5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài đã dẫn đến những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, hầu hết mọi hoạt động đều “go online”, nhu cầu về giao hàng tận nơi tăng cao và mọi người ưu tiên các hình thức “thanh toán không tiếp xúc” hơn. Bài viết này tổng hợp 5 thay đổi rõ rệt nhất trong hành vi mua sắm của người dân, giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn và chuẩn bị cho những bước chuyển đổi tiếp theo. 

1. Người tiêu dùng giảm các khoản chi tiêu tùy ý

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trong đó có yếu tố thu nhập. Những thay đổi trong chi tiêu cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên thận trọng hơn giữa bối cảnh đại dịch, cũng như thay đổi thói quen tiêu dùng, ưu tiên các mặt hàng thiết yếu và giảm các khoản chi tiêu tùy ý. Sức mua sản phẩm điện tử giảm từ 10% xuống 0,2%, dịch vụ giải trí và du lịch chỉ còn chiếm 0,4%. Nếu như việc chi tiêu cho ngành du lịch, giải trí phần lớn là do tình trạng đóng cửa hàng loạt trong bối cảnh dịch bệnh thì việc chi tiêu cho ngành điện tử phản ánh tâm lý thận trọng của người tiêu dùng (Theo Deloitte).

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Người tiêu dùng giảm các khoản chi tiêu tùy ý

2. Mối quan tâm hàng đầu đối với 7/10 người tiêu dùng Việt Nam

Cuộc khảo sát của Cimigo cho thấy rằng bảo vệ Việt Nam khỏi dịch Covid là mối quan tâm chiếm tỷ lệ lớn nhất (60%). 31% người tham gia khảo sát quan tâm đến vaccine Covid-19 và những hình thức đăng ký tiêm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chú ý đến các vấn đề đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm (25%) và nguồn nước sạch (14%).

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Mọi người hầu hết quan tâm về tình hình Covid và các giải pháp bảo vệ sức khỏe

3. Mua sắm trực tuyến trở thành sự lựa chọn hàng đầu

Đại dịch đã thúc đẩy hành vi mua sắm, trao đổi trên nền tảng kỹ thuật số, các hoạt động mua bán online diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm cơ hội để chuyển đổi “go online”, đây được xem là một nỗ lực đáng kể để thích ứng và tiếp cận thị trường. Có 81% người tiêu dùng cho biết họ đã thay đổi thói quen mua sắm từ khi đại dịch bùng phát và 92% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm online dù còn dịch bệnh hay không (Báo cáo của Facebook). Theo Deloitte,  các doanh nghiệp nên phát triển các chiến lược tiếp cận thị trường, xây dựng và phát triển mô hình bán hàng đa kênh (omnichannel) và liên tục khắc phục các vấn đề về logistic, vận chuyển hoặc thu hút khách hàng. 

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Mua sắm online được mọi người ưa chuộng

Nếu như năm 2020, chúng ta nói về kế hoạch đưa nông sản, thực phẩm tươi sống “go online”  thì đến năm 2021, hình thức này thực sự đã được hiện thực hóa. Mức độ sẵn sàng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đối với các nhu yếu phẩm cơ bản và sản phẩm tươi sống cao đáng kể. 

 

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ CovidHaravan hân hạnh đồng hành cùng Bitis trong dự án website nông sản

4. Nhu cầu dịch vụ giao hàng tăng cao, đặc biệt trong mùa dịch

Từ khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trở lại, người dân hạn chế tối đa việc ra đường, hình thức mua sắm online là lựa chọn hàng đầu nhằm tránh lây lan dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Các đơn vị vận chuyển cũng trở nên bận rộn hơn để đáp ứng nhu cầu giao hàng của doanh nghiệp và người dân. 

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ CovidHaravan kết nối với hơn 10 nhà vận chuyển phổ biến nhất

5. Thúc đẩy thanh toán online để đảm bảo an toàn mùa dịch

Trong số những người trả lời khảo sát của Deloitte, tỷ lệ sử dụng các phương thức thanh toán số hiện là khoảng 70%. Hình thức thanh toán online đã cho thấy điểm mạnh của mình ở tính tiện lợi, nhanh chóng và đảm bảo an toàn vì hạn chế tiếp xúc khi nhận hàng. 49% người tham gia khảo sát đã và đang sử dụng phương thức thanh toán số cho các hoạt động như mua sắm, chuyển tiền, thanh toán điện nước,...

Chỉ cần vài phút thao tác trên smartphone, người tiêu dùng có thể hoàn tất thanh toán các món đồ mà mình cần, vừa nhanh chóng, vừa hạn chế tiếp xúc. Trước xu hướng ngày của người dân, nhiều shop đã kết nối các cổng thanh toán online, ví điện tử vào website nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm và đảm bảo tính an toàn. 

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Xu hướng thanh toán online

6. Những thay đổi khác trong hành vi mua sắm của người dân

Nhiều sản phẩm tiêu dùng nhanh liên quan đến vệ sinh và ngăn ngừa lây truyền đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch. 

Người tiêu dùng có nhu cầu đặc biệt dành cho các sản phẩm lương thực, đồ tươi sống và các mặt hàng giải trí tại nhà:

  1. Nhu cầu mua lương thực, thực phẩm tươi sống

  2. Tích trữ thực phẩm đóng gói 

  3. Bổ sung dinh dưỡng, vitamin để duy trì sức khỏe và xây dựng khả năng miễn dịch mạnh mẽ hơn.

  4. Sách và văn phòng phẩm cho giải trí gia đình và học tập.

5 thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam trong thời kỳ Covid

Đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Một “bình thường mới” sẽ phát triển với những thói quen mới. Suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi (một số yếu tố chỉ là tạm thời). Điều này có nghĩa, doanh nghiệp phải luôn đổi mới, phát triển và chuẩn bị để thích nghi với thị trường và gia tăng doanh thu một cách bền vững.

Nguồn: Cimigo, Deloitte

🌐 Kết nối cổng thanh toán Grab Moca và tham gia chương trình Hoàn tiền mua sắm, miễn phí vận chuyển với Grab và Haravan tại đây

🎯 Trải nghiệm giải pháp quản lý đơn hàng và xử lý đơn hàng tập trung Haravan Ship, nhận bảng giá ưu đãi từ các nhà vận chuyển dành riêng cho khách hàng Haravan tại đây