Liên kết nội bộ - Mạch máu của SEO và hệ thống Content (PHẦN 1)
Nếu nói về trọng số của liên kết nội bộ, mình trước giờ vẫn luôn đánh giá rất cao yếu tố này, mình đã thấm khá đủ những ưu và nhược điểm mà liên kết nội bộ mang lại. Nó vừa mang lại hiệu quả SEO, vừa đóng góp vào chuyển đổi mà. Mình thấy về cơ bản chúng ta khá thoải mái trong việc làm liên kết nội bộ, với mình liên kết nội bộ cũng như mọi vấn đề khác, nếu chúng ta làm tốt, sẽ có hiệu quả, thậm chí là hiệu quả đáng kinh ngạc, và làm không tốt sẽ có kết quả ngược lại.
Dành cho nhiều người chưa rõ, liên kết nội bộ có 2 vai trò chính:
-
Điều hướng hành vi người dùng theo ý định của mình, có thể là về những trang bán hàng hoặc những trang tạo sự uy tín cho doanh nghiệp
-
Điều hướng Google Bot, vai trò này có rất nhiều điểm cụ thể hơn là giúp Google hiểu được chủ đề website, hiểu được mức độ quan trọng của các page và điều hướng dòng chảy Link Juice.
Như thế nào là một liên kết nội bộ tốt:
-
Liên quan chủ đề với bài được trỏ
-
Bài đặt liên kết nội bộ có traffic
-
Liên kết nội bộ cần được người dùng click
-
Bài đặt liên kết nội bộ cần có backlink
Tuy nhiên như thế nào là liên quan, như thế nào là đặt liên kết nội bộ ở bài có traffic,....mọi thứ không thật rõ ràng. Chính điều này làm cho quá trình chúng ta triển khai chi tiết có nhiều điều khiến dự án không lên nổi (bản thân mình đã ngẫm đủ trong mấy năm trước)
Liên kết nội bộ cần đúng, đủ, không cần nhiều, số lượng ít mà chất lượng vẫn sẽ tốt hơn
QUY TRÌNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT NỘI BỘ MÀ MÌNH ĐANG LÀM LÀ:
Bước 1: Vẽ được mô hình liên kết nội bộ: theo sản phẩm và sự phân cấp content)
Bước 2: Lên kế hoạch liên kết nội bộ: liên kết nội bộ sẽ được trỏ từ page A tới page B với Anchor Text là gì,.....phần này sử dụng Google bảng tính
Bước 3: Thực hiện
Bước 4: Kiểm soát, đo lường và tối ưu
Hầu hết anh em quan tâm mỗi bước 3, mà bước 3 nó xuất phát từ Bước 1 và 2 nên rất dễ sai là thế
Nếu mọi người đọc những bài content của mình, sẽ rõ mình có cấu trúc content gồm 4 loại đầy đủ là content doanh nghiệp, content sản phẩm/dịch vụ, content ngành (blog) và content social. Mỗi loại sẽ có vai trò riêng, vừa đảm bảo hiệu quả SEO, vẫn đảm bảo hiệu quả chuyển đổi khi SEO lên TOP.
Thường content sản phẩm/dịch vụ là big content của chủ đề, sẽ nhận lượng liên kết nội bộ gần như nhiều nhất để điều hướng người dùng và Googlebot về đó. Cụ thể hơn nữa, đó chính là sự phân tầng content để liên kết nội bộ phù hợp, giúp người dùng và bot hiểu đâu là content quan trọng hơn, làm cho sự rõ ràng về chủ đề của bạn cao hơn. (Hình ảnh bên dưới là ảnh Demo về ngành du lịch mà mình phân tầng để liên kết nội bộ cụ thể)
Một số nguyên tắc trong mô hình:
-
Content ngành sản phẩm mới được trỏ liên kết nội bộ về content landing page sản phẩm đó. Dĩ nhiên anchor text được ưu tiên ở đây là Anchor text từ khóa (cần đa dạng).
-
Trong mỗi loại content ngành của sản phẩm, sẽ có big content và small content, 2 loại này sẽ trỏ liên kết nội bộ tới nhau nhưng Big Content nhận được nhiều nhất. Nhiều trường hợp Big Content sẽ trùng với content Landing Page sản phẩm đó
-
Content toàn ngành và content social chỉ nên làm chức năng của nó là thu hút traffic để tăng trust cho website. Nên chỉ cần liên kết nội bộ tới nhau và cùng liên kết nội bộ về trang chủ, không nên liên kết nội bộ lên tầng trên. Nếu có thì ít thôi.
-
Đầu tiên của dự án, cần thực hiện đúng mô hình, đúng nguyên tắc chất lượng và liên quan trước, sau đó khi có traffic thì mới tối ưu thêm sau.
GIAI ĐOẠN THỰC THI LIÊN KẾT NỘI BỘ:
Giai đoạn 1 - Tạo trust.
-
Nếu Content ngang hàng với nhau thì nên sử dụng Anchor Text Title với nhau
-
Nếu như từ Content Ngành sản phẩm về Landing page sản phẩm, có thể sử dụng Anchor Text từ khoá ngay ban đầu.
Giai đoạn 2 - Thúc đẩy:
-
Kết thúc giai đoạn 1 là khi website đã có ít traffic, nhưng nhiều từ khóa nhận chưa đúng link, từ khóa chính chưa được thúc đẩy mạnh thì chuyển qua giai đoạn anchor text thúc đẩy là anchor text từ khoá. Điều này sẽ thúc đẩy Ranking mạnh và giúp cho hệ thống content ổn định (nhận đúng link, hiểu rõ ràng)
Giai đoạn 3 - Tối ưu trải nghiệm người dùng:
-
Sau khi website ổn định về cấu trúc, có người dùng truy cập, cần tối ưu liên kết nội bộ để người dùng dễ click vào link hơn nữa tạo hiệu quả chuyển đổi cho website.
Hai giai đoạn cách nhau 1-3 tháng tuỳ thực trạng website có traffic chưa và traffic như thế nào.
Kiến thức trên được lấy từ quy trình mà mình đang làm và mang hiệu quả thực tế, hiện mình đang xây 1 dự án mới và cũng áp dụng như trên. Chủ đề liên kết nội bộ này khá dài nên hôm nay mình chia sẻ từng này trước, nếu mọi người quan tâm có thể comment để mình tiếp tục bài số 2 về liên kết nội bộ chuyên sâu và chi tiết hơn.