Phantom Keywords là gì? 4 bước triển khai kỹ thuật Phantom Keywords

Phantom Keywords là gì? 4 bước triển khai kỹ thuật Phantom Keywords

Với Phantom Keywords, bạn có thể thu về 60.000 organic traffic/năm. Vậy Phantom Keywords là gì? Vì sao nó có thể mang đến lượng organic traffic lớn như vậy cho website doanh nghiệp?

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình về Phantom Keywords. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý với bạn rằng: bài viết này rất dài. Bởi vì, tôi sẽ đề cập đến những điều quan trọng một cách chi tiết. Đầu tiên, hãy điểm qua các case study thành công của kỹ thuật này.

GTV SEO – Lĩnh vực Marketing

Trang web GTV SEO đã ngừng gắn backlink để đẩy bộ từ khoá “dịch vụ SEO TP.HCM” từ tháng 4/2017. Dù chỉ đi content thông thường nhưng rất nhiều Phantom Keywords đã lên top như: Backlink, Anchor text, Ahrefs là gì… Những từ khoá này cung cấp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về SEO. Từ đó, giúp định hình thương hiệu GTV không chỉ là đơn vị đào tạo SEO đáng tin cậy, mà còn trở thành 1 blog chuyên chia sẻ kiến thức về SEO website.

Kỹ thuật SEO giúp GTV tăng traffic - phantom keyword là gì

Hoàn thành việc SEO đã làm tăng traffic tự nhiên cho tên miền của website GTV SEO

Khách hàng kinh doanh thương mại điện tử, mặt hàng công nghệ

Bắt đầu ngừng làm SEO từ tháng 5/2017 nhưng trang web của khách hàng kinh doanh mặt hàng công nghệ này liên tục lớn mạnh với lượng traffic cho website đạt mức 28.754 traffic/tháng nhờ kỹ thuật Phantom Keywords.

phantom keywords

Khách hàng kinh doanh mặt hàng công nghệ của GTV SEO cũng tăng traffic đáng kể từ kỹ thuật Phantom Keyword

Khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp

GTV SEO bắt đầu nhận dự án này vào đầu tháng 7/2017. Chú trọng xây dựng content theo chiến lược Phantom Keyword, từ một trang web mới toanh có lượng traffic khá khiêm tốn, đến nay, website đã đạt được 5.513 traffic/tháng.

phantom keyword

Traffic đến trang web của khách hàng lĩnh vực nông nghiệp của GTV SEO cũng tăng đáng kể

Ngoài ra, một trong những người theo dõi kỹ thuật này và sau đó áp dụng theo những hướng dẫn SEO của GTV SEO cũng đã đạt được thành quả ấn tượng. Trong vòng 1 tháng từ ngày bắt tay vào tạo dựng, website đã có hơn 1.700 organic traffic/tháng. Con số này vẫn còn tiếp tục tăng trưởng đều đặn.

phantom keyword là gì

Case study áp dụng kỹ thuật Phantom Keywords của GTV SEO từ một thành viên của Group cộng đồng SEO

Vậy Phantom Keywords là gì? Vì sao nó có thể mang đến lượng organic traffic lớn như vậy cho website doanh nghiệp?

 

“Tất tần tật” về Phantom Keywords

Phantom Keywords là gì?

Phantom Keywords còn gọi là từ khoá bóng ma. Đây là từ khoá mà người dùng tìm kiếm trên Google, YouTube… nhưng rất ít thông tin được chia sẻ. Nếu sử dụng tốt Phantom Keywords, website của bạn sẽ lên top Google và mang lại lượng traffic đáng kể. Những từ khoá này đôi khi còn mang đến lợi nhuận, doanh thu cao hơn so với việc cứ tập trung triển khai các từ khoá dịch vụ, sản phẩm chính. 

Tuy nhiên, chỉ sử dụng từ khoá không thì chưa đủ, bạn phải SEO theo topic. Nghĩa là tối ưu SEO cho một nhóm các bài viết hoặc các trang được liên kết với nhau và tập trung vào một chủ đề nhất định, không phải tối ưu theo từng từ khoá. SEO theo topic giúp Googlebot và người dùng hiểu rõ thông tin và tăng tính chuyên môn cho trang web của bạn. Như vậy, chúng ta phải xác định được Phantom Topic từ Phantom Keywords mà bạn tìm được.

Phantom Keywords là gì? 4 bước triển khai kỹ thuật Phantom Keywords

Phantom Keyword là gì?

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật Phantom Keywords

Phantom Keywords sẽ là đáp án giải quyết 2 khúc mắc khi nghiên cứu từ khoá (Keyword Research):

  • Có bộ từ khoá nào mà người dùng vẫn tìm kiếm hàng ngày nhưng đối thủ bỏ quên hay không?
  • Có bộ từ khoá nào mà lượng tìm kiếm cao, ít cạnh tranh nhưng đối thủ chưa biết đến?

Vì đây là những từ khoá không ai để tâm đến, nên chỉ cần có 1 bài viết chứa Phantom Keywords. Sau khi Index (nếu cẩn thận, bạn có thể gắn backlink), bài của bạn có thể ngay lập tức lên top.

Tại sao Phantom Keywords lại có tiềm năng tăng traffic cho website?

Sự thật là:

  • 80% lượng traffic cho trang web thuộc về từ khoá thông tin để giải quyết vấn đề
  • 20% còn lại là từ khoá thương mại

Hay:

  • 80% từ khoá tìm kiếm là từ khoá dài và chỉ có 20% trong đó là từ khoá ngắn

Dựa trên 2 yếu tố then chốt (có lượng tìm kiếm nhưng ít người SEO) của Phantom Keywords, có thể tóm gọn lại như sau:

  • Tìm kiếm Phantom Keywords và tạo dựng content
  • Tối ưu bài viết để tăng sức mạnh
  • Triển khai backlink đẩy bài viết lên top

Theo đó, chậm nhất là sau 48 giờ bài viết của bạn sẽ có traffic. Tuy nhiên, làm tăng lưu lượng traffic đến website thôi là chưa đủ, Phantom Keywords còn giúp bạn trở thành một Authority Site.

Trở thành Authority Site với Phantom Keywords

Authority site là gì?

Để xây dựng Authority Site, bạn phải là người có sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh.

Authority Site thường có quy mô lớn với những nội dung phong phú, kéo về nhiều traffic, cũng như đạt được lượng doanh thu đáng kể. Authority Site khác với những Niche Site ở chỗ:

  • Niche Site: Hướng tới bộ máy tìm kiếm và được sử dụng để kiếm tiền trên quảng cáo.
  • Authority Site: Website chuyên sâu để cung cấp giá trị, tạo nội dung chất lượng nhằm tiếp cận người đọc. Đồng thời nó sẽ kiếm được tiền từ việc bán hàng hay giới thiệu sản phẩm có giá trị và độ tin cậy cao.

Lợi ích khi trở thành Authority Site?

  • Xây dựng một thương hiệu online uy tín, bền vững: Nhiều keyword xuất hiện trong top tìm kiếm của Google, thu hút nhiều lượng truy cập...
  • Có giá trị lớn hơn các Niche Site
  • Nâng cao kỹ năng Marketing trên truyền thông đa phương tiện: Từ việc xây dựng Authority Site, bạn sẽ có nhiều lợi thế khi lấn sân qua các kênh truyền thông khác như Facebook và Email Marketing.
  • Đem lại thu nhập thụ động: Khi có ý tưởng xây dựng Authority Site trong một thời gian dài thì lượng traffic cho trang web của bạn cũng có sự tăng lên theo từng ngày.

Phải làm gì để trở thành Authority Site?

Câu trả lời không quá khó, đó là sử dụng Phantom Keywords theo hướng triển khai của mô hình AIDA trong Marketing.

phantom keywords

Mô hình AIDA trong Marketing

Đây là mô hình quan trọng trong mọi hình thức tiếp thị quảng cáo, cũng như xây dựng thương hiệu và bán hàng. Nhớ rằng, trong từng bài viết khi triển khai bằng Phantom Keywords, chúng ta cần đảm bảo 4 yếu tố quan trọng:

  1. Thu hút sự chú ý ngay từ tiêu đề (Attention)
  2. Tạo ra sự thích thú với những nội dung giá trị (Interest)
  3. Vượt xa mong muốn của khách hàng (Desire): Tạo được sự thích thú trên trang web của bạn thôi là chưa đủ. Điều quan trọng là làm sao khiến sự thích thú ấy chuyển thành khao khát, để người dùng đọc tiếp các nội dung khác trên website, giữ chân họ trên website của bạn lâu nhất có thể.
  4. Biến mong muốn của khách hàng trở hành động (Action): Hành động ở đây có thể là việc khách hàng để lại thông tin, theo dõi Fanpage, đăng ký nhận quà hay cao nhất chính là mua hàng trên trang web của bạn. Sau đó là thu được đánh giá, bình luận tốt về sản phẩm/dịch vụ từ họ.

Mấu chốt ở đây là cung cấp thông tin giá trị và dần trở nên uy tín trong mắt người dùng. Một số bài viết tạo ra tiêu đề giật gân nhằm “câu view” nhưng nội dung lại mờ nhạt, kém hấp dẫn, hoặc tiêu đề một đằng, nội dung một nẻo thì chỉ có thể để người đọc click vào một lần và không bao giờ quay lại.

 

4 bước triển khai kỹ thuật Phantom Keywords

Với kỹ thuật mới, bạn có thể áp dụng trực tiếp trên Money Site hoặc biến nó thành cách để nuôi dưỡng sức mạnh của hệ thống vệ tinh PBN và SEO Backlink. Nếu nuôi càng lâu, PBN sẽ càng mạnh và tối ưu hoá sức mạnh link juice trỏ về Money Site.

Bạn có thể triển khai kỹ thuật Phantom Keywords theo quy trình 4 bước như sau:

Quy trình 4 bước triển khai phantom keyword

Bước 1: Tìm Phantom Keywords

#1. Tổng hợp toàn bộ từ khoá liên quan đến sản phẩm

Dưới đây là cách tìm kiếm Phantom Keywords nhanh chóng và hiệu quả mà tôi thường sử dụng:

  • Đầu tiên vào công cụ tìm kiếm từ khoá Ahrefs, sau đó nhập tên sản phẩm/dịch vụ của bạn, tôi lấy ví dụ là “máy lạnh”.
  • Click tìm kiếm và chọn mục Matching Terms để xem toàn bộ các từ khoá liên quan đến máy lạnh.

tìm phantom keyword

#2. Lọc danh sách theo độ khó keyword (KD), số lượng chữ tối thiểu của keyword (word count) và xuất file

  • Trở lại với Matching Terms, đầu tiên, bạn chọn KD bằng 0 (to = 0). Trong trường hợp website có uy tín, đã được triển khai SEO khá tốt thì bạn có thể nâng độ khó keyword lên cao hơn. Sau khi chọn độ khó, bạn nhấn Apply.
  • Tiếp theo, tôi sẽ điều chỉnh phần word count, ở đây khuyến khích chọn số lượng chữ là từ 3 (from = 3), sau đó chọn Apply.
  • Cuối cùng, bạn xuất file ra bằng cách chọn Export. 

lọc theo độ khó từ khóa

 

lọc theo số lượng chữ từ khóa

 

#3. Xoá các cột không cần thiết, lọc keyword theo SERP Features

Lúc này, bạn đã có một file tổng hợp toàn bộ các từ khoá có độ khó bằng 0 và số lượng chữ từ 3 trở lên. Để bảng tính dễ nhìn hơn, bạn có thể xoá các cột không cần thiết, chỉ để lại các cột: Keyword, Difficulty, Volume, SERP Features, Parent Topic.

  • Tại cột SERP Features, hãy chọn sắp xếp theo thứ tự là từ A đến Z (SERP Feature cho biết hình thức hiển thị kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm). Tôi thường xoá các hình thức Ads, chỉ lấy các phần có định dạng site links. Những từ khoá không có site links tôi sẽ xoá toàn bộ. Các từ khoá xoá đi này không giúp URL của bạn lên top.
  • Sau khi lọc xong, bạn có thể xóa luôn cột này đi.

lọc keyword theo serp featured

#4. Lọc keyword bị trùng lặp, lọc theo Sort and Filter

Tiếp theo, chúng ta sẽ xoá đi những từ khoá trùng lặp bằng cách chọn cột Keyword, chọn Data và chọn Remove Duplicate.

  • Tiến hành lọc Volume theo thứ tự từ cao xuống thấp bằng cách chọn cột Volume và sử dụng tính năng Sort and Filter theo thứ tự trên Excel. Sau khi đã sắp xếp xong, nếu xuất hiện những từ khoá không liên quan, chúng ta sẽ tiếp tục xoá chúng đi, chẳng hạn như: “nguyễn kim”, “điện máy xanh”…
  • Tiếp đến, chúng ta sẽ lọc theo bảng chữ cái ở cột Volume bằng cách sử dụng các tính năng của Sort and Filter và tiếp tục xóa đi những từ khoá không liên quan. Hãy nhìn thật kỹ các từ khoá bạn chọn để xoá tránh xoá nhầm những từ khóa Phantom.
  • Kiểm tra lại một lần nữa để xoá những từ khoá không liên quan.

 Như vậy là chúng ta đã có được một sheet tập hợp những Phantom Keywords.

lọc keyword bị duplicate

#5. Kiểm tra và nhóm Topic

Ở bước này, bạn cần nhóm các keyword có liên quan với nhau theo từng nhóm chi tiết. Mỗi nhóm sẽ có một nội dung riêng và phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Việc phân chia topic cụ thể như sau:

  • Gắn keyword topic cluster
  • Gắn các keyword vào các subtopic phù hợp

Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải triển khai tất cả các bài viết này, mà nên chọn lọc cái nào phù hợp với mình thôi.

#6. Xác định allintitle, lựa chọn topic có allintitle phù hợp

Sau khi đã phân nhóm topic, bạn sẽ tạo thêm cho mình một cột có tên gọi là allintitle. Nói một chút về allintitle, khi search trên Google theo cú pháp allintitle có nghĩa là bạn đang tìm tất cả những kết quả có title chứa một từ khoá nào đó.

Ví dụ, khi bạn gõ theo cú pháp “allintitle:từ khóa”, chẳng hạn: “allintitle:máy lạnh electrolux có tốt không”, có nghĩa là bạn đang muốn Google tìm xem ở trên internet hiện tại có bao nhiêu bài viết có title nói về từ khoá máy lạnh Electrolux có tốt không, lúc này Google sẽ trả về tất cả các bài viết đang có chứa tiêu đề là từ khóa này. 

Trong nhóm các từ khoá mà bạn đã phân theo topic trên, hãy lấy từ khoá có volume cao nhất để kiểm tra allintitle.

Chỉ số allintitle khi tối ưu, chẳng hạn như minh hoạ của tôi là 147 kết quả thì bạn thấy số lượng này khá ít và vì thế cơ hội lên top cho keyword là cực kỳ cao.

lựa chọn topic có allintitle phù hợp

Chỉ số allintitle để xác định đó có phải là Phantom Keywords hay không phải nhỏ hơn 500. Tuy nhiên, nếu website đã có uy tín trước đó, thì bạn có thể mở rộng lên 1.000, 2.000 thậm chí là 5.000 tuỳ theo sức mạnh website của bạn. Còn nếu chỉ mới triển khai thì tốt nhất nên lấy allintitle <500 hoặc <100 để tăng khả năng lên top.

#7. Xác định traffic ước tính 

Sau khi có được danh sách từ khoá Phantom Keywords đã nhóm theo topic rồi, tiếp theo bạn cần ước tính lượng truy cập (traffic ước tính). Để có thể xác định được traffic ước tính, đầu tiên bạn cần vào công cụ Ahrefs. Tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn. 

Cụ thể, tôi chọn từ khoá: “máy lạnh tiết kiệm điện tốt nhất hiện nay” bỏ vào công cụ Ahrefs, trong kết quả tìm kiếm này sẽ có danh sách top 10 cũng traffic như hình minh hoạ.

xác định traffic ước tính

Hãy lấy trung bình cộng traffic của top 5 website đầu tiên, lúc này bạn sẽ có được traffic ước tính tương đối của từ khoá này.

Trở lại với sheet lúc nãy, hãy tạo thêm một cột traffic ước tính và điền vào các số vừa tính được. 

Cuối cùng bạn chỉ cần triển khai bài viết theo topic là được.

Lưu ý: 

  • Bạn có thể xoá đi những từ khoá dị biệt. Cụ thể là những từ khoá không dấu, từ khoá vô nghĩa. Ví dụ, từ khoá dị biệt của máy massage là máy mát-xa.
  • Các số liệu trong các hình minh hoạ trên tôi đã thực hiện khá lâu nên có thể không đúng với thời điểm hiện tại.

Bước 2: Tính Keyword Golden Ratio

Keyword Golden Ratio là gì?

Keyword Golden Ratio hay còn gọi là tỷ lệ từ khoá vàng, được hiểu là tỷ lệ để quyết định bạn chọn keyword nào tốt nhất (Volume Search ổn, ít đối thủ cạnh tranh).

Nếu tìm kiếm được các từ khoá này và sản xuất nội dung dựa trên đó, bài viết của bạn sẽ nằm trong top tìm kiếm vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Chỉ số tỷ lệ từ khoá vàng được đánh giá cao bởi 4 lý do sau:

  • Giúp tăng lượng truy cập cho những trang web mới. 
  • Có tác dụng thu hẹp danh sách từ khoá và chọn ra những từ có lượng tìm kiếm cao. 
  • Đây là những dữ liệu được tính toán thủ công nên không được công khai trên các công cụ tìm kiếm.
  • Tránh được thuật toán “Sandbox” đầy bí ẩn.

Cách tính Keyword Golden Ratio

Keyword Golden Ratio (KGR) được tính theo công thức sau: 

KGR = Số lượng kết quả tìm kiếm trên Google chứa từ khoá chia cho số lượng tìm kiếm hằng tháng. 

Trong đó, yêu cầu bắt buộc số lượng tìm kiếm phải nhỏ hơn 250. Sau khi tính ra con số cụ thể, bạn sẽ bắt đầu so sánh tỷ lệ trên với 3 cấp độ như sau:

  • Tốt (<0,25)
  • Có thể có hiệu quả (0,25-1)
  • Không hiệu quả (>1)

Lời khuyên chân thành dành cho những newbie đó là hãy chọn những từ khoá có KGR <0,25 ngay từ đầu, để dễ dàng kiểm chứng độ hiệu quả.

Bước 3: Tối ưu Onpage & áp dụng cấu trúc Silo

 Đây là bước nâng cấp tiếp theo để có thể dễ dàng đưa Phantom Keyword lên top và thúc đẩy các từ khoá thương mại bạn đang muốn SEO.

#1. Tối ưu Onpage các bài viết

Trước đó tôi đã có 1 bài viết chi tiết về cách thức tối ưu Onpage. Bạn nên xem bài viết chi tiết nếu chưa đọc qua chúng. Nếu không có nhiều thời gian, thì hãy đảm bảo rằng bạn làm đủ theo các bước này:

  • Chèn từ khoá vào tiêu đề bài viết
  • Tối ưu URL: Hãy để từ khoá SEO chính của bạn vào URL.
  • Chèn từ khoá vào các thẻ Heading & Sub-Headings
  • Internal Link và Outbound Link: Liên kết nội bộ đến các bài viết cùng chủ đề và đi link tới 1, 2 website Authority khác cùng lĩnh vực.

Hãy chắc chắn rằng sau khi viết xong mỗi bài viết, bạn đều phải Submit URL đó lên Google ngay để bài viết có thể Index và nhanh chóng lấy thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm.

#2. Xây dựng Silo, tạo dựng chủ đề thống nhất dưới con mắt Google

Khái niệm cấu trúc Silo cũng không mới vì tôi cũng có chia sẻ khá kĩ trong bài viết trước. Nhưng khi áp dụng trong kỹ thuật này, bạn cần lưu ý:

Đầu tiên, hãy tìm ra ít nhất từ 4 đến 5 bộ Phantom tương ứng với 5 bài viết, đảm bảo rằng 5 bài viết này cùng liên quan đến 1 chủ đề lớn hơn. Ví dụ như hình bên dưới, tôi chọn ra 4 bộ Phantom nữa hỗ trợ cho từ khoá “máy massage mặt” là “cách massage mặt bằng đá lạnh”, “cách massage mặt bằng mật ong”, “lợi ích của massage mặt” và “massage mặt cho trẻ sơ sinh”.

Cấu trúc Silo - Phantom Keywword

Cấu trúc Silo cho Phantom Topic máy massage

Sau khi viết bài và tối ưu On-Page, tôi bắt đầu đi liên kết nội bộ các bài viết này đến chủ đề chính là “máy massage mặt” và liên kết qua lại giữa các bài viết Phantom với nhau. Do các bài viết Phantom rất dễ lên top, bạn sẽ có hàng loạt các Phantom lên top một cách nhanh chóng.

Công cụ tìm kiếm Google sẽ thấy rằng các Phantom này đều liên kết với từ khoá “máy massage mặt”. Thuật toán hiểu rằng từ “máy massage mặt” liên qua mật thiết với các từ đứng top và sẽ thúc đẩy nó lên luôn. Tương tự như vậy, từ “máy massage” cũng được dần dần lên top.

* Lưu ý: Hãy đi liên kết nội bộ 2 chiều cho những từ khoá bạn muốn đẩy. Mục đích để Google hiểu được sự liên quan, đồng thời phân bổ sức mạnh link juice đồng đều giữa các link.

Bước 4: Thiết lập hệ thống backlink tự động IFTTT

Nếu bạn là độc giả thân thuộc của GTV blog, thì IFTTT là gì cũng không phải là mới mẻ. Trong kỹ thuật này IFTTT đóng vai trò tạo ra nguồn backlink tham gia từ các trang mạng xã hội trỏ đến các bài viết Phantom.

Tôi đã làm 1 chuỗi các video hướng dẫn cách tự đăng bài lên mạng xã hội bằng IFTTT khá chi tiết. Khi triển khai thì bạn hãy xem chúng nhé.

Bản thống kê số giờ làm việc cần thực hiện cho kỹ thuật mới này

Phantom Keywords là gì? 4 bước triển khai kỹ thuật Phantom Keywords

Đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng cách nào?

Vậy làm thế nào để biết được bạn có chọn đúng bộ Phantom Keywords tốt ngay từ đầu hay không? Nếu chọn đúng, chắc chắn sau khi Submit Google, từ khoá của bạn sẽ xuất hiện trong top 10 đến 30 trong vòng 24-48 giở. Nếu không nằm trong top 30, thì có vẻ bạn chưa có sự lựa chọn tốt.

Tiếp theo, tôi sử dụng 2 công cụ để kiểm tra lưu lượng truy cập website và thứ hạng của từ khoá: Google Analytics và Webmaster Tool. Bạn thực sự cần dành thời gian để tìm hiểu cách sử dụng 2 công cụ này.

Nếu website tăng thứ hạng và tăng traffic tự nhiên mỗi ngày, đều đặn có nghĩa là bạn đã làm rất tốt. Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu ý rằng nếu kết quả không như mong đợi thì thông thường sẽ có 2 những nguyên nhân chính:

  • Website bị Google phạt
  • Nội dung chưa đủ chất lượng

Đến đây, bạn cần phải nghiên cứu lại các lỗi phạt và chất lượng bài viết của mình có đúng tiêu chuẩn của Google đang hướng đến cũng như yêu cẩu của người đọc hay không?

 

Những dự án được GTV SEO áp dụng kỹ thuật Phantom Keywords đến nay vẫn không ngừng tăng traffic. Và điều này cũng sẽ thành hiện thực cho website của bạn khi áp dụng chính xác những gì tôi đề cập trên đây.

Ngoài những cách trên, vẫn còn nhiều cách khác giúp tăng traffic cho website. Ví dụ như trao đổi view hay trao đổi traffic cho website (Traffic Exchange). Nhưng vì bài viết khá dài rồi nên tôi sẽ chia sẻ thêm về chúng ở những bài viết lần sau.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Phantom Keywords và các kỹ thuật Phantom Keywords tăng traffic cho website. Đặc biệt là biết cách sử dụng chúng vào việc SEO để kéo traffic cho website của bạn. Chúc bạn thành công.

* Nguồn: GTV SEO