nguồn đáng tin cậy nhất.
  • Các trang mạng xã hội rất phổ biến, tuy nhiên độ tin cậy của nguồn này được đánh giá là thấp.
  •  Lượng tin giả và tin đồn về COVID-19 dường như giảm sau 1,5 năm xảy ra đại dịch. Vào năm thứ hai, khi việc tiêm chủng bắt đầu được triển khai, có rất nhiều tin đồn về chủ đề này.

2. Thay đổi về thói quen

  • Sau một năm xảy ra đại dịch, mọi người đã ý thức hơn và không còn dự trữ nhiều hàng hoá. Thông thường, phần lớn chỉ chuẩn bị đồ trong vòng 1 tuần hoặc ít hơn đối với các mặt hàng vệ sinh & y tế; và tối đa 2 tuần đối với đồ ăn và thức uống. Thực phẩm thực sự cần thiết và một số loại hàng hoá dễ tích trữ được lựa chọn nhiều nhất. Nhóm thu nhập cao dường như ít tích trữ hơn.
  • Làm việc tại nhà, đeo khẩu trang, tránh nơi công cộng đông người, giữ gìn vệ sinh như thường xuyên rửa tay… đã trở thành thói quen “bình thường mới”.

 

3. Nhận thức của người dân về chính sách và hành động của Chính phủ

  • 98% người tham gia khảo sát nói rằng họ tuân theo các hướng dẫn từ các tổ chức của họ. Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát vào tháng 5/2021, dường như có một số nghi ngờ đối với kế hoạch ứng phó của Chính phủ với tỷ lệ phần trăm người cho rằng “chính sách của chính phủ rất hiệu quả" đã giảm từ 69% xuống 35%.
  • Tuy nhiên, vẫn có 96% vẫn tin rằng nhìn chung các chính sách của chính phủ có hiệu quả.
  • Trong số các hành động ứng phó của Chính phủ đối với đại dịch, công tác tiêm chủng là hoạt động được cho cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

 

4. Đánh giá tình hình COVID-19 hiện tại và tương lai

  • 54% tin rằng đợt bùng phát COVID-19 sẽ kết thúc vào cuối năm 2021, có thể do kỳ vọng việc tiêm chủng đã được thực hiện tương đối vào thời điểm đó. Nhóm lớn tuổi hơn có vẻ suy nghĩ rằng đại dịch có thể kéo dài hơn.
  • Đa số mọi người được hỏi đều muốn được tiểm chủng vắc xin.

Về thông tin nghiên cứu:

Bài viết được tổng hợp, phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu chính thức, có uy tín:

  • Số liệu thống kê công khai từ các cơ quan, bộ ban ngành Nhà nước.
  • Khảo sát về nhận thức của người Việt Nam đối với đại dịch COVID-19 được thực hiện trên trang web BEANsurvey.vn. Dữ liệu trong bài thể hiện kết quả từ 315 đáp viên trên cả nước tham gia trả lời từ ngày 27/5/2021 đến ngày 4/6/2021.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập website: b-company.jp và beansurvey.vn

Nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan đến cuộc khảo sát hoặc yêu cầu khác, vui lòng liên hệ email: [email protected]