Marketer Andy Vũ
Andy Vũ

Founder & CEO @ Hệ sinh thái BrandMarCom DigiMind Group

Học cách đổi mới từ triết lý “Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau” của Steve Jobs

Học cách đổi mới từ triết lý “Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau” của Steve Jobs

Câu chuyện về sáng tạo từ Apple sẽ mang lại nhiều gợi ý về thúc đẩy tính sáng tạo cho các tổ chức tại Việt Nam. Sáng tạo không phải là sự bộc phát từ một cá nhân xuất chúng, mà là hành trình đi tìm và kết nối những gì tinh tuý nhất của con người.

“Creativity is just connecting everything”

Steve Jobs có thể được xem là một trong những nhà đổi mới sáng tạo vĩ đại của nhân loại. Thành tựu của tập đoàn Apple gầy dựng được dưới tài lãnh đạo của ông là minh chứng rõ nét nhất của hành trình cống hiến cho người tiêu dùng toàn cầu. Trong suốt hành trình ấy, Steve đã đúc kết nên một triết lý về sáng tạo đổi mới để bất kỳ tổ chức nào cũng có thể áp dụng: “Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau”.

Một trong ba câu chuyện mà ông kể tại bài phát biểu ở trường Đại học Standford cũng liên quan tới việc kết nối các ý tưởng: “Connecting the dots” đã trở thành triết lý nhiều doanh nhân Việt Nam và thế giới theo đuổi.

Một trong ba câu chuyện mà ông kể tại bài phát biểu ở trường đại học Standford cũng liên quan tới việc kết nối các ý tưởng: Connecting the dots, đã trở thành triết lý nhiều doanh nhân cả Việt Nam và trên thế giới theo đuổi.

“Connecting the dots” đã trở thành triết lý nhiều doanh nhân Việt Nam và thế giới theo đuổi

Sáng tạo không phải tài năng thiên bẩm mà giống như một kỹ năng cần được nuôi dưỡng. Sáng tạo không phải kết quả tức thì mà là thành quả của quá trình phát triển không ngừng của tổ chức. Thế nhưng, không phải lúc nào nhân viên cũng được các lãnh đạo cho phép tự do sáng tạo, bởi quan niệm “bất kỳ sự thay đổi nào cũng mạo hiểm” có phần cũ kỹ, áp đặt.

Cùng nhìn lại hành trình 45 năm sáng tạo – đổi mới từ Apple có thể cho chúng ta vài gợi ý thúc đẩy tính sáng tạo tập thể đáng giá.

“Kết nối kinh nghiệm cá nhân để sáng tạo” – Triết lý của Apple

Từ khi thành lập năm 1976 cho đến nay, Apple đã nổi tiếng với vô vàn sáng tạo trên tất cả các sản phẩm công nghệ của mình.

Có thể kể đến hàng loạt cải tiến về công nghệ máy ảnh iPhone: chụp ảnh dải động cao HDR (2010), ảnh toàn cảnh panorama (2012), đèn flash True Tone (2013), ổn định hình ảnh quang học (2015), máy ảnh ống kính kép (2016), chế độ chân dung (2016), đánh sáng chân dung (2017) và chế độ ban đêm (2019).

“Sáng tạo chỉ là kết nối mọi thứ với nhau”.

Thành tựu Apple gặt hái không đến từ một phút giây xuất thần của riêng cá nhân nào. Nó đến từ cách thiết kế bộ máy quản trị của người tiền nhiệm Steve Jobs, tạo điều kiện cho sáng tạo diễn ra liên tục, xuyên suốt.

Đầu tiên, hệ thống quản trị của Apple được thiết lập dựa trên cấu trúc chức năng (functional organization), trao quyền quyết định cuối cho người giàu chuyên môn công nghệ nhất, thay vì trao quyền cho các giám đốc kinh doanh.

Cho tới hôm nay, CEO Tim Cook vẫn giữ vị trí trung tâm tổ chức – nơi giao nhau duy nhất giữa các bộ phận thiết kế, kỹ thuật, vận hành, marketing và bán hàng của Apple.

Cấu trúc bộ máy của Apple đến từ hai trọng số: hàm lượng công nghệ lớn trong sản phẩm và giá trị trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nó đòi hỏi vai trò của các chuyên gia kỹ thuật được đẩy lên trước các chuyên gia kinh doanh.

Cho tới hôm nay, CEO Tim Cook vẫn giữ vị trí trung tâm tổ chức - nơi giao nhau duy nhất giữa các bộ phận thiết kế, kỹ thuật, vận hành, marketing và bán hàng của Apple.

Một cách dễ hiểu, bộ phận marketing sẽ tập trung phát triển mọi chiến lược tiếp thị, bộ phận nghiên cứu sẽ dồn lực nâng cấp “lõi công nghệ” cho mọi sản phẩm và bộ phận dịch vụ sẽ phấn đấu cải thiện dịch vụ cho mọi khách hàng.

Tóm gọn quy trình sáng tạo tại Apple diễn ra như sau: Đầu tiên, mỗi nhân viên thuộc các bộ phận khác nhau sẽ chủ động nghiên cứu quá trình phát triển sản phẩm và phản hồi từ khách hàng để động não (brainstorm), kiến tạo thật nhiều ý tưởng.

Tiếp theo, nhiều cuộc họp giữa các phòng R&D sẽ dần liên kết, “mix and match” các sáng kiến này để tạo ra một nguyên mẫu. Cuối cùng, mọi thứ phức tạp được làm đơn giản hoá, đẽo gọt, thử nghiệm thực tế để phát triển nên sản phẩm hoàn chỉnh.

Mấu chốt của năng lực sáng tạo làm nên thương hiệu Apple nằm ở sự kết nối kinh nghiệm sống, ý tưởng của mỗi cá nhân và gắn chúng trong tiến trình học hỏi xuyên suốt giữa các bộ phận tổ chức.

Một tài khoản trên TikTok chia sẻ về 6 cấp độ nhận thức của con người: “Chúng bao gồm nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo”.

Phần đông chúng ta chỉ tiến đến mức 3 hoặc thấp hơn, vậy mới có chuyện người học kinh doanh nhưng chẳng bán được hàng vì không biết cách đánh giá, sáng tạo các giải pháp mới.

Chính khả năng kết nối các kiến thức sẵn có (cấp độ 4,5 là phân tích, đánh giá) từ khâu nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch đến sáng tạo giải pháp mới sẽ tạo khác biệt giữa người có năng lực sáng tạo cao và những người khác.

Sáng tạo đến từ “trí tuệ xã hội” của tập thể

Câu chuyện sáng tạo của Apple và cuộc đời vinh quang của Steve Jobs chỉ là số hiếm. Điều đó không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nếu không sở hữu các thiên tài trong tổ chức thì sẽ mất đi năng lực sáng tạo. Hơn thế nữa, nhiều ý tưởng sáng tạo đột phá thường bắt nguồn từ trí tuệ tập thể.

Nghiên cứu về sáng tạo trong tổ chức của Dale Carnegie & Associates (2021) trình bày: “Xã hội loài người hoạt động giống như một bộ não tập thể (collective brain), nghĩa là các cá nhân trong đó được kết nối trong một khối tư duy tập thể, truyền tải và học hỏi chọn lọc thông tin”.

Thông thường quá trình này nằm ngoài nhận thức của họ. Họ có thể tự nhiên tạo ra các thiết kế tư duy mới phức tạp mà không cần đến nhà thiết kế – giống như chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá di truyền.

Nhờ sự tương tác trao đổi với các bộ não khác, chúng ta có thêm những tư duy mới không nằm trong phần nhận thức trước đó, từ đó có thêm trí tuệ từ bộ não tập thể này. Vì vậy, hiểu về bộ não tập thể có thể mang lại nhiều sáng kiến cải thiện quá trình sáng tạo trong phạm vi tổ chức.

Sự thành công của ý tưởng sáng tạo là kết quả của sự tác động giữa nỗ lực của cá nhân, đội nhóm, tổ chức với nhau. Các cá nhân đã tạo ra các ý tưởng cốt lõi, cùng đồng nghiệp kết nối, làm phong phú các ý tưởng và hiện thực hoá ý tưởng. Sáng tạo là một quá trình mang tính xã hội.

Ở góc độ khoa học, nhà sinh vật học tiến hóa Joe Henrich (Đại học British Columbia) đã khẳng định bộ não tập thể (collective brain) chính là tiền đề cho quá trình sáng tạo xuyên suốt chiều dài lịch sử loài người.

Ở góc độ khoa học, nhà sinh vật học tiến hoá Joe Henrich (Đại học British Columbia) đã khẳng định bộ não tập thể (collective brain) chính là tiền đề cho quá trình sáng tạo xuyên suốt chiều dài lịch sử loài người.

“Tôi nghĩ ý tưởng về sự đổi mới phụ thuộc vào các thiên tài là sai lầm. Lịch sử cho thấy rằng, các phát minh luôn xây dựng dựa trên những phát hiện tổng hợp từ trước đó và cải tiến lên.Những phát minh này có thể được coi là sản phẩm của toàn xã hội chúng ta. Sự đổi mới dựa trên quá trình các cá nhân học hỏi từ những người khác, theo cách đó, xã hội loài người hoạt động giống như một bộ não tập thể”, Joe Henrich nói.

Nhà tâm lý học Michael Muthukrishna thuộc Trường Kinh tế London cũng chia sẻ: “Theo cách này, tính xã hội có thể là mẹ đẻ của mọi phát minh cũng như trí thông minh. Quy mô và tính liên kết của xã hội cho phép chúng ta kết nối, chia sẻ nhiều ý tưởng hơn. Mạng lưới kết nối xã hội an toàn có thể kích thích sự đổi mới”.

Đúc rút kinh nghiệm, truy tìm bí quyết, kết nối mọi thứ để sáng tạo: Lời khuyên từ chuyên gia

Shark Thái Vân Linh (Giám đốc Công ty Cổ phần Vingroup Ventures) nói về trải nghiệm sáng tạo trong sự nghiệp của mình:

“Lúc nhỏ tôi hay nghĩ rằng sáng tạo là cái mọi người sinh ra đã có. Nếu bản chất bộ não tôi không sáng tạo thì không bao giờ sáng tạo được. Nhưng sau này đi làm, quá trình mày mò tôi mới hiểu ra mình hoàn toàn có thể sáng tạo. Sáng tạo là gom lại những trải nghiệm của mình, cố gắng đi tìm càng nhiều kinh nghiệm càng tốt, sau đó chọn từ những trải nghiệm đó để ra một ý tưởng mới. Đó không phải là copy người khác mà là thấy người này làm A, người kia làm B thì mình sẽ học hỏi để làm C. Sáng tạo đổi mới liên quan đến tư duy và cách phát triển công ty, tất cả quy trình vận hành và hoạt động của mình đều có thể đổi mới sáng tạo.”

Ông Paul Nguyễn Hưng (Founder, CEO Goody Group) đưa ra lời khuyên:

“Đối với tôi, sáng tạo là luôn học hỏi những gì đã có của loài người, tái sử dụng trí tuệ của người đi trước. Sáng tạo là dựa vào thực tế cuộc sống, cải thiện được đời sống của khách hàng. Khi mình thấy một ý tưởng hay, đừng ăn cắp 100% ý tưởng của người khác. Hãy làm khác đi một chút, học hỏi để sáng tạo sao cho hay hơn, phù hợp hơn cái cũ.”

Các lãnh đạo tại Việt Nam chia sẻ về hành trình sáng tạo của mình và đội ngũ (từ trái qua: shark Thái Vân Linh, ông Paul Nguyễn Hưng, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh).

Các lãnh đạo tại Việt Nam chia sẻ về hành trình sáng tạo của mình và đội ngũ (từ trái qua: Shark Thái Vân Linh, ông Paul Nguyễn Hưng, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh)

Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Dale Carnegie Việt Nam, cũng chia sẻ về cách thức triển khai sáng tạo thành đổi mới hiệu quả tại Dale Carnegie Việt Nam.

“Phần mềm được tập trung trong hầu hết các bước quan trọng để mang lại thành công cho những ý tưởng sáng tạo độc đáo, thú vị, đôi khi gây ngạc nhiên bởi tính bứt phá của nó. Cốt lõi của nó là tạo ra từng con người có tư duy sáng tạo, nghĩ rộng, nghĩ mới một cách chủ đích cho tất cả các tình huống và bối cảnh có liên quan. Cốt lõi này sẽ đạt được khi tổ chức xây dựng các điều kiện cần và đủ trong ba cấp độ Cá nhân – Đội ngũ – Tổ chức như mô hình sáng tạo mang tính xã hội của Dale Carnegie”.

Bà tiếp lời: “Chúng ta trong vài năm trở lại đây cũng hay nghe nhắc đến thuật ngữ ‘Đổi mới hay là chết’. Sau bao năm có quá nhiều đổi mới đáng kinh ngạc xuất hiện trên thế giới thay đổi hầu như hoàn toàn thói quen của mọi người như Grab, e-banking, Netflix, Amazon, Tesla...”

Dù hiểu đổi mới không chỉ trước mắt mà còn mang tính sống còn trong lâu dài, doanh nghiệp lại thường “đổi mới” từ bản năng, từ ý chí và năng lực vượt trội của người lãnh đạo cao nhất, hoặc từ vài nhân sự là tài năng hiếm có của doanh nghiệp.

Chúng ta cần một văn hoá đổi mới sáng tạo, trong đó mỗi nhân sự đều có được tư duy cần thiết và được cung cấp một bộ “tool kits” để có thể học hỏi cách thức sáng tạo đổi mới, thay vì “bản năng”.

Khi nền tảng sáng tạo này được thiết lập, sự đổi mới bứt phá sẽ diễn ra một cách hiệu quả và đúng đắn hơn.

Các đổi mới này có thể làm thay đổi cơ cấu tổ chức để linh hoạt thích ứng với môi trường, thay đổi trong chiến lược và phương thức tiếp cận khách hàng, hay thay đổi trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm – dịch vụ độc đáo, thay đổi về hệ thống giao tiếp, tương tác nội bộ giúp gia tăng tối đa hiệu suất công việc...

Ngày 18/9, Dale Carnegie Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ báo cáo nghiên cứu: “Sáng tạo mang tính Xã hội: Động lực Đổi mới giữa các Cá nhân tại Nơi làm việc”.

Mục tiêu buổi chia sẻ mang đến cái nhìn rõ nét về sáng tạo trong tổ chức, từ đó thúc đẩy mở rộng mạng lưới quan hệ, tạo môi trường hợp tác tích cực và sáng tạo cho doanh nghiệp.

* Nguồn: Trends Việt Nam