COVID 19 - Cơ hộ để thực hiện inbound marketing cho các doanh nghiệp SME

Inbound marketing, một phương pháp marketing đã ra đời cách đây 15 năm và đã chứng minh tính hiệu quả của nó trên nhiều thị trường quốc tế. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa được phần lớn doanh nghiệp SME quan tâm và thực hiện do một số hạn chế của nó so với phương pháp outbound marketing truyền thống.

Vậy liệu COVID 19 có phải là lúc để các doanh nghiệp tìm ra hướng đi cho chính mình bằng những giải pháp tăng trưởng số theo phương pháp inbound marketing này?

1. Inbound Marketing là gì? Ưu và nhược điểm của inbound marketing

Inbound marketing là gì?

Inbound marketing là giải pháp marketing được thực hiện nhằm tạo ra những giá trị hữu ích cho người dùng, nhằm mang lại khách hàng những giá trị hữu ích nhất và khuyến khích họ tương tác với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dùng những biện pháp nghiệp vụ để tiếp cận, chăm sóc và tăng tỉ lệ chuyển đổi dựa trên các khách hàng này.

Phương pháp này được 2 nhà đồng sáng lập Hubspot là Brian Halligan và Dharmesh Shah đặt tên và áp dụng rộng rãi từ năm 2006 trên thị trường Mỹ và đến nay đã có mặt trên toàn cầu (kể cả Việt Nam). Phương pháp này giúp cho khách hàng chủ động hơn trong việc tương tác với doanh nghiệp, từ đó làm tăng sự hài lòng của khách hàng hơn.

COVID 19 - Cơ hộ để áp dụng inbound marketing cho các doanh nghiệp SME

 

Inbound marketing thu hút khách hàng tốt hơn

Một phương pháp như vậy nhưng tại sao lại không được các doanh nghiệp SME tại Việt Nam tin dùng? Trái lại, họ vẫn sử dụng các phương thức truyền thống để quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Thậm chí, một số doanh nghiệp vẫn còn tiếp cận bằng các phương án quảng cáo tràn lan và gây nên thiện cảm không mấy tốt đẹp đến người xem.

 

 

Một quảng cáo thuốc Đông Y quen thuộc với câu thần chú: "Nhà tôi 3 đời..." gây phản cảm đến người xem

Cùng tôi khám phá thêm ưu và nhược điểm của giải pháp này để biết nguyên nhân vì sao nhé!

Ưu điểm của inbound marketing

Ngoài ưu điểm có thể giúp khách hàng tiềm năng có thể chủ động liên hệ với doanh nghiệp, khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn nhờ những giá trị mà doanh nghiệp mang tới cho họ và tạo được niềm tin nơi khách hàng như đã trình bày phía trên. Điểm lợi thế nhất của 1 chiến dịch inbound marketing đó là hỗ trợ cải thiện ngân sách chạy quảng cáo cho doanh nghiệp, khi các kênh doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với khách hàng hoàn toàn là của chính họ và chi phí dành cho các kênh này hầu như bằng 0.

Còn đối với outbound marketing như trường hợp tôi nhắc đến về quảng cáo thuốc Đông Y phía trên, không kể về việc khách hàng cảm thấy khó chịu và down mood khi đang xem các chương trình, kênh thông tin yêu thích trên YouTube thì bị quảng cáo làm phiền. Việc chi ngân sách để phủ tất cả các kênh YouTube có số lượng người xem lớn (thường là trên 1 triệu lượt xem) cũng ngốn ngân sách khá lớn của doanh nghiệp này. Xem 2 hình dưới đây sẽ rõ.

 

Set thử camp cho chiến dịch quảng cáo tương tự cách mà doanh nghiệp thuốc Đông Y ở trên thực hiện với đối tượng không giới hạn.

Set thử camp cho chiến dịch quảng cáo tương tự cách mà doanh nghiệp thuốc Đông Y ở trên thực hiện với đối tượng không giới hạn.

Chỉnh CPV về 1 triệu và cho mức độ giá thầu 100% để được kết quả tốt nhất

Chỉnh CPV về 1 triệu và cho mức độ giá thầu 100% để được kết quả tốt nhất

 

Với kết quả trên, chúng ta có thể thấy, mặc dù đã tối ưu hết mức nhưng lượt hiển thị chỉ giao động từ 2 triệu - 39 triệu lượt xem, không thấm vào đâu với số lượt hiển thị phủ các kênh mà mỗi ngày chúng ta vẫn thường phải bị nhận lấy. Bật mí thêm nữa là tôi đã thử set ngân sách là 1 tỷ cho 10 ngày (với số ngày càng ngắn, mức độ hiển thị sẽ càng tăng)

Nhược điểm của inbound marketing

Đây là vấn đề đau lòng nhất khi Big E Co. tư vấn giải pháp inbound marketing cho doanh nghiệp. Tuy không mất nhiều chi phí, thế nhưng inbound marketing cần 1 khoảng thời gian rất lâu để có thể thu được kết quả như mong muốn (thường là 6 tháng đến 1 năm).

Trong khi đó, doanh nghiệp cần 1 giải pháp có thể giúp họ kiếm ra doanh thu đều hàng tháng để duy trì vận hành doanh nghiệp trơn tru. Bởi vì tuy nói là chi phí cho việc inbound marketing hầu như bằng 0, doanh nghiệp cũng cần tốn một phần chi phí cho các hoạt động mang đến giá trị cho khách hàng như: content, landing page, email, đội ngũ chăm sóc và khảo sát khách hàng theo mô hình 4 bước của inbound marketing.

Mô hình inbound marketing 4 bước

Mô hình inbound marketing 4 bước

2. COVID 19 - Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp start up và SME đầu tư thực hiện giải pháp tăng trưởng số theo mô hình inbound marketing

Tại sao là giải pháp tăng trưởng số theo mô hình inbound marketing?

Vừa rồi là những chia sẻ của tôi về Inbound marketing, một phương pháp đã được kiểm chứng tại nhiều quốc gia (cả Việt Nam) và những điểm mạnh và yếu của mô hình này so với outbound marketing. Vậy tại sao COVID 19 lại là thời điểm thích hợp để thực hiện giải pháp tăng trưởng số theo mô hình này?

Trước tiên, hãy nói đến COVID 19, một hiện tượng có thể còn hot hơn cả việc tạo ra sóng gió của Jack và Thiên An hay bão tố giữa những nghệ sĩ với CEO Phượng Hằng thời gian vừa qua khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và tình hình hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước mà người chịu thiệt hại nhiều nhất nằm ở các công ty start up và SME khi hầu hết đều không đủ nguồn lực để xoay sở qua thời gian này.

Sau đó hãy nói đến thị trường đang bị lock down trong thời gian hiện tại, tất cả các ngành (trừ thực phẩm và mặt hàng thiết yếu đều bị ngưng hoạt động), nếu quảng cáo mạnh mẽ bằng giải pháp outbound marketing để tìm ra khách hàng nhanh chóng và nhiều nhất có thể ở giai đoạn này, doanh nghiệp cũng không thể cung cấp được sản phẩm đến tay người tiêu dùng và cũng không tạo ra được doanh thu. Chưa kể, nếu chi tiêu lố ngân sách, doanh nghiệp có khả năng không còn đủ vốn để nuôi nhân viên và duy trì công ty.

Vậy tại sao lại là giải pháp tăng trưởng số theo mô hình inbound marketing?

Nếu như thực hiện hoàn toàn inbound marketing, rất khó để doanh nghiệp có thể có một tệp khách hàng đủ lớn (không phải là không có khách hàng) để chăm sóc khi dịch qua đi.

  • Trường hợp thứ 1: Thử tưởng tượng, bạn là 1 doanh nghiệp mới hoàn toàn trên thị trường và bạn đang cố gắng mang đến những giá trị tốt nhất cho khách hàng của bạn. Tuy nhiên, bạn lại không quảng bá sản phẩm của mình ra bên ngoài và âm thầm xây dựng những giá trị tốt đẹp cho khách hàng của mình. Bây giờ hãy đổi góc nhìn sang khách hàng, liệu họ có tin tưởng vào bạn không khi bạn hoàn toàn chưa có gì để chứng minh lòng tin ấy? Hiệu ứng FOMO luôn là 1 cái bẫy chết người khi con người ta luôn tin vào những thứ được đông người sử dụng trước đó, mặc cho món hàng đó có chất lượng hay là không. Muốn tạo ra lòng tin ban đầu, bạn phải quảng cáo với ngân sách và mục tiêu chiến dịch hợp lý để tăng độ nhận diện ban đầu cho khách hàng.    
  • Trường hợp 2: Giả sử bạn đã có được 1 trang blog, mạng xã hội với đầy đủ thông tin hữu ích dành cho khách hàng tiềm năng, sẽ ra sao nếu bạn cứ hàng ngày chia sẻ nó lên các diễn đàn, các group khách hàng tiềm năng trên các trang mạng xã hội (MXH) mà không quảng cáo? Dĩ nhiên nó vẫn sẽ rất thu hút những khách hàng tiềm năng, tuy nhiên rất ít người biết đến bạn trong thời gian đầu (nếu bạn không phải là 1 KOLs hay 1 người nổi tiếng hoặc có 1 số lợi thế nào đó về mặt thẩm mỹ). Muốn lan truyền những thông tin hữu ích, bạn cũng cần 1 chiến dịch quảng cáo với ngân sách và mục tiêu hợp lý.  
  • Trường hợp thứ 3: Ví dụ như bạn đã xây dưng tới bước lập landing page và kêu gọi hành động, liệu khách hàng có nhìn thấy đường link đó không khi bạn không quảng cáo? Giả sử bạn đã xây dựng một cộng đồng đủ lớn trước khi lập landing page, quảng cáo cũng có thể giúp bạn tăng tỉ lệ khách hàng tương tác với trang landing page của bạn nhiều hơn.

Dựa vào 3 trường hợp trên, chúng ta thấy là không nên áp dụng hoàn toàn 100% mô hình inbound marketing đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vào đó, giải pháp tăng trưởng số theo mô hình trên sẽ là phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Vậy Giải Pháp Tăng Trưởng Số là gì?

Giải Pháp Tăng Trưởng Số là giải pháp dịch vụ tổng hợp, được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng toàn diện và tổng thể về mặt marketing cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Hỗ trợ planning marketing tổng thể cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho khách hàng
  • Xây dựng chiến lược MXH cho clients
  • Hỗ trợ marketing offline cho clients
  • Xây dựng chiến lược seo tổng thể và inbound marketing

Điểm đặc biệt là giải pháp này sẽ định hướng và xây dựng chiến lược marketing theo mô hình inbound 70% (có thể chèn quảng cáo outbound ở những giai đoạn phát triển phù hợp của doanh nghiệp nhưng chỉ chiếm 30% của chiến lược marketing tổng và mục đích cuối cùng vẫn là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển branding và gia tăng lead thu về cho khách hàng và phân loại lead để giúp đỡ họ có thể tự thực hiện khâu cuối cùng là chốt sales và gia tăng doanh một cách thu dễ dàng hơn).

Theo đó, hành trình khách hàng khi doanh nghiệp áp dụng giải pháp trên sẽ như sau:

 

Hành trình khách hàng khi áp dụng Giải Pháp Tăng Trưởng Số cho doanh nghiệp

Bài viết được tổng hợp dữ kiện bởi đội ngũ Kiến Thức Dạo của Big E Co. - Người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp - Mang đến Giải Pháp Tăng Trưởng Số cho doanh nghiệp.

Bài viết trên Kênh Kiến Thức Dạo và case study thực tế từ Big E:

https://kienthucdaochannel.blogspot.com/2021/08/covid-19-co-phai-la-thoi-diem-thich-hop-de-thuc-hien-inbound-marketing-cho-doanh-nghiep-sme.html

Website Big E Co.: https://www.bigeco.vn

Fanpage Big E Co.: https://www.facebook.com/bigecompany

Nguồn: Ngốc - Kiến Thức Dạo