“Thế khó” kinh doanh truyền thống mùa dịch tạo “thế khôn” cho các mô hình kinh doanh mới
Covid đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên, các chủ shop phải giải quyết "thế khó" về logistics cùng các chính sách thay đổi liên tục của Chính phủ như thế nào?
Nghịch lý Covid: "Đóng cửa cuộc sống, mở cửa kinh doanh cho mọi nhà"
Trước kia chưa có sự tồn tại của SARS-CoV-2, người dân được tự do đi lại, được tụ tập với bạn bè và được vi vu khắp mọi nơi. Nhưng giờ đây khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, người dân buộc phải “bó” mình trong bốn bức tường ngày qua ngày.
Thậm chí, chúng ta những ngày nay như quay trở về thời bao cấp khi đi chợ phải cần phiếu.
Thế nhưng, các nhà kinh doanh có thể lấy “nguy” làm “cơ”. Bởi thời điểm này có thể coi là thời điểm vàng cho các sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số, tiếp cận gần hơn tới người dùng.
Có những lĩnh vực tưởng chừng sẽ chẳng thể nào thực hiện chuyển đổi số nhưng để tồn tại và trụ vững qua “tâm bão” Covid, một số thị trường đã chứng minh rằng: “Chúng tôi hoàn toàn có đủ năng lực và tiềm năng để tham gia quá trình chuyển đổi số”.
Điển hình như Propzy, một công ty chuyên về bất động sản, đã tiên phong trong lĩnh vực Proptech (bất động sản ứng dụng công nghệ).
Hay đối với ngành y tế, dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến eDoctor cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa bao gồm chẩn đoán và theo dõi người bệnh, đào tạo y tế từ xa,...
Bên cạnh đó, nhiều ngành vẫn “hốt bạc” từ lĩnh vực thương mại điện tử. YODY - thương hiệu thời trang Việt là một ví dụ nổi bật.
Chiến dịch “Trợ giá mùa dịch” của YODY có thể được coi như một chương trình CSR, đem đến những giá trị thiết thực về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Mở màn cho chiến dịch này là sự kiện phát sóng trực tiếp trên Facebook của đại gia đình ông Nguyễn Việt Hòa - CEO YODY. Chỉ sau 90 phút livestream, 1021 đơn hàng đã được bán ra và giá trị thu về lên tới 500 triệu đồng. Điều này đóng góp một phần không nhỏ trong quỹ Vaccine của chiến dịch này.
Nhận định về tiềm năng nửa cuối năm 2021, ông Hán Văn Lợi - CEO Boxme chia sẻ “Năng lực sản xuất của Việt Nam đạt trình độ tốt, ngành hàng cũng đa dạng và chi phí rẻ. Đây là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp Việt có thể ổn định được nguồn cung.
Cộng hưởng vào đó là năng lực quảng cáo của các đơn vị trong lĩnh vực digital marketing cũng ở trình độ cao. Điều này sẽ thúc đẩy, hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử”.
Real Time: thách thức vận chuyển mùa dịch
Ông Lợi cho biết “Những doanh nghiệp hay người bán hàng tự do sẽ ít nhiều gặp khó khăn do những chính sách có thể nói là đột ngột, khiến họ không kịp trở tay, gặp lúng túng khi làm việc với các cơ quan quản lý, các đối tác vận chuyển,...”
Ngoài ra, khó khăn trong khâu vận chuyển mùa dịch cũng đến từ Chỉ thị 16 của Chính phủ trong quá trình phòng chống dịch bệnh.
"Tuy được phép hoạt động, nhưng việc giao hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn vì việc các địa điểm giao hàng bị hạn chế, số lượng người tham gia hoạt động giao vận giảm xuống mức tối thiểu và các hoạt động mua bán cũng sẽ giảm do ảnh hưởng của dịch”, chia sẻ của CEO Boxme.
Nhưng trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử thì một trong những phương án đang được các doanh nghiệp lựa chọn để tiếp tục tồn tại là Fulfillment.
Đây là một dịch vụ có thể xử lý toàn bộ các công đoạn, không chỉ quản lý đơn hàng (bước cuối) mà còn xử lý đơn hàng (toàn bộ quy trình). Điều này nhằm giảm thiểu nỗi lo cho người bán trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Thách thức đầu tiên khi chuyển đổi mô hình kinh doanh mới là làm tiếp thị - truyền thông cho thương hiệu mới.
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động quảng bá chỉ có thể diễn ra bằng hình thức online thay vì tận dụng nhiều kênh marketing như trước kia: banner, bảng hiệu hay OOH,...
Tiếp đến, khi thực hiện hoạt động kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp gặp khá nhiều cản trở bởi các bình luận và feedback của khách hàng được đăng tải trên mạng.
Lý giải cho khó khăn này là bởi niềm tin của khách hàng vào những dòng review trên mạng ngày càng lớn hơn cả.
Cái khó cuối cùng mà doanh nghiệp có thể gặp phải là sự phụ thuộc quá nhiều vào các nền tảng thương mại điện tử.
Lấy ví dụ sàn thương mại điện tử nổi tiếng Shopee - một trang bán hàng điện tử giờ đây không cho phép người bán được lựa chọn các đơn vị vận chuyển.
Kiểm soát khâu vận chuyển không hẳn là đem đến cho Shopee lợi thế áp đảo, bởi việc này hoàn toàn có thể đặt một áp lực lớn lên Shopee. Nếu Shopee không đảm bảo chất lượng giao hàng thì hình ảnh thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Chính vì lẽ đó, người bán hàng cần phải thường xuyên theo dõi và hiểu những thay đổi, quy định của Shopee để có hướng thay đổi tương ứng.
Theo kinh nghiệm hỗ trợ nhiều chủ shop kinh doanh trên các sàn TMĐT, đại diện Boxme đưa ra một số gợi ý mà DN có thể áp dụng để kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn.
1. Đăng ký với các cơ quan quản lý về dịch vụ giao hàng và tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch
Nhằm giảm thiểu tối đa ca lây nhiễm trong cộng đồng, Chính phủ đã ra yêu cầu nghiêm ngặt liên quan tới dịch vụ giao hàng của các đơn vị vận chuyển.
Chính vì lẽ đó, Boxme đã đăng ký dịch vụ vận chuyển với các cơ quan chính quyền. Bên cạnh đó, để việc giao chuyển diễn ra “mượt mà” và không bị ảnh hưởng đến khách hàng, Boxme đều thực hiện những yêu cầu cần thiết đối với nhân viên kho vận.
Ví dụ như tổ chức khám xét sàng lọc, đưa ra những yêu cầu về giao hàng “không chạm” với nhân viên giao hàng thuộc các đơn vị vận chuyển khác và thực hiện nguyên tắc “3 tại chỗ” ở kho hàng Boxme.
2. Cập nhật thông tin về khu vực giao hàng
Boxme luôn cập nhật và thông báo trên hệ thống về các khu vực không được phép giao hàng, những đơn vận chuyển bị ảnh hưởng không thể giao tới tay khách. Điều này giúp khách hàng có thể lựa chọn nhằm giảm thiểu tỷ lệ hoàn trả hàng.
3. Cập nhật thông tin chính sách hãng vận chuyển
Đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch khó khăn, Boxme đã liên tục cập nhập thông tin về các chính sách vận chuyển của sàn thương mại điện tử để giúp người bán không khỏi ngỡ ngàng trước những thay đổi chính sách.
4. Tư vấn hỗ trợ các nhãn hàng mở rộng ra các nước khác
Song song với việc hỗ trợ khách hàng vận hành, Boxme tiếp tục đưa những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để tư vấn cho những khách hàng là những nhãn hàng Việt Nam có những bước chuẩn bị và mở rộng ra các thị trường khác trong khu vực với hệ thống hậu cần, mạng lưới dịch vụ và đối tác của Boxme trên toàn Đông Nam Á.
Các phương thức hỗ trợ của Boxme nêu trên nhằm đảm bảo khả năng tác động lên khâu vận chuyển của khách hàng ít nhất có thể.
Đặc biệt, Boxme đã và đang nỗ lực trở thành một trong những đơn vị đầu tiên tiếp nhận những thay đổi trong quy trình vận chuyển trên các sàn thương mại điện tử.
Thục San - Trends Việt Nam
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2015, Boxme là doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp giải pháp nhằm tối ưu hệ thống hậu cần kho vận, mang đến khái niệm về một mô hình hoàn tất đơn hàng hoàn toàn mới mẻ tại thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.
Boxme xây dựng hệ thống quản lý kho với quy trình riêng, kết nối với hầu hết các hãng vận chuyển nội địa nhằm phục vụ các khách hàng nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam mà không có người vận hành cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tối ưu vận hành thông qua đơn vị hậu cần thứ 3 (3PL).
Truy cập trang web của Boxme tại đây.