Marketer ERA Content Marketing
ERA Content Marketing

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VÂN TAY

21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing cần phải đo lường

Khi nói đến vấn đề này, có hàng chục, thậm chí hàng trăm chỉ số bạn có thể theo dõi để xác định mức độ thành công của chiến dịch email marketing của mình. Vậy, bạn nên bắt đầu từ đâu? Làm thế nào để bạn biết số liệu nào là quan trọng để theo dõi?

Trước khi đi sâu vào phân tích các chỉ số quan trọng, bạn cần lưu ý rằng điều này phụ thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch cụ thể.

Làm cách nào để biết mình nên theo dõi chỉ số email marketing nào?

Mặc dù dưới đây là danh sách chung về các chỉ số email marketing phổ biến nhất mà các công ty đang sử dụng để theo dõi sự thành công của các chiến dịch của họ, hãy nhớ rằng khi mục tiêu của chiến dịch của bạn thay đổi, thì các chỉ số bạn đang theo dõi cũng vậy.

Sau đây chỉ là một số ví dụ về các chỉ số email marketing khác nhau mà bạn có thể theo dõi tùy theo mục tiêu của chiến dịch.

1. Tạo khách hàng mới

Hầu hết chúng ta thường sẽ đo lường những thứ như tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi… để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch email marketing trong việc thu hút người đăng ký đến gần hơn với việc mua hàng.

Nhưng… rất có thể khách hàng tiềm năng của bạn hiện tại chưa thật sự sẵn sàng hay có nhu cầu mua sản phẩm. Do đó, bạn có thể đo lường mức độ tương tác của khách hàng với những nội dung bổ ích giúp nâng cao sự hiểu biết của họ để đánh giá liệu chúng ta có đang làm một chiến dịch email marketing thành công hay không.

Bạn thậm chí có thể ưu tiên các chỉ số như tỷ lệ hủy đăng ký để biết rằng nội dung bạn đang xây dựng nhận được phản hồi như thế nào.

Việc đo lường xem chiến dịch có tạo khách hàng mới hay không có thể gây áp lực không nhỏ lên chiến dịch email marketing của bạn – những chiến dịch vốn dĩ hướng đến mục tiêu thúc đẩy mức độ tương tác với khách hàng thông qua nội dung đa dạng mà thôi.

2. Sở hữu khách hàng

Với mục tiêu này, bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào các chỉ số theo dõi hành vi mua hàng. Những thông tin như sức mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ mua…

Mặc dù bạn vẫn quan tâm và theo dõi những chỉ số như tỷ lệ mở email và tỷ lệ click (vì mọi người sẽ không mua nếu họ không nhìn thấy email của bạn) nhưng bạn vẫn nên tập trung hơn vào hành vi mua hàng để đo lường sự thành công của chiến dịch.

3. Tiếp thị khách hàng

Khi bạn đang chạy các chiến dịch marketing khách hàng qua email, bạn cần quan tâm hơn đến các chỉ số tương tác và tỷ lệ sử dụng thay vì chỉ quan tâm đến lượt click. Những chỉ số này sẽ cho bạn biết ảnh hưởng thực tế của chiến dịch email marketing của bạn.

Và sau đây chính là 21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing nên đo lường:

 

1. Tỷ lệ mở mail

Ưu tiên lớn nhất là làm sao để khách hàng mở email của bạn. Sau khi email được mở, bạn có thể đo lường trên các chỉ số khác như tỷ lệ click vào website hoặc tỷ lệ trả lời… – những điều chỉ diễn ra sau khi một email được mở.

Khi theo dõi chỉ số này, bạn sẽ đo lường được mức độ thu hút của tiêu đề mail bạn vừa gửi.

Tiêu đề email còn giúp bạn phân loại đối tượng người dùng và chủ đề. Từ đó bạn có thể phân phối đúng nội dung mà 1 nhóm đối tượng quan tâm hơn nhằm tăng tỷ lệ click mail.

Tỷ lệ mở email có thể được cải thiện bằng cách tạo các lời kêu gọi hành động (call to action) hấp dẫn, trực quan, khuyến khích người dùng truy cập trang web của bạn từ email của họ.

Vậy, tỷ lệ mở như thế nào mới là tốt?

21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing cần phải đo lường

2. Tỷ lệ mở mail trên thiết bị di động

Hiện nay, các thống kê đã cho thấy số lượng người dùng thiết bị di động đã lớn gấp ba lần so với sử dụng máy tính để bàn.

21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing cần phải đo lường

Vì vậy, nhắm vào những đối tượng này với email tốt, giao diện thân thiện với thiết bị di động sẽ cải thiện tỷ lệ click. Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng cho việc tối ưu hóa chiến dịch phải không nào?

Bạn có thể tối ưu email của mình để phù hợp hơn với thiết bị di động bằng cách sử dụng kích thước phông chữ lớn hơn, ít văn bản hơn, hình ảnh có dung lượng nhẹ, dễ load, không sử dụng các định dạng nặng như gif hoặc video… Ngoài ra, bạn cần lưu ý đặt tiêu đề ngắn gọn (<35 ký tự) thay vì 66 ký tự như tiêu đề các email đọc trên máy tính.

Cách cải thiện tỷ lệ mở mail

Một trong những cách giúp tăng tỉ lệ mở mail nhanh chóng nhất là: Sử dụng tên của người nhận. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tiêu đề có tên trong đó có khả năng được mở cao hơn 26%.

Thay vì tiêu đề email là “Bí quyết làm Email Marketing”, sao bạn không thử các tiêu đề khác như “Vân Tay Media gửi A (tên người nhận) bí quyết làm Email Marketing” bạn nhỉ?

Ngoài ra, bạn cũng nên thử nghiệm phương pháp A/B testing để xác định email nào có tỷ lệ mở tốt nhất. Danh sách khách hàng cần gửi mail của bạn là 500 người? Hãy chia họ thành 5 nhóm, mỗi nhóm 100 người và bắt đầu gửi 5 loại tiêu đề mail khác nhau cho 5 nhóm này. Sau đó bạn có thể đo lường được mẫu tiêu đề nào mang lại hiệu quả tốt hơn.

Liên tục thử nghiệm A/B testing email và so sánh tỷ lệ mở có thể giúp bạn hiểu hơn về các yếu tố thúc đẩy hành vi đọc mail của khách hàng.

3. Tổng số lần mở so với lần mở duy nhất

Bạn cần đo lường người nhận mail chỉ mở mail một lần duy nhất hay họ sẽ mở lại mail bạn gửi lần 2, lần 3, lần 4… Nếu người nhận mở nhiều hơn 1 lần, điều này chứng tỏ ở lần mở đầu tiên, họ có ấn tượng với nội dung trong mail nhưng chưa đủ thời gian để đọc hết tất cả nội dung được gửi.

Tổng số lần mở có thể cho thấy, email của bạn có nội dung quá dài, người nhận không thể đọc hết cùng một lúc. Họ cần nhiều thời gian hơn để đọc mail. Lúc này, bạn có thể tối ưu email bằng cách giản lược nội dung hoặc thay bằng hình ảnh minh hoạ chẳng hạn.

4. Thời điểm mở mail

Biết khi nào họ mở email của bạn có thể dẫn đến việc tăng đáng kể tỷ lệ mở mail. Bạn có thể điều chỉnh ngày giờ gửi mail phù hợp hơn với nhóm khách hàng của mình. Ví dụ, khách hàng có xu hướng đọc mail vào thứ hai đến thứ sáu nhiều hơn vào cuối tuần.

Ngoài ra, một người bình thường nhận được rất nhiều email. Bạn gửi mail vào giờ hành chính? Rất có thể mail của bạn được gửi cùng lúc với các email công việc quan trọng của họ. Và email của bạn sẽ bị đẩy xuống dưới, khách hàng sẽ không nhớ đến việc đọc email này nữa.

Đó là lý do tại sao bạn nên theo dõi thời điểm khách hàng mở email của bạn. Bạn phải gửi email đi vào thời điểm người nhận có nhiều khả năng sẽ kiểm tra mail. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng họ không bỏ lỡ email của bạn.

Ví dụ, nếu mọi người mở email của bạn vào lần gửi thứ tư (xảy ra vào buổi tối), bạn biết rằng việc gửi vào buổi tối có thể làm tăng tỷ lệ mở của bạn.

5. Tỷ lệ mail bị trả lại (Bounce rates)

Bounce rates thường được hiểu là tỷ lệ thoát khi người dùng truy cập website, fanpage…. Trong email marketing, bounce rates là tỷ lệ mail bị trả lại. Vậy tại sao chúng ta cần theo dõi tỷ lệ mail bị trả lại?

Nếu bạn gửi 100 mail nhưng đến 70 mail bị trả lại, email của bạn sẽ dễ bị đánh giá là thư rác. Khi bạn gửi cho những người khác, mail sẽ đi vào mục “spam”, người nhận không nhận được thông báo, dẫn đến tỷ lệ mở mail thấp hơn.

Khi một mail bị trả về người gửi, bạn sẽ nhận được thông báo lý do vì sao không thể gửi mail.

Bạn có thể sử dụng chẩn đoán này để xác định xem mail bị trả lại thuộc loại dễ hay khó gửi lại, có thể làm bất cứ điều gì để cải thiện tình hình hay không.

Thường có hai loại mail bị trả lại:

  • Mail bị trả lại nhưng dễ gửi lại được: Thường xảy ra do sự cố ở máy chủ người nhận.
  • Mail bị trả lại nhưng khó gửi lại được: Địa chỉ email không hợp lệ hoặc không tồn tại.

Nếu bạn không lọc danh sách email và xóa đi các địa chỉ email không hoạt động hoặc đã bị xóa, tỷ lệ mail bị trả lại của bạn sẽ cao.

6. Tỷ lệ tiếp cận

Làm cách nào để bạn xác định liệu email của bạn có được gửi đến danh sách khách hàng của mình hay không?

Những thứ bạn cần chú ý là tỷ lệ mail bị trả lại cao, đồng nghĩa với việc những địa chỉ không hợp lệ cần được xóa bỏ khỏi danh sách khách hàng cần gửi email.

Ngoài ra, tỷ lệ hủy đăng ký cao cũng cho thấy bạn chưa chọn đúng nhóm khách hàng để gửi mail.

7. Lượng click vào liên kết

Khi đánh giá hiệu quả của chiến dịch email marketing, chúng ta thường xem thật sự có bao nhiêu người nhận mail và click vào các liên kết có trong mail. Hãy thử thu hút người dùng nhấp vào trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và email của bạn sẽ có giá trị thực sự.

8. Tỷ lệ click

Tỷ lệ click (CTR) của các chiến dịch email marketing biểu thị phần trăm số người đã click vào một liên kết trong email của bạn trong số những người đã mở email.

Nếu một người nhận mail truy cập một liên kết trong mail, xem như bạn đã thành công một . Tiếp theo, bạn phải thuyết phục họ trên một trang khác để họ mua hàng hoặc hoàn thành một số mục tiêu khác như điền form thông tin chẳng hạn.

Tỷ lệ click trung bình cho email là 7,77%.

CTR của bạn là cánh cửa dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi – càng nhiều người click vào, bạn càng có cơ hội khiến họ thực hiện hành động mà bạn mong muốn.

Hơn nữa, mọi email tốt cần có một mục tiêu cụ thể, ví dụ như bán hàng, hướng người dùng truy cập vào website… Những mục tiêu này phải bao gồm lời kêu gọi hành động.

Nếu người dùng không click vào lời kêu gọi hành động của bạn, rất có thể đã có vấn đề ở phần nội dung, thiết kế, lời kêu gọi hành động hoặc cả ba.

9. Hủy đăng ký

Nếu bạn có tỷ lệ người hủy đăng ký nhận mail cao, bạn cần tìm hiểu xem vấn đề gì đang xảy ra.

Ví dụ: Bạn thử thay đổi văn phong trong mail và điều này dẫn đến một lượng lớn người hủy đăng ký. Điều đó cho bạn biết rằng bạn nên quay về cách viết cũ thay vì tiếp tục sử dụng văn phong này.

Nhưng, không phải lúc nào có người hủy đăng ký cũng là dấu hiệu để bạn thay đổi các chiến lược đang áp dụng của mình. Nếu bạn thường xuyên theo dõi các lượt hủy đăng ký, bạn sẽ biết tỷ lệ hủy đăng ký bình thường hàng tháng và sau các chiến dịch email marketing là bao nhiêu.

Nếu số lượng tăng lên đáng kể thì mới là lúc bạn cần phải lo lắng!

Hơn nữa, việc theo dõi những người hủy đăng ký có thể là một số liệu tốt vì nó cũng chỉ ra rằng bạn đang chọn lọc lại danh sách người đăng ký của mình. Sẽ tốt hơn nếu có một số ít người đăng ký siêu tương tác hơn là hàng nghìn người không quá bận tâm về việc nhận email của bạn.

10. Tỷ lệ hủy đăng ký trên mỗi email

Bằng cách theo dõi tỷ lệ hủy đăng ký trên mỗi email, bạn sẽ ngay lập tức nhận thức được bất kỳ sự mất mát nào về người đăng ký, cho phép bạn phản ứng nhanh để tránh bị mất thêm. Bạn cần nhớ rằng việc giữ chân người đăng ký hiện tại dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với việc thu hút những người đăng ký mới.

11. Người đăng ký so với Người hủy đăng ký

Tất nhiên, càng thu hút được nhiều người đăng ký mới càng tốt. Nhưng chúng ta cũng cần so sánh con số đó với tỷ lệ người hủy đăng ký nhận email. Đây là phản hồi quan trọng để hiểu được mức độ hiệu quả của nỗ lực nhắn tin và giữ chân người đăng ký của chúng ta với mục đích là giữ họ tương tác.

12. Tỷ lệ chuyển đổi

Tuy nhiên, đừng rơi vào bẫy khi nghĩ rằng chuyển đổi có nghĩa là mua hàng và tạo ra lợi nhuận. Chuyển đổi có thể bao gồm việc click vào liên kết trong email và mua hàng hoặc điền vào biểu mẫu.

Điều quan trọng là bạn phải biết, bạn mong muốn người nhận mail sẽ làm gì tiếp theo sau khi đọc mail.

Vì vậy, làm cách nào để theo dõi chính xác các lượt chuyển đổi xảy ra trên trang web của bạn được bắt nguồn email mà bạn gửi?

Bạn có thể theo dõi thông qua các thông số UTM để biết những gì mọi người đang làm trên trang web của bạn sau khi họ mở email của bạn và nhấp vào link.

Gửi những email trông đẹp mắt nhưng không chuyển đổi được chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Kiểm tra xem bạn đã nhận được bao nhiêu đơn đặt hàng, cuộc gọi hoặc khách hàng tiềm năng từ một chiến dịch email marketing và bạn sẽ biết chiến dịch nào thực sự đáng để nỗ lực.

13. Tỷ lệ mua hàng

Tỷ lệ mua hàng hơi khác so với tỷ lệ chuyển đổi đơn giản, bởi vì bạn không chỉ cố gắng thu hút người đăng ký click vào liên kết, đọc blog hoặc chia sẻ một coupon.

Chỉ số này đo lường tỷ lệ phần trăm những người thực sự mua hàng thông qua chiến dịch đó, biến nó trở thành KPI kiếm ra tiền thực sự.

21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing cần phải đo lường

Mạng xã hội? Quảng cáo? Tất cả đều không là gì so với email marketing trong cuộc chơi này! Theo dõi tỷ lệ mua hàng sẽ giúp bạn biết được thật sự mình có “làm ra trò” với các chiến dịch email marketing của mình hay không.

14. Lợi nhuận

Chúng ta thường nghĩ việc email là miễn phí. Nhưng thật nguy hiểm nếu bỏ qua các chi phí liên quan đến việc xây dựng và duy trì danh sách email của bạn như chi phí cho nhân sự soạn mail, thời gian team marketing sắp xếp danh sách khách hàng theo các nhóm để gửi mail…

Tất cả cộng lại đều là chi phí. Đó là lý do tại sao chúng ta theo dõi tất cả các khoản lãi và lỗ từ mỗi chiến dịch email marketing của mình!

Khi đo lường những chiến dịch như tạo khách hàng tiềm năng hoặc mức độ tương tác, bạn cần phải đưa ra những con số cụ thể về chi phí so với lợi nhuận để đánh giá độ hiệu quả của chiến dịch.

15. Doanh thu trên mỗi email được mở

Bạn có thể kiểm tra loại email nào đang tạo ra nhiều chuyển đổi nhất (và nhân rộng nó) bằng cách theo dõi doanh thu trên mỗi email được mở.

Đây là cách tối ưu để theo dõi lợi nhuận đầu tư của các chiến dịch email marketing của bạn. Ngoài ra, chỉ số này cho phép bạn hiểu rõ hơn mỗi chiến dịch email đang hoạt động như thế nào và cần tối ưu hóa nội dung ở đâu.

16. Doanh thu trên mỗi người đăng ký

Hãy xem mỗi người đăng ký nhận email từ bạn tạo ra bao nhiêu doanh thu.

Thống kê cụ thể này sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích cho các hoạt động khác ngoài email marketing, như biểu mẫu thu hút khách hàng tiềm năng trên web, content marketing ở các trang web…

Bạn có thể đặt tên cho số liệu này là giá trị lâu dài của người đăng ký: Đó là tổng giá trị doanh thu, có thể là từ quảng cáo, từ việc bán sản phẩm, bán hàng qua các đơn vị liên kết, hoặc từ truyền thông… Hiểu giá trị lâu dài của người đăng ký nhận mail sẽ giúp bạn đo lường mức đóng góp vào lợi nhuận của email đó.

17. Thời gian xem email

Tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) bạn đang sử dụng, bạn có thể được cung cấp các số liệu phân tích cụ thể như lượng thời gian người đăng ký thực sự dành để xem email của bạn.

Cách doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng ESPs nào nhiều nhất? Các kết quả theo thứ tự là:

  • MailChimp
  • HubSpot
  • Constant Contact
  • SendGrid
  • Drip
  • Intercom
  • Campaign Monitor
  • Marketo
  • SharpSpring
  • AWeber
  • Vertical Response
  • Drift

Khi đo lường thời gian xem email, con số này được chia thành ba loại:

21 chỉ số mà mọi chiến dịch email marketing cần phải đo lường

Giữ cho tỷ lệ người nhận đọc lướt và nhìn thoáng qua dưới 25% là một tiêu chuẩn tốt để bắt đầu, nhưng điều này có thể thay đổi tùy theo loại email bạn đang gửi.

Nếu nhìn vào tỷ lệ mở có thể thấy chất lượng của tiêu đề email thì thời gian người nhận mail dành ra để đọc mail của bạn sẽ cho bạn biết liệu nội dung trong email có thật sự hấp dẫn hay không.

18. Người dùng đang hoạt động

Thông thường, nếu tỷ lệ mở email là 20% thì mọi người trong danh sách của bạn sẽ mở một trong số năm email bạn gửi. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Chúng ta sẽ có những đối tượng email chủ động, thụ động và không hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều đối xử với họ như nhau.

Nếu không làm như vậy, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng địa chỉ email của mình. Theo thời gian, thậm chí bạn có thể không tiếp cận được những người muốn nhận thông tin từ mình.

Để tính đối tượng hoạt động của mình, bạn lấy tổng số người đã mở hoặc click vào ít nhất một email trong một khoảng thời gian cụ thể (có thể là một tháng) và chia số này cho tổng số bạn đã gửi email đến trong khung thời gian đó.

Ví dụ, trong tháng 12, bạn gửi email chúc mừng Giáng sinh cho 1000 khách hàng. Có 400 người mở email của bạn. Vậy tỷ lệ đối tượng đang hoạt động là 40%.

Nếu trung bình, đối tượng đang hoạt động của bạn giảm xuống dưới 25%, bạn nên nỗ lực hơn vào chiến lược phân khúc khách hàng của mình và trước tiên hãy loại bỏ những đối tượng không hoạt động.

19. Tỷ lệ trả lời nhiệt tình

Nhìn vào tỷ lệ mở của bạn là + 40% có thể khiến bạn cảm thấy hài lòng, nhưng chúng không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của bạn và không trực tiếp mang lại bất kỳ doanh thu nào.

Vì lý do đó, không nên gửi các email ngẫu nhiên cho đến khi bạn có thể tự tin nói có cho những câu hỏi này: “Thông điệp của tôi có sức ảnh hưởng với khán giả này không? Tôi có nhận được khách hàng tiềm năng mà tôi muốn từ chiến dịch này không?”

Đối với hầu hết các chiến dịch, bạn nên đặt mục tiêu đạt tỷ lệ trả lời nhiệt tình là 5-6% đối với các email ngẫu nhiên. Đó là một mục tiêu có thể đạt được giúp các chiến dịch đáng để chạy.

20. Điểm spam

Điểm spam là số liệu mà những ai làm email marketing nên kiểm tra trước khi gửi chiến dịch email bởi vì nếu thư của bạn đi vào hộp thư rác thì tất cả các số liệu khác sẽ không có ích gì để theo dõi.

Điểm chuẩn ở đây ít nhất là điểm spam 8 trên 10. Bạn có thể tìm thấy điểm spam của email của mình bằng cách sử dụng các công cụ spam checker như GlockApps.

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ email sẽ cho phép người dùng đánh dấu là thư rác (bạn có thể kiểm tra bằng Google Postmaster). Điều này khiến email từ tài khoản đó khó lọt qua bộ lọc spam của các nhà cung cấp email khác nhau.

Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng giữ cho các trường hợp báo cáo là spam dưới 5% tổng số email mà bạn gửi.

Rõ ràng là luôn có tỷ lệ người đánh dấu email của bạn là Spam, bất kể họ có đọc nó hay không nhưng những trường hợp dưới con số này sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì.

21. Ứng dụng email

Bạn có biết người đăng ký của bạn đang sử dụng chương trình nào để quản lý hộp thư đến của họ không? Outlook hay Gmail?

Nếu bạn có thể biết những ứng dụng email phổ biến nhất mà người nhận của bạn đang sử dụng để mở và tương tác với email của bạn, bạn có thể tạo các giao diện hiển thị phù hợp cho họ.

Ví dụ, Outlook được biết đến là một trong những ứng dụng mail khó tối ưu hóa nhất. Nó có các bộ lọc kinh doanh/bảo mật chặt chẽ hơn so với các ứng dụng email khác như Gmail. Ngoài ra, hình ảnh thường không mở trừ khi bạn cho phép chúng hiển thị.

Và nếu bạn thấy rằng các liên hệ của mình chủ yếu sử dụng Outlook, bạn biết rằng bạn cần tập trung tối ưu email của mình bằng cách tạo giao diện phù hợp với Outlook, hạn chế sử dụng hình ảnh vì hình ảnh trên Outlook ít được mở ra xem hơn…

Kết luận

Bạn đã có danh sách các KPI mà bạn sẽ theo dõi cho chiến dịch email marketing của mình chưa?

Chọn những chỉ số cho thấy chiến dịch email của bạn đang có sức ảnh hưởng với người đăng ký (như tỷ lệ mở và CTR) và các chỉ số phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp bạn (như tỷ lệ chuyển đổi hoặc tỷ lệ mua hàng).

Sau đó, kết nối nền tảng của bạn với Databox, tạo bảng dữ liệu mới và kéo các chỉ số bạn đã chọn vào trang tổng quan của mình.

Đó là cách dễ nhất để xem tất cả các chỉ số quan trọng nhất của bạn ở một nơi.

Nguồn: Tổng hợp và lược dịch từ Databox