Hướng dẫn cách xây kịch bản activation trong marketing

Activatin khác với Event, nó là một hoạt động diễn ra dài hạn, hình thức đa dạng và có thể kết họp lẫn nhiều phương thức khác biệt. Tuy nhiên thì bạn cũng cần chú ý để tạo ấn tượng mạnh hơn cho khách hàng để họ có thể tương tác linh hoạt nhất! Cụ thể đó là sở hữu một kịch bản hay. Cùng chúng tôi khám phá ngay bí quyết xây dựng kịch bản activation nhé!

Tại sao Brand activation lại được doanh nghiệp ưa chuộng

Brand activation là những hoạt động kích hoạt thương hiệu, thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp. Mục đích của activation là thu hút sự tham gia của người dùng vào các chương trình trải nghiệm, tương tác trực tiếp cùng sản phẩm, dịch vụ. Từ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ về những ý kiến, thông tin, nâng cao cơ hội thuyết phục người sử dụng. Còn khách hàng thì có cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn về thương hiệu.

Các chiến dịch activation được tổ chức cho:

  • Một thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mới được công bố trên thị trường.
  • Các doanh nghiệp đã có tiếng thông báo cho khách hàng về những thay đổi mới của mình.
  • Gia tăng nhận diện, nâng cao sự chú ý của khách hàng cho cả thương hiệu mới lẫn thương hiệu cũ.

Khác với event, activation thường được tổ chức dài ngày và ở các địa điểm với quy mô nhỏ, tiếp đón lượng khách hàng ít hơn. Event chỉ được tổ chức 1 lần duy nhất nên nếu xảy ra lỗi sai sẽ không thể nào khắc phục. Còn ở brand activation, bạn có nhiều cơ hội thay đổi, nâng cáo hiệu quả hơn. Tuy vậy, một kịch bản activation chi tiết vẫn phải được xây dựng.

Kịch bản activation sẽ là cơ sở để tổ chức, phân chia công việc cho từng đội nhóm và đánh giá về những hiệu quả cần đạt được.

kịch bản activation

Các bước xây dựng kịch bản activation chi tiết

Để lên một activation plan bạn sẽ cần tự tưởng tượng trong đầu về mọi thứ sẽ được diễn ra trong chương trình. Điều này đòi hỏi người viết kịch bản phải có tư duy sắp xếp logic, nghiên cứu thật kỹ về chương trình cần thực hiện, thường là những người đã có kinh nghiệm về tổ chức sự kiện.

Tuy nhiên Sixth Sense Media sẽ nêu ra các bước xây dựng kịch bản activation cơ bản và một số lưu ý để bạn tham khảo, phần nào hình dung chi tiết hơn về công việc này nhé.

1. Nghiên cứu kỹ về thương hiệu và khách hàng

Muốn chiến dịch thu hút được sự tham gia đông đảo, tạo được hiệu quả lớn, hãy tìm hiểu kỹ về chính sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình. Xác định rõ xem mục đích cho chiến dịch activation là tập trung mạnh vào vấn đề gì, đào sâu khai thác để xây dựng sự khác biệt.

Bên cạnh đó bạn đừng quên xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng. Từ đây bạn mới có thể xây dựng cách thức tiếp cận phù hợp. VD: Activation cho khách hàng trẻ thì cần sự sôi nổi, các hoạt động hoạt náo nhiều. Còn với activation cho khách hàng trung niên cần hướng tới tính chắc chắn, tạo dựng sự tin tưởng với họ.

activation plan

2. Xác định hình thức tổ chức activation

Có rất nhiều hình thức brand activation khác nhau. Vì thế mà trong kịch bản activation, cần xác định rõ về hình thức mình sử dụng như:

  • Tổ chức chương trình trải nghiệm, dùng thử sản phẩm, dịch vụ trực tiếp.
  • Phát mẫu hàng dùng thử cho khách hàng.
  • Tổ chức trò chơi, chương trình khuyến mại thu hút người tham gia…

3. Xây dựng các địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành

Kịch bản activation cũng cần liệt kê chi tiết về:

  • Danh sách các địa điểm tổ chức: trường học, siêu thị, TTTM,… Chọn địa điểm tổ chức tập trung nhóm khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Thời gian tổ chức: Bao gồm thời gian chương trình diễn ra trong ngày (VD: 9 – 12h, 13 – 18h, 19 – 21h) và thời gian tổng chương trình (VD: tổ chức vào 2 ngày thứ 7, chủ nhật trong 4 tuần liên tiếp).
  • Bộ khung tổ chức chương trình: Thời gian tiến hành lắp đặt, trang trí booth activation, nhiệm vụ của các PG, PB, chương trình cần MC, hoạt náo vào thời điểm có đông người qua lại ở địa điểm tổ chức,…

4. Xác định các vật phẩm hỗ trợ trong kịch bản activation

Công tác trang trí khu vực quầy kệ, booth trưng bày cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh mặt thiết kế, trang trí xung quanh, bạn cần tính toán thêm về việc có cần sử dụng các thiết bị điện như tivi, loa đài,… hay không. Bởi lẽ nếu sử dụng thì cần tính đến cách kết nối tới nguồn điện ra sao.

5. Phân chia đội nhóm thực hiện từng công việc

Activation plan cũng cần phân chia rõ về nhiệm vụ của từng người, tạo ra sự phối hợp nhuần nhuyễn, không bị chồng chéo công việc làm ảnh hưởng tới tiến độ. Cụ thể như:

  • Nhân sự liên hệ và làm việc với các địa điểm tổ chức, xin giấy phép.
  • Đội thiết kế, in ấn, sản xuất vật phẩm, trang trí khu vực tổ chức.
  • Đào tạo, quản lý PG, PB, đảm bảo tính kỷ luật, nghiệm túc của họ khi làm việc.
  • Đội PG, PB: ngoại hình ưa nhìn, biết cách giao tiếp, lôi kéo và thuyết phục khách hàng…

kịch bản activation

6. Đề ra KPI

Ở các kịch bản activation, bạn hãy đặt ra cả mục tiêu mà chiến dịch cần đạt được. Ví dụ: 1 ngày phát được 200 mẫu sample, thu thập cả thông tin, số điện thoại khách hàng. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để quản lý, đánh giá công việc của các nhân sự tham gia.

Kết luận

Trên đây là các bước xây dựng kịch bản activation cơ bản nhất cần có trong mỗi chiến dịch. Dĩ nhiên tùy thuộc vào tình hình thực tế mà cần có thêm nhiều bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Nguồn: panoquangcao.net