Xu hướng truyền thông và 6 tác động của chúng lên chiến lược thương hiệu

Xu hướng truyền thông thay đổi khi Internet ra đời và cũng thay đổi cuộc sống thường nhật, chiến lược thương hiệu cũng không ngoại lệ. Xu hướng hiện tại là gì? Làm thế nào để bắt kịp xu hướng và áp dụng chúng hiệu quả vào chiến lược thương hiệu? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của Vũ.

Xu hướng truyền thông đang thay đổi như thế nào?

Xu hướng truyền thông

Không chỉ riêng với những nhà Marketer chuyên nghiệp, mà bất kỳ ai trong chúng ta đều nhận thức được rất rõ vai trò chủ chốt của Internet đối với cuộc sống thường nhật, nhất là tác động từ xu hướng truyền thông. 

Internet được xem như một cuộc cách mạng của thời đại số hoá. Nó thay đổi cách con người tương tác với nhau, cách doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và cả cách thương hiệu được nhìn nhận dưới góc nhìn như thế nào. Chính vì thế, để phát triển và giữ vững vị trí của mình trên bản đồ thị trường, các doanh nghiệp phải hoạch định được những chiến lược thương hiệu phù hợp và thích nghi nhanh chóng được với xu hướng truyền thông hiện đại. 

Các xu hướng truyền thông chuyển giao trong hoạt động Marketing trong những năm gần đây

Xu hướng truyền thông

1. Giá trị tinh thần đặt lên trên hết, thay thế những giá trị vật chất

Gen Z không dừng lại ở một thế hệ chuyển giao mà họ đang cho chúng ta thấy sự biến chuyển đầy khắc nghiệt đang diễn ra như thế nào ở thời đại số hoá – đặc biệt là với những tác động từ xu hướng truyền thông. Chúng ta lại nhìn nhận rõ ràng hơn một đợt sóng mạnh mẽ của thế hệ trẻ đang tiếp nối và phát triển các giá trị xoay quanh con người và sự gắn kết. 

Quay lại bối cảnh thị trường 10 năm trước, chúng ta dễ dàng nhận thấy khách hàng vẫn còn đặt nhiều sự quan tâm cho giá cả, lợi nhuận và nhu cầu tiết kiệm chi phí nhiều hơn. Nhưng ở thời điểm hiện tại, liệu điều đó còn là kim chỉ nam trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng?

Câu trả lời là chỉ chiếm 30%. Thương hiệu được lòng khách hàng ở thời điểm này không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà họ còn phải hoàn thành xuất sắc giá trị tinh thần, cảm xúc trong chiến lược thương hiệu và bám sát các xu hướng truyền thông. 

2. Sự gắn kết con người không rào cản

Nhu cầu kết nối giữa con người với con người cũng là một xu hướng truyền thông cần được cân nhắc. Để đạt được vị thế nhất định trên thị trường, thương hiệu cần biến mình thành một hình mẫu con người cụ thể có khả năng tương tác và đại diện cho nhóm khách hàng. Chiến lược thương hiệu lúc này xoay quanh 3 chủ thể tiêu biểu, đó là: khách hàng, nhân sự và đối tác kinh doanh. 

Internet ở đây đã hỗ trợ rất tốt cho chiến lược thương hiệu trong việc phá bỏ các rào cản về địa lý, ngôn ngữ, giới tính… . Nếu bạn nắm bắt tốt xu hướng truyền thông và kiểm soát được hệ thống công nghệ một cách hiệu quả, chắc chắn chiến lược thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận và lan tỏa được đến rất nhiều người. 

3. Thời đại của những câu chuyện lên ngôi

Xu hướng truyền thông

Theo một khảo sát về xu hướng truyền thông mà khách hàng muốn được thấy trên mạng xã hội của họ, hầu hết mọi người đều đề cao những nội dung mang tính chất kể chuyện.

Câu chuyện ở đây là gì? Đơn giản là hành trình của thương hiệu. 

Khi thương hiệu là một con người, chắc hẳn nó cũng sẽ gặp những trăn trở, khó khăn ban đầu, và hành trình vượt qua trở ngại để đạt đến vị trí hiện tại như thế nào. Đó là gợi ý hoàn hảo cho xu hướng truyền thông và là điều mà khách hàng muốn nghe nhất từ bạn.

Để câu chuyện thật sự truyền cảm hứng và khiến khách hàng yêu thích, nội dung phải thật chân thành, trung thực và dễ dàng kết nối. Tránh tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo” hay vẽ nên một câu chuyện quá kỳ ảo sẽ đánh mất thiện cảm rất lớn từ khách hàng. Từ đó dẫn đến khả năng bị đánh bại của xu hướng truyền thông và chiến lược thương hiệu là rất lớn. 

4. Xu hướng truyền thông lấy con người làm trung tâm

Xu hướng truyền thông lấy con người làm gốc mà chiến lược thương hiệu cần chú trọng gồm khách hàng và nhân sự nội bộ. 

Đối với khách hàng, hãy đặt sự thành thật khi đưa cho họ lý do lựa chọn thương hiệu. Bên cạnh đó là sự chắc chắn trong việc xây dựng các yếu tố hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. 

Đối với nội bộ, đây là yếu tố dễ bị bỏ quên khi hoạch định chiến lược thương hiệu. Để hình tượng hoá thương hiệu nhanh nhất và hiệu quả nhất, chính là thể hiện chúng thông qua từng cá thể trong doanh nghiệp của bạn.

Nhân viên của bạn thế nào, cách họ nhìn nhận về công ty họ đang đồng hành ra sao, có điểm gì hài lòng và chưa hài lòng, họ có thật sự hạnh phúc và cống hiến hết mình, hãy tạo cơ hội để nội bộ của bạn được lên tiếng, để họ hiểu được tầm nhìn, mong muốn trong tương lai và tự động truyền tải chúng đến khách hàng như một xu hướng truyền thông “organic.”

5. Tương tác tự động là chân ái

Các hệ thống như chatbots, email marketing, website… giúp cải thiện khả năng mua bán cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. 

Nếu trước đây, chúng ta phải bị động trong việc mua sắm thì bây giờ, chỉ với một nhấp chuột, bạn sẽ giải quyết được nhu cầu của bản thân. Một minh chứng dễ nhận thấy nhất chính là các sàn thương mại điện tử (e-commerce) lên ngôi một cách chóng mặt trong thời điểm Covid-19 hoành hành. 

Không gì bàn cãi, nếu muốn tiếp cận và tương tác với khách hàng, hãy tìm ra hướng đi nâng cao nhu cầu trải nghiệm của khách hàng và hỗ trợ 24/7. 

6. Đa dạng hóa hình thức quảng cáo

Xu hướng truyền thông

Khách hàng đang ngày càng cảnh giác với hình thức quảng cáo truyền thống. Vì thế, bài toán đặt ra cho chiến lược thương hiệu lúc này là làm sao cân bằng được hai hệ giá trị giữa chất lượng và sự khác biệt của sản phẩm để thuyết phục khách hàng. 

Từ Facebook Ads, Story Ads của Íntagram cho đến Influencers/KOLs , hãy tìm ra mục đích cốt lõi cho quảng cáo, chọn lọc điểm nổi trội và truyền thông nó thật khác biệt, tinh tế và khéo léo. Như vậy, khách hàng mới có thể cảm nhận trọn vẹn chất lượng cũng như tinh thần của thương hiệu và khiến họ hấp dẫn ngay lập tức. 

7. Vị thế bất bại của mạng xã hội trong hoạt động truyền thông

Dù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thương hiệu của bạn là gì, phân khúc bạn hướng tới là ai, thì chung quy lại, tất cả đều xuất hiện ở mạng xã hội. 

Không chỉ là hình thức giải trí đơn thuần, mạng xã hội đang khẳng định vị thế ngôi vương trong việc quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng và truyền tải thông điệp truyền thông. 

Chính vì thế, đừng vội đánh giá mạng xã hội chỉ dành cho giới trẻ, bởi nếu chiến lược thương hiệu của bạn bỏ qua chúng, bạn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh vô cùng khổng lồ trên thị trường và không thể lôi kéo khách hàng về phía mình. 

Lợi thế và cạnh tranh của chiến lược thương hiệu trong xu hướng  thông biến chuyển mạnh mẽ này

A. Lợi thế

Xu hướng truyền thông

1. Tiết kiệm chi phí

Bạn không còn phải đau đầu về việc đầu tư banner quảng cáo ở các trạm dừng chân, sản xuất tờ rơi tiếp thị hay mua “giờ vàng” trên các kênh truyền thông đại chúng. Bởi các hệ thống số của thời đại 4.0 sẽ giúp bạn mọi thứ mà không phát sinh nhiều chi phí hay phụ thuộc vào một bên trung gian. 

2. Tạo lợi thế phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Internet đã đưa đến cho thị trường và các doanh nghiệp một cuộc cách mạng bùng nổ, một là thích nghi và phát triển, hai là biến mất trong tích tắc. Đây là một lợi thế giúp các thương hiệu vừa và nhỏ có cơ hội đặt chân vào thị trường, xoay chuyển tình thế, lật ngược ván cờ nếu biết cách linh hoạt hoạch định chiến lược thương hiệu phù hợp. 

3. Gia tăng hiệu ứng truyền miệng (WOM)

Trước đây, WOM là một cụm từ rất mới đối với chiến lược thương hiệu. Chúng ta thường để các thông tin lan truyền một cách bị động. Nhưng ở giai đoạn này, các thương hiệu hoàn toàn tác động được vào quá trình này. 

Vẫn sử dụng công cụ truyền thông hay các tệp khách hàng là phương thức hiệu quả, nhưng thương hiệu sẽ thêm chất xúc tác khiến câu chuyện được lan truyền có thông điệp rõ ràng, tăng tính thuyết phục và chiếm lòng tin nhanh chóng hơn. 

Ví dụ như Coca Cola truyền thông rất tốt nhận diện về thương hiệu đồ uống có ga, có màu đỏ, trắng và dòng chữ “Coca Cola” huyền thoại. Bởi họ đã khắc sâu những hình ảnh cụ thể vào tâm trí người tiêu dùng, khiến họ ngay lập tức nghĩ đến Coca Cola khi được nhắc đến các tín hiệu trên.

Hãy cho khách hàng một lý do để nói về bạn – đó là nguyên tắc cơ bản để gia tăng WOM thông qua truyền thông trực tuyến. 

B. Cạnh tranh

Xu hướng truyền thông

1. Thích nghi trong thị trường số hoá

Một thương hiệu xuất hiện trong thời đại công nghệ hoá phải đối diện với bối cảnh bão hoà từ thị trường. Sự xuất hiện các thương hiệu mới ngày càng chóng mặt, sự biến đổi bất ngờ từ các tên tuổi lớn và cộng hưởng thêm sự thay đổi mỗi ngày từ tác nhân bên ngoài. 

Như vậy, chiến lược thương hiệu phải gia tăng cạnh tranh giữa các thương hiệu khác, đón đầu xu hướng mới trong tương lai và giải quyết bài toán giữ chân khách hàng kể cả có thay đổi như thế nào. 

2. Tìm điểm khác biệt ấn tượng

Giữa hàng ngàn tên tuổi thương hiệu trên thị trường, điều duy nhất khiến khách hàng có thể nhớ được bạn chỉ có thể thông qua sự khác biệt từ thương hiệu.

Khác biệt không có nghĩa phủ định tất cả các hoạt động của thương hiệu khác trên thị trường. Khác biệt ở đây là cách bạn thể hiện, truyền thông như thế nào cho khách hàng cảm nhận. 

Khác biệt như thế nào để khách hàng ấn tượng nhưng không cảm thấy khó chịu hoặc xa vời – đó chính là điều bạn cần lưu ý kỹ lưỡng nhất trong quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu. 

3. Xây dựng khách hàng trung thành

Không thể phủ nhận được rằng xu hướng là bệ phóng giúp khách hàng nhanh chóng nhận biết thương hiệu. Nhưng nó là một con dao hai lưỡi, bởi tuổi thọ của các xu hướng không được kéo dài. 

Sử dụng xu hướng như công cụ tiếp cận khách hàng nhưng đừng quên kế hoạch triển khai theo sau xu hướng đó như thế nào. Hãy trở thành một thương hiệu bền vững với tệp khách hàng trung thành đông đảo thay vì chỉ xuất hiện một sớm một chiều. 

Kết 

Thích nghi và đón đầu các xu hướng là điều các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu không nên bỏ qua. 

Nguồn bài viết: https://vudigital.co/xu-huong-truyen-thong-va-chien-luoc-thuong-hieu.html