50+ Công Cụ Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Cho Người Mới Bắt Đầu

Để bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn sẽ cần rất nhiều công cụ hỗ trợ. Từ việc lập dự án, kế hoạch, tạo blog, tối ưu bài viết, cho đến việc quảng bá thương hiệu đa kênh để tiếp cận nhiều đối tượng hơn. 

Để hoàn thiện The Introvert Writer như hôm nay, không đơn giản là mình chỉ bỏ sức ra để viết. Mình còn sử dụng sự trợ giúp từ nhiều công cụ khác nhau. Nếu bạn cũng đang bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân, mình nghĩ rằng một bài viết tổng hợp các công cụ cần thiết sẽ giúp ích cho bạn. Bạn có thể bookmark bài viết này để tìm đọc lại mỗi khi cần nhé!

Công cụ lên kế hoạch, dự án

Ghi chú, lên ý tưởng

Mỗi khi có một ý tưởng nào đó bất chợt hiện lên, nếu không ghi lại, bạn có thể quên mất. Sử dụng những công cụ sau đây để lên ý tưởng, sắp xếp và lên kế hoạch trong quá trình thực hiện sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

  • Sổ ruột dot và bút gel Muji. Mình sử dụng sổ và bút mỗi khi ngồi tại bàn làm việc.
  • Evernote: Ghi chú mọi vấn đề diễn ra hàng ngày. Từ danh sách đi chợ, siêu thị, chi tiêu chưa kịp ghi lại vào sổ và cả những ý tưởng đột ngột xuất hiện.
  • Mindmup: Vẽ bản đồ tư duy mỗi khi cần thiết

Quản lý dự án

Xây dựng một thương hiệu cá nhân gồm nhiều bước khác nhau chứ không chỉ là một nhiệm vụ đơn thuần. Đặt mục tiêu và phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ hơn theo ngày, quản lý chúng trong cùng một nơi, giúp bạn dễ dàng theo dõi hoặc thực hiện điều chỉnh mỗi khi cần. Bạn có thể tham khảo những công cụ sau đây nhé.

  • Trello. Mình sử dụng Trello để lên danh sách những việc cần làm trong tháng, tuần và ngày. Điểm yêu thích nhất của mình là mỗi khi hoàn thành được một việc, mình sẽ chuyển nó sang thẻ đã hoàn thành. Điều này tạo cho mình động lực làm việc.
  • Airtable. Khi bắt đầu The Introvert Writer, mình sử dụng Airtable để lập kế hoạch sản xuất nội dung. 
  • Notion. Gần đây, mình bắt đầu tìm hiểu về Notion để tích hợp mọi thứ vào một nơi duy nhất. Tính năng tất cả trong một là điều hấp dẫn nhất của Notion.
  • Google Calendar. Mình sử dụng Google Calendar để đặt lịch hẹn với khách hàng, bạn đọc.

Dữ liệu và bài viết

Bạn có thể viết và lưu trữ trên:

  • Microsoft Office. Mình dùng Office trước đây, nhưng hiện tại đã chuyển hoàn toàn sang các dịch vụ từ Google.
  • Google Drive. Để lưu trữ mọi thứ. Mình còn sử dụng hầu hết các dịch vụ từ Google (Google Docs, Sheet, Template) để viết bài, quản lý thu nhập, chi tiêu, tạo khảo sát,…
  • Grammarly. Mình sử dụng Grammarly để kiểm tra chính tả và cân nhắc các gợi ý nâng cao để tối ưu bài viết mỗi khi viết bằng tiếng Anh. Với tiếng Việt, mình sử dụng công cụ hỗ trợ tích hợp trong Docs.

Công cụ tạo blog cá nhân

Tên miền

Một tên miền ấn tượng sẽ khiến mọi người nhớ đến blog của bạn. Khi lựa chọn tên miền, bạn nên kiểm tra liệu tên miền bạn muốn mua có sẵn hay không, bằng cách truy cập vào trang web của những dịch vụ cung cấp tên miền. Mình đang sử dụng dịch vụ của AZDIGI. 

  • Namecheap. Dịch vụ của nước ngoài, ưu điểm là tên miền có giá hợp lý.
  • iNet. Dịch vụ của Việt Nam, tên miền có giá khá hợp lý, thanh toán tiện lợi.
  • AZDIGI. Dịch vụ của Việt Nam, tên miền có giá cao hơn một chút so với iNet, thanh toán tiện lợi. Mình mua kèm với hosting của AZDIGI để bỏ qua bước trỏ hosting về tên miền và thanh toán 1 lần cho tiện.

Dịch vụ hosting

Với những trang web xây dựng hướng đến độc giả Việt Nam, mình nghĩ rằng sử dụng những dịch vụ hosting từ Việt Nam sẽ mang lại chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến thanh toán và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng tiện hơn rất nhiều so với việc sử dụng dịch vụ hosting từ nước ngoài. 

Mình sử dụng dịch vụ của AZDIGI và rất hài lòng với chất lượng dịch vụ ở đây. Gần đây, mình cũng tìm hiểu thêm một nhà cung cấp hosting khác với giá hợp lý hơn chút, và cũng có những đặc điểm thân thiện với người dùng Việt Nam. Đó là Hostinger. Các bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho mình nhé. 

Nền tảng viết blog

Mình đã giới thiệu rất nhiều nền tảng viết blog trong khóa học làm blog miễn phí trên The Introvert Writer. Tuy nhiên, mình lựa chọn WordPress.org vì muốn có toàn quyền kiểm soát website. Bạn cũng có thể lựa chọn WordPress.com hoặc Wix.com để bắt đầu hoàn toàn miễn phí.

Xem phần so sánh các nền tảng blog.

Giao diện cho blog (theme)

Theme (hay giao diện) chính là những gì mà người dùng nhìn thấy và tương tác trên blog của bạn. Bạn nên chú ý chọn theme thân thiện với các thiết bị di động (responsive – vì phần lớn người dùng truy cập trên các thiết bị di động), có tốc độ tải trang tốt và dễ dàng tùy biến. 

Hiện tại mình đang sử dụng theme Olsen Light của CSS Igniter. Theme của CSS Igniter dễ tùy biến và có giá hợp lý với những ai muốn sử dụng theme bản quyền. Mythemeshop cũng là cái tên uy tín với các blogger trên thể giới.

Công cụ tạo trang, landing page

Elementor là plugin phổ biến nhất để tạo trang với hàng triệu lượt cài đặt. Chỉ bằng những thao tác kéo thả đơn giản, bạn có thể tùy biến từng trang trong website của mình (kể cả landing page) theo ý thích bằng việc sử dụng các khối tiện ích sẵn có. 

Ngoài ra, ở Việt Nam, bạn có thể sử dụng dịch vụ trên Ladipage để tạo landing page đơn giản và hiệu quả. Bản thân mình chưa có điều kiện sử dụng bản các công cụ trả phí. Thay vào đó, mình dùng CoBlocks – một plugin miễn phí được phát triển bởi GoDaddy để tạo trang. Mình hài lòng với những tính năng mà CoBlocks cung cấp ở thời điểm hiện tại. 

Plugin cần thiết

Bảo mật cho website
Tăng tốc cho website
Theo dõi phân tích lưu lượng
Tối ưu hình ảnh
Tối ưu bài viết

Dù không biết gì về SEO, nhưng vẫn có thể viết được bài chuẩn SEO. Đó là điều tuyệt vời khi sử dụng plugin SEO cho bài viết. Hiện tại, mình đã gỡ bỏ Yoast SEO khi phát hiện “chân ái” mới đó là Rank Math SEO. Tuyệt vời ở chỗ, bản miễn phí của Rank Math có tất cả những tính năng trả phí từ Yoast. 

Công cụ Email Marketing

Tạo email chuyên nghiệp với tên miền riêng

Bằng cách truy cập tài khoản hosting, bạn có thể tạo nhanh một email có tên miền của mình, giống như mình đang sử dụng (email [email protected]). Hoặc bạn có thể tạo một email có tên miền thông qua dịch vụ của Google.

Tạo chữ ký dưới email

Nếu bạn muốn tạo một chữ ký chuyên nghiệp, hãy dùng thử dịch vụ tạo chữ ký hoàn toàn miễn phí từ Hubspot.

Tạo form thu thập email

Để thu thập email, bạn cần tích hợp những form dạng pop-up, hoặc slide-in để người dùng để lại thông tin email. Bạn có thể tham khảo:

Dịch Vụ Email Marketing 

Nếu bạn viết blog mà không quan tâm đến email marketing, bạn đang bỏ qua một phương án tiềm năng để thu hút độc giả quay trở lại blog, hơn nữa là quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tiềm năng đến độc giả và tạo ra doanh thu.

Hiện tại, mình sử dụng dịch vụ email marketing của ConvertKit. Tại đây, bạn có thể tạo form thu thập email, tạo landing page và gửi bản tin đến độc giả. Điểm đặc biệt của ConvertKit là email gửi đi không bị rơi vào hòm thư Spam, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Công cụ làm Podcast

Bạn vẫn có thể lưu trữ các tập podcast trên WordPress. Nhưng dung lượng lớn của podcast có thể khiến cho tốc độ tải trang của website bị chậm lại. Ngoài ra, những podcast này không gửi lên được các dịch vụ như Apple Podcast hay Google Postcast. 

Bởi vậy, giải pháp dành cho bạn là lựa chọn một dịch vụ lưu trữ podcast. Hiện tại mình đang sử dụng anchor.fm để lưu trữ podcast miễn phí. Bạn cũng có thể sử dụng RSS để nhúng vào blog như cách mình hiển thị trang podcast trên The Introvert Writer. 

Dịch vụ lưu trữ podcast

Thu âm và chỉnh sửa bản thu

Mình sử dụng phần mềm Audacity để thu và chỉnh sửa bản thu.

Mic thu âm

Mình sử dụng Boya. Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư một chiếc micro Blue Yeti.

Màng lọc âm thanh 

Công cụ làm Youtube

Mình định cho ra đời một kênh Youtube trong thời gian sắp tới. Bởi vậy nên cũng có tìm hiểu qua một số công cụ giúp phát triển kênh Youtube.

Nếu bạn dự định làm video animation (video dạng Web5ngay hoặc video được Spiderum chuyển thể từ bài viết của mình), bạn có thể tham khảo:

Còn nếu bạn dự định làm các video như bình thường, nơi bạn xuất hiện và trò chuyện với mọi người,  bạn có thể bắt đầu ngay với chiếc smartphone của mình hoặc đầu tư một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. 

Ngoài ra, bạn còn cần phải trang bị một phần mềm chỉnh sửa video ví dụ như:

Công cụ quản lý mạng xã hội

Khách hàng tiềm năng của bạn có thể hoạt động ở cả Facebook. Linkedin, Instagram, làm thế nào để bạn mang đến nội dung cho tất cả mọi người một cách hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian? Hiện tại, mình đang sử dụng Buffer (phiên bản miễn phí, quản lý tối đa 3 tài khoản) để lên kế hoạch đăng bài nên rất tiện lợi.

Công cụ làm hình ảnh

Tất cả các hình ảnh trên The Introvert Writer đều được mình tự thiết kế thông qua Canva. Canva rất dễ sử dụng, với thư viện hình ảnh phong phú. Chí với phiên bản miễn phí, bạn đã có thể thiết kế cực nhiều hình ảnh đẹp mắt và ấn tượng, đặc biệt nếu bạn có con mắt thẩm mỹ tốt. 

  • Canva
  • Adobe Illustrator (Khó và cần nhiều thời gian để thành thục hơn Canva)
  • Photoshop (Khó và cần nhiều thời gian để thành thục hơn Canva)

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hình ảnh từ những trang web cung cấp hình ảnh bản quyền miễn phí. Tuy nhiên, bạn nhớ đọc kỹ điều khoản sử dụng để tránh vi phạm bản quyền hình ảnh nhé.

Công cụ nghiên cứu từ khóa, SEO

Nghiên cứu từ khóa là một bước quan trọng cần thiết nếu bạn muốn tối ưu bài viết của mình. Hiện tại, mình vẫn đang dùng qua lại giữa một vài công cụ để tham khảo. Sắp tới, mình định lựa chọn sử dụng Ubersuggest của Neil Patel vì giá cả phải chăng (phí trọn đời) và có nhiều công dụng hữu ích.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến những công cụ tích hợp nhiều tính năng để SEO trang web tốt hơn như phân tích đối thủ, nghiên cứu backlink, phân tích lượng traffic, (và có khả năng chi trả), bạn có thể cân nhắc sử dụng:

Công cụ tìm ý tưởng

Mình đang sử dụng Answer the Public để tìm kiếm ý tưởng và lên kế hoạch viết bài từ các chủ đề lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu thêm:

Công cụ tạo khóa học

Nếu bạn muốn tạo khóa học, bạn có thể sử dụng dịch vụ từ một bên thứ ba, hoặc xây dựng khóa học ngay trên website của mình bằng các plugin hỗ trợ.

Khóa học trên The Introvert Writer được xây dựng bằng plugin Learnpress hoàn toàn miễn phí. Nếu như bạn muốn sử dụng theme đi kèm cùng với nhiều tùy chọn hơn, bạn có thể mua với giá từ 49$ (giá trọn đời), khá hợp lý cho người mới. Ngoài Learnpress, Learndash cũng là một plugin tuyệt vời để xây dựng các khóa học nhưng với chi phí cao hơn và tính theo năm (159$/năm). 

Ngoài ra, bạn có thể xây dựng khóa học của mình thông qua các dịch vụ từ bên thứ 3 như Teachable hay Kajabi hoặc gửi khóa học lên Udemy và dẫn link về blog của mình.

Khóa học phát triển kỹ năng

Một vài khóa học bổ trợ giúp bạn phát triển kỹ năng trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân.

Mình sẽ tiếp tục update bài viết này bằng cách thêm vào những công cụ hiệu quả hơn và loại bỏ những công cụ không còn phù hợp. Ban đầu, ý tưởng của mình chỉ là tổng hợp những công cụ mình đã sử dụng. Nhưng mình nghĩ thêm vào một vài lựa chọn sẽ giúp các bạn dễ tìm được công cụ phù hợp với bản thân hơn. Bởi vậy, mình đã thêm vào một số công cụ mình từng tham khảo và tin tưởng.

Hy vọng, danh sách này có thể giúp ích được cho các bạn trên hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Nếu cần tư vấn thêm, bạn luôn có thể đặt lịch tư vấn hoặc liên hệ với mình để trao đổi nhé.