Marketer ERA Content Marketing
ERA Content Marketing

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VÂN TAY

10 chỉ số KPIs đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing

10 chỉ số KPIs đánh giá hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing

Có đến 92% marketer tin rằng, Influencer Marketing là một hình thức marketing hiệu quả (theo Influencer Marketing Hub, 2018). Thế nhưng, hiệu quả này được đánh giá qua những số liệu cụ thể nào? Khi thực hiện các chiến dịch marketing có influencer, làm sao để biết chiến dịch của mình có hiệu quả hay không?

Influencer Marketing là gì? Hiệu quả ra sao?

Influencer Marketing là một hình thức marketing hợp tác với những influencer để họ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh mạng xã hội.

Khi được hỏi Influencer Marketing có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp (hoặc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp), có 55,6% người tham gia khảo sát trả lời “mang lại hiệu quả tốt”; 37,8% ý kiến đưa ra “mang lại hiệu quả ít” và chỉ 6,7% nói “không có hiệu quả”.

Vậy, điều gì đã khiến Influencer Marketing trở thành một kênh truyền thông hiệu quả?

Influencer Marketing là một hình thức marketing hợp tác với những influencer để họ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh mạng xã hội.

Influencer là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Khách hàng thích, biết và tin tưởng họ nên có khả năng bị thuyết phục để quan tâm và mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ điều này, marketer có thể xem những số liệu dưới đây:

  • 49% người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm từ gợi ý sử dụng hoặc mua hàng của influencer.
  • 40% người sử dụng máy tính đều lựa chọn tắt khi quảng cáo xuất hiện nhưng lại không bỏ qua những influencer quảng cáo sản phẩm trên các trang mạng xã hội.

Và khi một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau thì việc hợp tác với nhiều influencer sẽ giúp lan toả nhận diện thương hiện.

Những chỉ số KPIs cần lưu ý khi triển khai Influencer Marketing

Lợi nhuận đầu tư (ROI)

Lấy tổng doanh thu có được trừ chi phí đầu tư ban đầu cho chiến dịch marketing có influencer, bạn nhận được khoản lợi nhuận như thế nào?

Nếu giá trị ROI dương, marketer hoàn toàn có thể chạy một chiến dịch khác tương tự. Ngược lại, với giá trị ROI âm, hãy phân tích xem trong chiến dịch lần này, những yếu tố nào đã hoạt động hiệu quả và những yếu tố nào thì chưa. Bạn có thể phân tích chi tiết bằng cách trả lời những câu hỏi như: đã nhận được bao nhiêu traffic, đã tạo ra bao nhiêu khách hàng tiềm năng và doanh số là bao nhiêu? Sau đó, tối ưu các yếu tố chưa mang lại hiệu quả và bắt đầu chạy một chiến dịch khác.

Sự chuyển đổi (Conversions)

Influencer thường có tác động đến ý định mua hàng của người dùng. Thay vì chỉ quan tâm đến một vài số liệu cơ bản như phạm vi tiếp cận hay mức độ tương tác, bạn có thể theo dõi toàn bộ quá trình mua sắm của khách hàng để đo lường mức độ ảnh hưởng của influencer đối với doanh nghiệp. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra xem có bao nhiêu người điền form đăng ký trải nghiệm sản phẩm và nhập mã code của influencer…

Trường hợp không bán sản phẩm trên trang web, bạn có thể chọn cách sử dụng UTM tags, mã giảm giá, landing page dành riêng cho chiến dịch và mô hình affiliate link (các link phân phối) để đo lường chuyển đổi đang nhắm tới. Những yếu tố có thể đo lường là tải xuống, đăng ký mới, bán hàng hoặc bất cứ điều gì khác liên quan đến chuyển đổi mục tiêu.

Bằng cách này, bạn có thể theo dõi nguồn traffic và xác định cách mỗi chiến dịch của influencer đang chuyển đổi và sau đó đo lường giá trị cho chiến dịch.

Nguồn: Freepik

Chi phí tính trên mỗi lượt click

Chi phí mỗi lượt click – CPC (Cost Per Click) được tính dựa trên tổng số tiền phải trả cho influencer / số lượng click vào website thông qua các bài giới thiệu từ influencer trong một khoảng thời gian nhất định.

Để đo lường chính xác con số này, bạn có thể gắn UTM tags cho link mà influencer chia sẻ. Ví dụ, nếu chiến dịch Influencer Marketing thực hiện trong 1 tháng, số tiền bạn cần chi trả cho influencer là 10.000.000 VNĐ. Trong tháng đó, có 250 lượt click vào website thông qua link mà influencer đã chia sẻ. Như vậy CPC sẽ là 10.000.000 / 250 = 40.000 VNĐ.

CPC cho phép xem nhanh mức độ ảnh hưởng khác nhau của những influencer và khán giả của họ hành động như thế nào trong suốt chiến dịch.

Tỷ lệ click

Ngoài CPC, bạn nên theo dõi tỷ lệ click chuột (CTR – Click Through Rate) của các chiến dịch marketing có sự tham gia của influencer. Vì, trong thời đại ngày nay, người tiêu dùng thường bị thu hút mạnh bởi các quảng cáo và chiến dịch marketing mà ở đó họ bị thúc đẩy mua hàng từ một người nào đó thông qua các phương thức tiếp cận khác nhau. CTR sẽ giúp bạn xác định có bao nhiêu người thực sự click vào thương hiệu từ quảng cáo có kết hợp với influencer. 

Chỉ nhìn vào mức độ tương tác hoặc số lượng người theo dõi là không đủ vì người tiêu dùng có thể không nhận ra đó là thương hiệu mà bạn đang quảng cáo.

Lượng truy cập vào website thông qua backlink từ website khác

Bạn có thể có một page được xây dựng với mục đích thu hút khách hàng được tối ưu hoá. Nhưng nếu không có traffic vào page, chuyển đổi sẽ vẫn ở mức thấp. Google Analytics giúp bạn dễ dàng theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing trong việc thu về lượng truy cập cho trang web của bạn.

Lượng truy cập vào website thông qua backlink rất quan trọng trong việc đánh giá sự thành công của một chiến dịch marketing có hợp tác với influencer.

Ngoài ra, referral traffic còn có thể được xem như bằng chứng về lưu lượng truy cập thông qua backlink khi người dùng đăng ký nhận thông tin, tương tác với chatbox và điền vào form liên hệ.

Hơn nữa, bạn còn có thể sử dụng dữ liệu này để thực hiện chiến lược retargeting. Hãy cố gắng thu hút khách hàng truy cập vào trang web của bạn nhiều nhất có thể để retargeting sau này.

Gia tăng danh sách đăng ký

Nếu bạn hợp tác với influencer để sản xuất các dạng e-book, hướng dẫn, hội thảo trên web và sự kiện, bạn có thể trực tiếp đo lường thành công trong việc đăng ký mới.

Giá trị này lớn hơn nhiều so với nhận thức, đề cập và lượt thích thương hiệu đến từ người xem, thậm chí còn tốt hơn cả lượng truy cập. Đây là yếu tố cho thấy hiệu quả của chiến dịch marketing có hợp tác với influencer mà bạn có thể đo lường được. 

Sử dụng influencer để nâng cao nhận thức về các dạng nội dung kích hoạt đăng ký. Sau đó, đo lường lượng gia tăng danh sách đăng ký thông qua email như là KPI của bạn.

Người xem trung thành của influencer

Lượng người hâm mộ của influencer có thể thay đổi và rất khó xác định tại sao lại như vậy. Nhưng, nếu quan tâm đến việc liên hệ với một influencer cho mục đích marketing, bạn có thể xem xét mức độ trung thành của khán giả đối với họ và những nội dung mà họ chia sẻ.

Sự thật là mọi người thường không thích video bị gián đoạn bởi quảng cáo hoặc những bức hình mang tính chất quảng cáo. Tuy nhiên, vẫn có các influencer chấp nhận tài trợ hoặc quảng cáo cho các thương hiệu phù hợp với sở thích của khán giả của họ.

Họ quảng cáo theo cách đưa nội dung quảng cáo với một video hoặc bài đăng. Điều này khiến sản phẩm được nhắc tới một cách tự nhiên, giúp người xem không bị cảm thấy làm phiền hay ngay lập tức ngừng xem hoặc đọc. Thật không may, những người có ảnh hưởng kiểu này rất ít và khó tìm. Nhưng khi bạn tìm thấy một người như vậy, lòng trung thành của họ đối với sản phẩm và sự trung thành của khán giả đối với họ là những tài sản hữu ích đối với doanh nghiệp.

Khi influencer kể những câu chuyện về bạn trên mạng xã hội và khán giả của họ có sự tương tác, các thông điệp về sản phẩm của bạn sẽ được lan toả rộng khắp. Hiểu được tình cảm của khán giả (tức là khán giả của influencer mà bạn đang làm việc cùng) cho phép bạn tìm được định hướng phát triển cho thông điệp của mình.

Nguồn: Freepik

Kênh truyền thông chuyên sâu về 1 vấn đề cụ thể (Channel Authority)

Khi chọn danh sách influencer để làm việc cùng, bạn sẽ cần xem xét các kênh mà khán giả của bạn đang sử dụng. Cần chắc chắn những kênh mà influencer đang hoạt động có lượng khán giả “khớp” với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn. Hiện nay, Facebook, Instagram và YouTube là các kênh mà bạn nên thực hiện chiến dịch marketing với influencer cho doanh nghiệp.

Mức độ tương tác (Engagement)

Influencer càng có uy tín đối với khán giả thì mọi gợi ý mua hàng của họ đều được khán giả lựa chọn và mua. Đó là lý do tại mức độ tương tác được đánh giá là yếu tố quan trọng đối với một chiến dịch có sử dụng influencer để quảng bá.

Mục tiêu cuối cùng mà hầu hết chúng ta đều quan tâm chính là liệu người xem có quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của chúng ta hay không. Cho nên bạn cần quan tâm đến tỷ lệ bình luận và lượt hiển thị của chiến dịch đang thực hiện. Những con số này sẽ cho bạn thấy một cách rõ ràng có bao nhiêu người xem quảng cáo và liệu họ có thực sự bị ảnh hưởng nhiều đến mức quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ không?

Cụ thể hơn, bạn nên xem xét các số liệu sau để đánh giá mức độ tương tác của chiến dịch Influencer Marketing:

  • Clicks
  • Likes
  • Shares
  • Reactions
  • Comments
  • Brand Mentions (các tag gắn nhãn tên thương hiệu)

Nên theo dõi tỷ lệ tham gia bắt đầu cả trước khi chiến dịch được khởi động vì tỷ lệ tham gia cho thấy mức độ ảnh hưởng chính xác nhất của một influencer đến khán giả. Cho dù có bao nhiêu lượt thích hay bao nhiêu follower đi chăng nữa mà bài viết thì không có tương tác thì cũng là con số 0.

Và cuối cùng, để xác thực được tính hiệu quả một cách chính xác hơn, bạn nên thực hiện thêm một bước nữa – tính chi phí cho mỗi một lượt tương tác. Lúc này, một câu hỏi nên được đặt ra và đi tìm câu trả lời chính là giá của một lượt tiếp cận đến follower trên mỗi bài đăng là bao nhiêu?

Tiếp cận (Reach)

Mục tiêu chính của bạn phải luôn tiếp cận được nhiều người hơn? Influencer có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này.

Hãy theo dõi số lượng người bạn đã tiếp cận được sau một chiến dịch của mình. Trong số đó, có bao nhiêu khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu của bạn, chiến dịch đã củng cố thương hiệu của bạn như thế nào so với những kỳ vọng ban đầu của bạn.

Và, cũng cần lưu ý rằng, chúng ta hoàn toàn có thể đo lường mức độ tiếp cận đối với khách hàng bằng cách theo dõi các số liệu hiển thị trên các dạng bài đăng khác nhau như mạng xã hội, blog…

Kết luận

Các chỉ số KPIs đã đề cập phía trên sẽ giúp bạn xác định xem chiến dịch Influencer Marketing của mình có thành công hay không. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải biết cách thay đổi chỉ số dựa trên các mục tiêu và chiến lược cụ thể.

Nếu mục tiêu của bạn lần này là mang lại sự xuất hiện của thương hiệu, thì KPI tốt nhất để đo lường là phạm vi tiếp cận hoặc lượt xem video. Còn nếu mục tiêu là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web, lượt click chuột sẽ là KPI phù hợp hơn cả. Và nếu mục tiêu bạn mong muốn là thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp thì KPI phải là sự chuyển đổi.

Hãy bắt đầu suy nghĩ về mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Sau đó, lựa chọn chỉ số phù hợp liệu để đo lường và nhận định mức thành công của chiến dịch một cách cụ thể nhất.

* Nguồn: ERA Content