Decision Lab: Báo cáo thị trường ví điện tử tại Việt Nam
Công nghệ tài chính đã và đang trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Cụ thể hơn là thị trường ví điện tử với nhiều cạnh tranh trong việc phát triển số lượng giao dịch và tập người dùng.
Thị trường ví điện tử đầy tiềm năng vẫn còn rất nhiều điều chưa được khám phá. Vì thế, Decision Lab đã thực hiện một khảo sát để mô tả rõ hơn về thái độ và thói quen sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Sáu năm trước, thị trường ví điện tử chỉ có vỏn vẹn 5 nhà cung cấp. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhà cung cấp đã vượt quá 40. Việc số lượng ví điện tử trên thị trường gia tăng chóng mặt là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng đáng kể của thị trường này tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dù ý tưởng và nhu cầu sử dụng ví điện tử luôn hiện hữu, các đơn vị cung cấp ví điện tử vẫn đang tạo ra công thức thành công riêng cho mình. Một số ví tận dụng vị trí gia nhập thị trường sớm để hợp tác với các ứng dụng phổ biến và phát triển. Một số khác nhận được lợi ích từ việc hợp tác cùng các tổ chức tài chính.
Bối cảnh cho sự thành công của ví điện tử
Từng là phương thức thanh toán phổ biến nhất, Cash-on-delivery (COD) không còn được sử dụng rộng rãi nữa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Người sử dụng dần chuyển sang sử dụng những phương thức thanh toán online nhiều hơn, bao gồm những dịch vụ ngân hàng số cũng như ví điện tử. Hơn hết, ví điện tử là phương thức thanh toán được người dùng ưa chuộng nhất, cho thấy thị trường ví điện tử tiềm năng hơn bao giờ hết.
Hơn hai phần ba số người tiêu dùng sử dụng ví điện tử với mục đích hoàn thành giao dịch và thanh toán trực tuyến. Đáng chú ý hơn, khuyến mãi là lý do quan trọng thứ hai trong việc khuyến khích người dùng sử dụng ví điện tử. 61% người dùng sử dụng ví điện tử vì sự thuận tiện trong việc thanh toán của những ví này. Việc thấu hiểu nhu cầu của người dùng ví điện tử có thể giúp nhà cung cấp cải thiện tính năng thu hút người dùng và cạnh tranh.
Kết quả khảo sát của Decision Lab cũng chỉ ra rằng người dùng sử dụng ví điện tử với tần suất cao. Hơn hai phần ba người dùng Việt Nam sử dụng ví điện tử hàng tuần. 35% trong số đó sử dụng ví 3-5 lần trong tuần, và 30% sử dụng ví hằng ngày. Bên cạnh đó, 61% người dùng tại Việt Nam sỡ hữu ít nhất hai ví điện tử.
Vậy, liệu sự tăng trưởng trong tần suất sử dụng ví có phải là kết quả của việc giãn cách xã hội do dịch COVID-19? Điều này chỉ đúng với 6% người dùng có mong muốn sử dụng ví ít hơn trong tương lai. Ngược lại, 37% người dùng cho rằng họ sẽ giữ tần suất sử dụng ví điện tử như hiện tại. Trong khi đó, 57% người dùng cho rằng họ sẽ sử dụng ví điện tử nhiều hơn trong 6 tháng tới.
Những nhà cung cấp ví điện tử nổi bật nhất
Momo, ShopeePay (Airpay), và ZaloPay là những ví điện tử phổ biến nhất hiện nay dựa trên mức độ thâm nhập thị trường. Sự khác biệt của ba ví điện tử này khiến vị trí dẫn đầu của chúng trở nên thú vị hơn. Trong khi Momo là một ứng dụng ví điện tử độc lập, ZaloPay và ShopeePay lại là đối tác ví điện tử của những nền tảng nổi tiếng khác (Zalo và Shopee). Momo, với thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thị trường, giữ thế dẫn đầu so với hai đối thủ nếu xét về số lượng và sự ưa chuộng của người dùng. Bên cạnh đó, ShopeePay làm tốt việc khuyến khích người dùng giao dịch qua app hơn ZaloPay, dù không nổi tiếng bằng.
Những đặc điểm tạo nên sự khác biệt giữa những ví điện tử phổ biến
Sự thành công của Momo xuất phát từ những tính năng chính như giao dịch nhanh chóng và mạng lưới chấp nhận ví rộng lớn. Mặt khác, ShopeePay được sử dụng nhiều nhất do có nhiều khuyến mãi và tạo được sự thuận tiện khi thanh toán qua mạng. ZaloPay thì lại thành công trong việc sử dụng những đợt khuyến mãi lớn để thu hút người dùng. Đối với ViettelPay, giá trị thương hiệu Viettel là lý do chính để người dùng sử dụng ví.
Như vậy, không có quá nhiều điểm khác biệt giữa các ví điện tử phổ biến hiện nay. Người dùng đều thường sử dụng những ví này vì khuyến mãi và sự thuận tiện trong việc mua hàng online cũng như thanh toán hoá đơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể mong đợi rằng nhu cầu của người dùng sẽ ngày càng nâng cao, khiến các đơn vị cung cấp ví phải phát triển những tính năng vượt qua khỏi những tính năng thông thường. Với nhiều nhà cung cấp hơn gia nhập thị trường, chúng tôi tin rằng các đơn vị cung cấp ví điện tử phải có khả năng nhận biết tập khách hàng chình và giải quyết những vấn đề của họ.
Xem báo cáo đầy đủ tại đây.
Để biết thêm về bộ sản phẩm Nghiên cứu thị trường của Decision Lab, liên hệ tại [email protected].
* Nguồn: Decision Lab