7SAT: Những vấn đề mà nhãn hàng phải đối mặt khi làm Influencer Marketing theo lối mòn

7SAT: Những vấn đề mà nhãn hàng phải đối mặt khi làm Influencer Marketing theo lối mòn

Bạn sẽ phải đối mặt với 6 vấn đề sau đây, nếu vẫn còn đang thực hiện Influencer Marketing theo cách cũ. Vậy làm sao để giải quyết những “nỗi đau” này để có chiến dịch chuyên nghiệp và hiệu quả nhất? 

1. Chọn Influencer theo cảm tính

Cách làm truyền thống:

Sai lầm phổ biến nhất khi lựa chọn Influencer chính là chỉ dựa vào cảm tính cá nhân, tự nghĩ rằng họ phù hợp với chiến dịch. Một số agency còn “giới hạn” danh sách Influencer cung cấp cho nhãn hàng khi ưu tiên “gà nhà” mà không thường xuyên cập nhật những gương mặt mới.

Một sai lầm thường thấy nữa là chọn KOL dựa vào lượt follow, like, share... Đồng ý rằng, Influencer sở hữu lượng follow lớn sẽ giúp tiếp cận với nhiều người hơn và là một tiêu chí khá quan trọng để đánh giá tầm ảnh hưởng của họ. Tuy nhiên, những con số này vẫn có thể làm ảo được và không đảm bảo cho hiệu quả tiếp cận của chiến dịch.

Lượng follow, like, share, comment…của KOL không nên được xem là yếu tố duy nhất để chọn lựa Influencer cho chiến dịch.

Lượng follow, like, share, comment… của KOL không nên được xem là yếu tố duy nhất để chọn lựa Influencer cho chiến dịch

Mặt khác, dù Influencer có lượng follow cao nhưng người theo dõi họ có thể không phải là đối tượng khách hàng tiềm năng dành cho bạn. Những con số này chỉ có ý nghĩa khi chúng là thật và đúng với tệp khách hàng mà bạn đang hướng đến. Mục đích cuối cùng của bạn vẫn phải là thúc đẩy bán hàng và xây dựng lòng tin đối với người dùng tiềm năng.

Cách làm mới với platform:

Các đơn vị Influencer Platform tại Việt Nam đã sớm cho ra đời những nền tảng tìm kiếm Influencer tối ưu hơn. Với platform, bạn sẽ có nguồn thông tin chi tiết về Influencer như: các chỉ số phân tích demographics (độ tuổi, giới tính, khu vực), hiệu quả tương tác của Influencer (buzz, interaction…), danh sách KOL đa ngành nghề… Bạn có thể trải nghiệm thử ứng dụng Influencer Discovery từ 7SAT để phục vụ cho việc tìm kiếm Influencer.

2. Không đo đạc hiệu quả kịp thời

Cách làm truyền thống:

Thông thường, một chiến dịch Influencer Marketing chỉ được tổng hợp và báo cáo kết quả khi kết thúc. Tuy nhiên, là marketer vận hành, bạn sẽ có nhu cầu nắm được kết quả tức thời ở từng giai đoạn chiến dịch để dễ kiểm soát. 

Nếu làm việc cùng Influencer Agency thông thường, bạn sẽ phải mất thời gian để yêu cầu và chờ đợi phản hồi. Kết quả cũng sẽ không được đảm bảo vì hầu như các thống kê đều được điền thủ công mà không được tự động hoá.

Cách làm mới với platform:

Đối với platform, tất cả nguồn dữ liệu về chiến dịch đều được cập nhật liên tục và tự động. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể xem mọi thông tin, quá trình và kết quả chiến dịch một cách tức thời.

7SAT: Những vấn đề mà nhãn hàng phải đối mặt khi làm Influencer Marketing theo lối mòn

Các platform sẽ tối ưu chiến dịch với những báo cáo tức thời, mang đến nhiều giá trị hơn là một file Excel như khi làm việc cùng những agency truyền thống

3. Khó triển khai chiến dịch có số lượng Influencer lớn

Cách làm truyền thống:

Sẽ không có vấn đề gì nếu chiến dịch của bạn chỉ cần một vài KOL. Tuy nhiên, xu hướng ngày nay chính là thực hiện chiến dịch cùng hàng trăm Micro Influencer để có thể tạo độ phủ rộng lớn. 

Với số lượng người ảnh hưởng như thế, liệu bạn có thể tìm kiếm và thuyết phục hàng loạt Influencer tham gia chiến dịch? Và nếu nhờ đến các agency truyền thống, bạn sẽ mất thêm một khoảng thời gian nữa để chờ đợi họ tìm kiếm, tổng hợp và báo giá. Quy trình làm việc nhập nhằng qua trung gian khiến việc triển khai sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, tốn thêm chi phí và gặp nhiều khó khăn khi quản lý chiến dịch.

Cách làm mới với platform:

Sự phát triển các tính năng của platform cho phép bạn có thể trực tiếp tuyển các Influencer có mặt trên hệ thống (đặc biệt là Nano/ Micro Influencer), cung cấp danh sách các Influencer và tiết kiệm chi phí. Nếu không có đủ thời gian và nhân lực, đơn vị quản lý platform cũng có thể thay bạn làm điều này.

4. Dữ liệu dễ bị mất

Cách làm truyền thống:

Trong thời đại số hoá, dữ liệu được xem là “vàng”, nhưng phần lớn các nhãn hàng đều chưa tận dụng được nguồn tài nguyên này. Sau khi kết thúc chiến dịch, hầu như kết quả thu lại chỉ là những con số chi chít trong Excel. 

Bạn sẽ có được những gì từ những con số đó? Chúng có thực sự hữu ích cho những chiến dịch tiếp theo? Bạn đã chi hàng chục, hàng trăm, thậm chí là tiền tỷ để thực hiện một chiến dịch cùng Influencer, thế nên, bạn xứng đáng có được nhiều giá trị hơn là những con số.

Cách làm mới với platform:

Platform cung cấp những phân tích, thống kê kết quả khách quan được lưu trữ an toàn trên hệ thống. Dựa vào nguồn dữ liệu đã có, bạn có thể đánh giá và rút ra kinh nghiệm để lên kế hoạch chi tiết cho chiến dịch tiếp theo.

5. Không lắng nghe được phản hồi của khách hàng

Cách làm truyền thống:

Thực hiện một chiến dịch Influencer Marketing theo cách cũ, bạn thường chỉ nhận về những con số về lượng reach, like, share, engagement… Trong khi đó, nhu cầu biết được mức độ quan tâm và những phản hồi thực sự của khách hàng về sản phẩm (buzz) mới là thông tin hữu ích.

Để nắm được chúng một cách rõ nhất, bạn chỉ có thể thực hiện “tay chân” bằng cách click đọc từng dòng bình luận và tự thống kê lại. Nếu muốn sâu hơn, bạn phải tốn thêm một khoản tiền không nhỏ để nhờ đến các đơn vị chuyên về Social Listening thực hiện các đo đạc thống kê cụ thể. Như vậy, bạn phải tốn thêm một khoản phí lớn, chưa kể đến thời gian và công sức bỏ ra cho giai đoạn này.

Cách làm mới với platform:

Một số platform tại Việt Nam đã phát triển thành công tính năng phân tích hội thoại của chiến dịch (xuất phát từ những bình luận của người theo dõi), cung cấp tỷ lệ bình luận tích cực (positive buzz) hoặc tiêu cực (negative buzz), bình luận có liên quan đến nhãn hàng…

7SAT: Những vấn đề mà nhãn hàng phải đối mặt khi làm Influencer Marketing theo lối mòn

Platform có khả năng tự động cập nhật và phân loại bình luận từ người dùng, giúp nhãn hàng dễ ghi nhận và quản lý luồng dư luận tốt

6. Phát hiện các “điểm nóng truyền thông” chậm trễ

Cách làm truyền thống:

Quá trình diễn ra chiến dịch không thể tránh khỏi những ý kiến trái chiều, đặc biệt là những bình luận tiêu cực. Khi sự cố truyền thông xảy ra, nếu không kịp thời nhận ra và xử lý thì chiến dịch có thể mang lại tác dụng ngược. 

Bình luận tại các bài đăng từ Influencer cực kỳ khó kiểm soát nếu chỉ dựa vào sự quản lý của con người. Vậy nên, việc phát hiện “điểm nóng truyền thông” luôn phải được thực hiện tức thời để nhanh chóng có hướng giải quyết đúng đắn.

Cách làm mới với platform:

Với platform, người quản lý chiến dịch sẽ được gửi thông báo ngay lập tức nếu hệ thống phát hiện được các thảo luận gây ảnh hưởng đến thương hiệu.

7SAT – Influencer Platform đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và tạo ra những giải pháp mới cho chiến dịch Influencer Marketing. 

Nếu bạn đã và đang gặp phải bất kỳ nỗi đau nào, hãy liên hệ với 7SAT để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện chiến dịch Influencer Marketing ngay nhé!

* Nguồn: 7SAT