Trò chơi con mực và bài học về nghiên cứu khách hàng (phần 1)
Bộ phim "Trò chơi con mực" đang khuynh đảo màn ảnh của biết bao khán giả trẻ trên nền tảng Netflix. Nội dung phim xoay quanh số phận của nam chính và 455 người chơi khác đang chịu cảnh khốn cùng của xã hội phải tham gia trò chơi để đoạt lấy cơ hội sở hữu giải thưởng lên đến 45,6 tỷ Won.
Hot là thế nhưng ít ai biết ẩn sau bộ phim, chúng ta có thể tìm ra được những bài học hữu ích về marketing, sau đây hãy cùng Ngốc và đội ngũ Kiến Thức Dạo.
Bài học đầu tiên có lẽ đến từ nghệ thuật nắm bắt được tâm lý khách hàng của các nhân vật tạo ra trò chơi
Ở tập 1 có phân cảnh 1 anh thanh niên mặc vest đang cố thuyết phụ ông chú Seong Gi Hun tham gia Trò chơi và nhận giải thưởng khủng, anh thanh niên đã đưa nhân vật chính của chúng ta từ tâm lý nghi ngờ sang tâm lý người chiến thắng khi sau nhiều lượt chơi thì khách hàng vớ được 1 món hời là 100.000 Won và cuối cùng là tâm lý thỏa hiệp.
Áp dụng nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng trong các chiến dịch marketing
Bản đồ hành trình khách hàng
Theo như bản đồ bên trên, giai đoạn Awareness (Nhận thức) đến giai đoạn Consideration (Xem xét) là giai đoạn mà khách hàng đang ở vùng tâm lý nghi ngờ nhiều nhất dành cho doanh nghiệp. Khi này, doanh nghiệp phải luôn luôn trong tư thế khách hàng thăm dò, tỏ thái độ, thậm chí là có những định kiến không hay về mình.
Thời điểm này là lúc mà doanh nghiệp cần thực hiện các chiến dịch chia sẻ lợi ích cho khách hàng, bắt đầu nhả những "món hời" ra để tạo dựng trong khách hàng tâm lý người chiến thắng (như ví dụ trên là trò chơi mồi "Đập hình ăn 100.000 Won".
Những món hời trên không những giúp doanh nghiệp thu phục được lòng tin, nó còn là một công cụ khá tốt để thu về những đóng góp chân thành từ phía khách hàng. Từ những góp ý đó, doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể hơn về insights khách hàng.
Một trong những cách để lấy thông tin và góp ý của khách hàng dành cho doanh nghiệp F&B hiệu quả đó là phát mẫu thử (đã được Ngốc và đội ngũ Kiến Thức Dạo đã trình bày qua bài viết: Ronaldo trở về mái nhà xưa và bài học về nắm bắt cơ hội trong kinh doanh của cả Manchester United và Adidas)
- Đối với những chiến dịch marketing dài hơi (6 tháng đến 1 năm - áp dụng cho các doanh nghiệp mới và các sản phẩm mới so với thị trường) doanh nghiệp nên lưu tâm ở 2 giai đoạn này là: blog, email, word of mouth và reviews.
- Đối với những chiến dịch marketing ngắn hạn (1-3 tháng - áp dụng cho các doanh nghiệp cần giải quyết những vấn đề trong ngắn hạn: hàng tồn kho, hàng không thể bảo quản lâu và cần bán nhanh,...) các hoạt động quảng cáo sẽ được đẩy mạnh hơn.
Thực tế thực hiện nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng cho công ty TP-Menswear
Điểm khó chiến dịch marketing cho công ty TP-Menswear
Thời điểm mà Big E Co. nhận dự án từ TP-Menswear là vào cuối những tháng mùa hè của miền Bắc và đang mùa khô của miền Nam việc tung các sản phẩm quần lửng trong giai đoạn đó là không hề phù hợp. Chính vì lý do đó, Big E Co. phải thực hiện 1 chiến dịch đó trong vòng 1 tháng
Bắt đầu thực hiện chiến dịch và áp dụng nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng
Bắt tay vào thực hiện, Big E Co. đã tặng quà cho 50 khách hàng may mắn đầu tiên những sản phẩm quần lửng của TP-Menswear để họ trải nghiệm chất lượng sản phẩm và gửi lại các feedback phù hợp về sản phẩm. Kết quả thực bất ngờ, bài viết không hề được Big E Co. quảng cáo nhưng vẫn nhận về trên 400 bình luận và trên 15.000 lượt tiếp cận.
Sau thành công của bài viết trên, Big E Co. bắt đầu những bài viết quảng cáo đánh đúng vào những tâm lý khách hàng đang cần về sản phẩm và đạt thành công rực rỡ trong các chiến dịch tiếp theo với việc hỗ trợ TP-Menswear bán hết số hàng tồn kho.
Bài viết được tổng hợp dữ kiện bởi đội ngũ Kiến Thức Dạo của Big E Co. - Người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp - Mang đến Giải Pháp Tăng Trưởng Số cho doanh nghiệp.
Bài viết trên Kênh Kiến Thức Dạo:
Website Big E Co.: https://www.bigeco.vn