Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

Giãn cách xã hội tạo ra xu hướng sống, làm việc, giao tiếp và giải trí hoàn toàn mới tại Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Là chủ doanh nghiệp, đâu là các xu hướng marketing cần cập nhật và thay đổi để tương thích? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 7 xu hướng nổi bật marketer cần quan tâm để thích nghi trong giai đoạn cuối năm 2021.

Theo báo cáo của Google, có 3 xu hướng nổi trội của người tiêu dùng:

  • Nhà = Chợ: Người tiêu dùng đang hạn chế mua sắm tại các cửa hàng mà chuyển lên trực tuyến cho các nhu cầu mua sắm khác nhau. Thị trường chứng kiến sự thích ứng và gia tăng mức độ sử dụng của các dịch vụ mua hộ mặt hàng nhu yếu phẩm & thực phẩm vốn chưa từng có trước đây.
  • Nhà = Văn phòng: Working From Home (WFH) trở thành khái niệm thông dụng. Người làm các công việc văn phòng chuẩn bị góc làm việc tại nhà, dẫn đến tăng trưởng các mặt hàng công nghệ liên quan.
  • Nhà = Trường: Khi trường học đóng cửa, học sinh và giáo viên liên tục tìm các phương án khác để dạy và học online.

Là chủ doanh nghiệp, đâu là các xu hướng marketing cần cập nhật và thay đổi để tương thích với xu hướng sống, làm việc, giao tiếp của người dùng? 

1️. Stories giúp khách hàng cập nhật nhanh tin tức trong 24 giờ

Stories là tính năng đăng tải hình ảnh, video lên mạng xã hội và sẽ biến mất sau 24 giờ. Instagram và Facebook là 2 nền tảng có tính năng stories phổ biến nhất với hơn 500 triệu tài khoản sử dụng mỗi ngày, 90% trong số đó theo dõi 1 doanh nghiệp. Một khảo sát khác cũng cho thấy, sau khi xem stories của doanh nghiệp, 58% người dùng nói rằng họ đã xem qua trang web của thương hiệu, 50% nói rằng họ đã truy cập trang web để mua sản phẩm/dịch vụ và 31% đến cửa hàng để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm. Đối với doanh nghiệp cũng cho biết, cứ 1 trong 5 stories đăng tải sẽ nhận được 1 tin nhắn trực tiếp.

Với doanh nghiệp Việt trong dịp cuối năm, stories chính là kênh kết nối thân thuộc giúp khách hàng cập nhật nhanh tin tức trong 24 giờ. Những lưu ý khi đăng tải stories dành cho doanh nghiệp:

  • Nội dung: Hậu trường ra mắt sản phẩm mới, triển khai chiến dịch, quà tặng từ thương hiệu...
  • Thêm tính năng “Vuốt lên để xem” trên stories để khách hàng có thể truy cập vào website, blog mà doanh nghiệp đang quảng cáo để tăng lượng truy cập.
  • Mở tính năng Reply Stories: Khách hàng có thể inbox nhờ tư vấn về sản phẩm/dịch vụ ngay khi có nhu cầu. Trong trường hợp, nhãn hàng có lượng tin nhắn khổng lồ từ Instagram, Facebook nói chung hay stories nói riêng, có thể sử dụng thêm một nền tảng thứ 3 để quản lý tin nhắn, bình luận tránh để mất hội thoại như Harasocial.

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

Cuối năm là dịp người tiêu dùng đón chờ các chương trình khuyến mãi từ thương hiệu. Chủ doanh nghiệp có thể đính kèm các mã khuyến mãi độc quyền trên stories.

2. Livestream trở thành kênh bán hàng mới

Giãn cách xã hội đẩy hình thức mua hàng trực tiếp tại cửa hàng sang mua sắm online, đặc biệt là nhu cầu xem trực tiếp review thật về sản phẩm khiến Livestream trở thành một kênh bán hàng mới của các thương hiệu.

“Livestream có những ưu điểm vượt trội so với phương thức bán hàng online đăng hình ảnh hay tin bài về mặt hàng, đồng thời mang lại tính cộng đồng, giải trí, sự tương tác phản hồi ngay lập tức giữa người bán hàng và khách hàng. Đặc biệt, livestream mang lại cảm giác tin tưởng, từ đó lượng tương tác cao hơn rất nhiều so với các phương thức truyền thống khác. Tôi cho rằng, đây sẽ là tương lai của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Thậm chí, nó sẽ lấn lướt, vượt mặt thương mại điện tử truyền thống”, ông Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech chia sẻ trên Báo Đầu tư.

Đối với việc bán hàng Livestream cuối năm 2021, nhà bán hàng và marketer cần chú ý:

  • Tiêu chí hàng hoá: Cần có nguồn hàng dồi dào, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh
  • Tiêu chí marketing: Livestreamer biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa giải trí và bán hàng
  • Tiêu chí kỹ thuật: Sử dụng thuần thục các nền tảng Livestream phổ biến như Facebook, YouTube...; nền tảng phát Livestream như GoStream, Streamyard… và các nền tảng công nghệ hỗ trợ như bình luận tự động, ẩn bình luận, tự động chốt đơn đúng cú pháp, tự động hỏi thông tin liên hệ khách hàng đối với các buổi bán hàng Livestream.

82% khán giả thích video trực tiếp hơn các bài đăng trên mạng xã hội, theo Livestream. Dự báo giai đoạn 2021-2025, livestream bán hàng sẽ tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam. Chủ doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng của đội ngũ Livestream.

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

3. Chatbot tăng tỷ lệ chuyển đổi tự động sau quảng cáo

Quảng cáo vẫn tiếp tục chiếm phần lớn ngân sách marketing bán hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh với các chương trình khuyến mãi cuối năm. Nhiệm vụ hàng đầu của marketer là tăng tỷ lệ chuyển đổi tự động sau quảng cáo cho doanh nghiệp. Theo chia sẻ từ chuyên gia Facebook, 62% người tiêu dùng Việt Nam quen với việc tương tác với Chatbot để được giải đáp một cách nhanh chóng và đơn giản. Vì thế, khi quảng cáo mang đến lượng khách hàng tiềm năng cho thương hiệu, Chatbot có thể thay thế nhân viên chăm sóc khách hàng, trả lời câu hỏi khi ngoài giờ làm việc, giúp chủ cửa hàng giữ được liên hệ với khách, không để khách hàng đợi quá 5 giây.

Chatbot giải quyết vấn đề về sự tiện lợi và tính tốc độ cho tương tác khách hàng. Nhãn hàng cần có chiến lược cụ thể để phối hợp giữa nhân viên tư vấn và Chatbot vì trao đổi trực tiếp vẫn luôn là nhu cầu cơ bản của khách hàng cho các vấn đề như: trao đổi về giá, xử lý phàn nàn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ chuyên sâu, gửi mã khuyến mãi, mini game để tăng khả năng chốt đơn...

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

4. TikTok giúp doanh nghiệp nhanh chóng lên xu hướng

Sự thành công của TikTok sau nhiều năm ra mắt từ thị trường nội địa Trung Quốc với cái tên Douyin cho đến phiên bản quốc tế với cái tên TikTok được thể hiện qua các con số biết nói:

  • Hơn 1,5 tỷ lượt tải ứng dụng từ nền tảng CH Play & Apple Store (hiện tại có thể cao hơn rất nhiều)
  • Top 10 ứng dụng được tải nhiều nhất trên các nền tảng kho ứng dụng
  • Hơn 500 triệu người dùng tích cực trên toàn cầu
  • 41% người dùng TikTok nằm trong độ tuổi 16-24, trong đó 55,6% là nam giới, 44,4% là nữ giới
  • Người dùng TikTok dành ra trung bình 1 tiếng mỗi ngày để truy cập ứng dụng

Có video được lên xu hướng của TikTok giúp doanh nghiệp nhanh chóng bán được hàng, có doanh thu nhất định bằng các chiến dịch như:

  • Đồng hành cùng thương hiệu và người có ảnh hưởng (influencer)
  • Thử thách về Hashtag được gắn thương hiệu – Branded Hashtag Challenges
  • Tạo cho thương hiệu một bản sắc riêng với những nội dung độc quyền, xác thực và chân thực sẽ là yếu tố để giúp thương hiệu thành công hơn trong 2021

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

5. Xu hướng Social Commerce là điều tất yếu

Nếu như trước đây, truyền thông mạng xã hội chỉ là đề tài bàn luận và trò chuyện, thì giờ đây nó đã chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ khi có thể tác động đến quyết định mua sắm của hầu hết người dùng.

Năm 2021 là năm bùng nổ của thương mại mạng xã hội (Social Commerce) bằng việc ra mắt các tính năng của các “ông lớn”. Điển hình như Instagram cho phép thêm thẻ sản phẩm và thanh toán dễ dàng mà không cần rời khỏi nền tảng; hay bạn có thể thiết lập cửa hàng trên Facebook để mọi người có thể duyệt và mua ngay trên nền tảng.

Theo thống kê của Harasocial, tại Việt Nam, tỷ lệ chuyển đổi có được từ Referral Marketing trên Social Commerce cao hơn 30% và có giá trị vòng đời khách hàng cao hơn 16% so với những kênh quảng cáo khác. Mua hàng qua chat ngay trên mạng xã hội thay vì sàn thương mại điện tử, website là nhu cầu mới của người tiêu, vì 35% khách hàng thích được phản hồi tức thì, 33% cho rằng mua sắm qua Messenger đơn giản và tiện lợi. 

Vì thế, cuối năm là lúc nhà bán hàng cần trang bị cho mình hệ thống vận hành, quản lý tin nhắn, bán hàng mượt mà trên các trang mạng xã hội. 

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

Số liệu từ Báo cáo Bán hàng trong thời đại Đối thoại thực hiện bởi Facebook & BCG

6. Marketing bằng meme tiếp tục là điểm nhấn

Từ 8/2019 – 7/2020, lượt sử dụng và bàn luận về meme tăng từ 19,8 triệu đến 24,9 triệu, tương đương 26% chỉ trong một năm (Talkwalker, 2020).

Tình hình COVID-19 trên thế giới đã và vẫn đang diễn biến phức tạp, điều này tạo điều kiện cho các trang mạng xã hội phát triển hơn. Có đến 88,1% người dùng ở Mỹ cho biết, họ đã dành ít nhất nửa giờ trên mạng xã hội mỗi ngày trong đại dịch. Tại Việt Nam, lan toả năng lượng tích cực trong quá trình giãn cách xã hội là xu hướng chung của các doanh nghiệp. Hơn hết các dạng nội dung, video mang lại tiếng cười có tốc độ chia sẻ cao hơn trong cộng đồng, vì thế meme tiếp tục là điểm nhấn cuối năm 2021.

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

7. Influencer & Group cộng đồng giúp tạo nội dung gần gũi với khách hàng

Tại Việt Nam, Facebook Group nổi lên như một trào lưu giúp kết nối người dùng có chung mối quan tâm. Trái với các influencer có tầm ảnh hướng lớn, micro-influencer rất gắn bó với cộng đồng của họ hay được coi là chuyên gia trong các cộng đồng đó. Nếu doanh nghiệp có nguồn lực tạo cộng đồng riêng, các chủ đề như hỏi đáp về thương hiệu, livestream, feedback, câu chuyện thường ngày sẽ giúp gắn kết thương hiệu và khách hàng hơn. Ngoài ra, cuối năm 2021, thương hiệu có thể kết nối với influencer hay Facebook Group cộng đồng sẽ tăng cường lượng truy cập website.

Xu hướng marketing nào là điểm nhấn cuối năm 2021?

Liên hệ Haravan để tư vấn về các giải pháp Social Commerce, bán hàng Facebook, Instagram, quản lý hội thoại, tin nhắn đa nền tảng mạng xã hội. 

* Nguồn: Haravan