Nhận diện thương hiệu trên kênh Digital
Hành vi người dùng thay đổi, Internet trở nên hữu hiệu hơn trong việc tìm kiếm thông tin. Doanh nghiệp cần làm gì? Cùng JAMstack Vietnam đọc bài viết dưới đây về nâng cao nhận diện thương hiệu trên kênh Digital - một xu hướng tất yếu trong kinh doanh ngày nay.
1. Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu là mức độ khách hàng có thể gợi nhớ hoặc nhận ra một thương hiệu thông qua các phương tiện, hình ảnh mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra đặc trưng riêng của mình.
Các phương tiện, hình ảnh tập hợp lại được gọi là một hệ thống nhận diện thương hiệu. Hệ thống này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như logo, slogan, màu sắc, phong bì, đồng phục, sản phẩm, âm thanh, gương mặt đại diện,…
Bộ nhận diện thương hiệu JAMstack Vietnam
Ví dụ Biti’s nổi tiếng tại Việt Nam với slogan “Nâng niu bàn chân Việt”. Người Việt Nam đã quen thuộc với câu slogan ngắn gọn, đầy ý nghĩa này từ những năm 2000. Từ đứa bé 5 tuổi đến người 50 tuổi cũng đều biết đến. Biti’s trở thành thương hiệu giày dép được ưa chuộng nhất tại thời điểm đó. Từ năm 2017, Biti’s bắt đầu thực hiện chiến dịch quảng bá Tết với series “Đi để trở về” với sự xuất hiện của Soobin Hoàng Sơn và thông điệp rõ ràng, đầy cảm xúc. Những năm tiếp theo, các teaser, trailer tung ra tiếp diễn kích thích người tiêu dùng mong chờ về sản phẩm âm nhạc kết hợp giữa Biti’s và các KOL. Mỗi đợt Tết về, nhiều bạn trẻ sẽ nhớ ngay tới bài hát trên cũng như thương hiệu giày Việt này.
Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tạo ấn tượng cho khách hàng và đối tác, giúp họ nhận ra sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Độ nhận diện càng cao, thương hiệu càng nổi tiếng, giúp nâng tầm thương hiệu và mang về doanh thu cho doanh nghiệp.
Khi thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường, hệ thống nhận diện thương hiệu là nền tảng để thuyết phục khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Việc đồng bộ hóa hình ảnh của doanh nghiệp cũng thể hiện tính chuyên nghiệp, gây ấn tượng tốt tới khách hàng, đối tác.
Các phương tiện, hình ảnh của thương hiệu là một chiến lược marketing tuyệt vời. Khi bạn gửi các phong bì thư hoặc card visit, nó có tác dụng như một cách giải truyền đơn giúp khách hàng và đối tác nhớ tới thương hiệu dễ dàng.
2. Nhận diện thương hiệu trên kênh digital và sự sống còn của doanh nghiệp
2.1. Không xuất hiện trên kênh digital, doanh nghiệp tự hạn chế đối tượng khách hàng
Internet phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, các công nghệ mới ra đời khiến người dân xa dần các kênh truyền thông truyền thống như băng rôn, tờ rơi, hay thậm chí là quảng cáo trên truyền hình. Thay vào đó, sự đổ bộ của các kênh digital đang chiếm tỷ trọng lớn hơn, thay đổi hành vi người tiêu dùng hiện nay.
Hành vi người dùng Internet những năm gần đây
Theo khảo sát của Google:
- 79% người tham gia khảo sát nói rằng họ tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi tới cửa hàng trực tuyến;
- 59% sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng trước khi quyết định mua hàng;
- 59% sẽ sử dụng Google để nghiên cứu trước khi mua hàng online.
Các thông số này chứng minh rằng, người dùng ngày càng coi trọng việc xuất hiện thương hiệu trên các kênh digital hơn. Nếu doanh nghiệp chỉ đi theo các kênh truyền thống thì sẽ bị phần lớn người dùng quên lãng và mất lợi thế cạnh tranh.
2.2. Nhận diện thương hiệu trên kênh digital tiết kiệm chi phí hơn
Với các phương thức truyền thông truyền thống như băng rôn, biển quảng cáo, tờ rơi, số lượng người tiếp cận hạn hẹp, hiệu quả khó đo đếm.
Ngược lại, các kênh digital giúp doanh nghiệp duy trì việc xây dựng thương hiệu lại đo đếm được kết quả một cách dễ dàng. Từ những dữ liệu được ghi lại, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing cụ thể, cũng như nắm bắt nhu cầu của khách hàng để thay đổi sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
2.3. Không xuất hiện trên kênh digital = mất thị phần
Theo nhiều khảo sát, trong năm 2020, trên 80% người dùng chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến và phần lớn trong số họ sẽ tiếp tục giữ thói quen này trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng tham gia miếng bánh thị phần trực tuyến này để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
3. Cách để tăng nhận diện thương hiệu trên kênh digital
3.1. Xây dựng website
Website là kênh digital nền tảng để nhận diện thương hiệu
Đây là “ngôi nhà trên mạng”, là nơi doanh nghiệp có thể tự do trang trí, trình bày theo phong cách riêng. Website nhận diện thương hiệu thể hiện văn hóa công ty và giới thiệu chi tiết về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Nó cũng là cầu nối, giúp khách hàng có thể liên hệ với doanh nghiệp dễ dàng. Nếu bạn chọn website bán hàng, khách hàng thậm chí có thể mua sắm trực tuyến trên website mà không cần tốn thời gian tới cửa hàng trực tiếp.
Vậy làm thế nào để có một website nhận diện thương hiệu hiệu quả?
3.1.1. Thiết kế giao diện phù hợp
Thay vì nói “giao diện đẹp”, JAMstack Vietnam muốn nhấn mạnh về tính phù hợp của giao diện website. Bởi lẽ, mỗi cá nhân sẽ có khiếu thẩm mỹ khác nhau và có những nhận định về xấu – đẹp không giống nhau. Hơn nữa, mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc trưng riêng biệt. Do đó, chúng tôi đề cao tính phù hợp của thiết kế website cho từng ngành nghề kinh doanh.
Giao diện bao gồm hình ảnh, màu sắc, bố cục và nội dung của website. Các yếu tố này cần có sự nhất quán giữa các trang để định hình phong cách của thương hiệu. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có 3 giây đầu tiên để gây ấn tượng với người dùng, nên Trang chủ cần thực sự nổi bật. Để làm được điều này, sử dụng dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp là một lựa chọn hoàn hảo nếu doanh nghiệp không có “đội nhà” giàu kinh nghiệm.
3.1.2. Cấu trúc website
Hai cấu trúc website được ưa chuộng là Silo và cấu trúc phẳng. Cụ thể như hình dưới đây.
Việc sắp xếp các thư mục logic không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các thông tin cần thiết mà còn hỗ trợ bộ máy của Google đọc hiểu nội dung website. Từ đó, thứ hạng website trên Google sẽ được tăng lên đáng kể.
3.1.3. Website thân thiện với thiết bị di động
Hiện nay, có khoảng trên 60 triệu thuê bao có phát sinh lưu lượng mạng tại Việt Nam và con số này không ngừng tăng lên. Sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet đang là xu hướng nổi bật mà mọi lứa tuổi đều sử dụng. Để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, doanh nghiệp cần nắm chắc xu hướng này và áp dụng vào website nhận diện thương hiệu của mình. Hãy tưởng tượng, nếu khách hàng truy cập vào website của bạn, nhưng tốc độ tải quá chậm, hình ảnh xô lệch, sai font chữ,… liệu họ có ở lại xem nội dung bên trong hoặc quay lại lần nữa? Điều này vô hình chung sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của thương hiệu.
Yếu tố thân thiện với thiết bị di động cũng là một trong các thông số để Google xếp hạng website. Nếu bạn muốn tăng thứ hạng của mình, đừng bao giờ bỏ qua bước này.
3.1.4. Tối đa tốc độ tải trang và tính bảo mật
Theo Google, thời gian tải trang tốt nhất là dưới 2 giây. Nếu website nhận diện thương hiệu có tốc độ tải trang chậm, điều gì sẽ xảy ra?
Tốc độ tải trang ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng
- 22% người dùng sẽ thoát trang ngay lập tức;
- 79% người dùng không quay lại website có vấn đề về tốc độ tải trang;
- 70% người dùng nói tốc độ tải trang ảnh hướng tới quyết định mua hàng trực tuyến.
Tính bảo mật cũng ảnh hưởng tới thương hiệu cả về hình ảnh và doanh thu. Hơn 29% doanh nghiệp ghi nhận sự suy giảm về doanh thu bởi các cuộc tấn công mạng.
Nếu website của doanh nghiệp bạn đang gặp phải tính trạng tương tự, bấm vào đây để nhận sự tư vấn từ đội ngũ chuyên môn của JAMstack Vietnam.
3.1.5. Tối ưu SEO
SEO là gì? Nó là viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa là tối ưu công cụ tìm kiếm. Thực hiện SEO giúp cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Ping,… và đưa về nguồn truy cập tự nhiên cho website. Từ đó, nhiều khách hàng biết tới thương hiệu của doanh nghiệp hơn.
Thực hiện SEO là một quá trình liền mạch và lâu dài từ thời điểm thiết kế website tới thời điểm đi vào hoạt động và duy trì. Ngay từ thời điểm thiết kế website, doanh nghiệp cần tối ưu cấu trúc, tốc độ tải trang, tương thích website trên các thiết bị điện tử, nâng cao tính bảo mật, tối ưu nội dung cơ bản,... để đảm bảo chiến dịch SEO sau này. Nếu bạn cần giúp đỡ, liên hệ JAMstack Vietnam để nhận được tư vấn thiết kế website chuyên nghiệp từ đội ngũ của chúng tôi.
Có nhiều cách để phân loại hoạt động SEO, chúng tôi chia thành hai nhóm Technical SEO và SEO nội dung. Bấm vào từng liên kết nếu bạn muốn biết thêm chi tiết.
3.2. Thiết lập các tài khoản xã hội và tham gia các diễn đàn
Mạng xã hội là môi trường trực tuyến giúp tăng nhận diện thương hiệu nhanh nhất.
Hiện nay, có hàng trăm mạng xã hội trên thế giới. Theo báo cáo “Digital Marketing 2021”, các mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm:
Các mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, người dùng tham gia nhiều nhất vào Youtube, Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Skype, Viber, Wechat, Line, Linkedin và một số mạng xã hội khác, trong đó, Facebook dẫn đầu với 45 triệu tài khoản vào năm 2019. Đây cũng là kênh digital marketing được ưa chuộng nhất hiện nay bởi đặc tính chuyển đổi nhanh. Tuy nhiên, Zalo lại là ứng dụng trò chuyện trực tuyến giữa doanh nghiệp và khách hàng phổ biến nhất với tỷ lệ chuyển đổi cao và tính bảo mật tốt.
Doanh nghiệp không nhất định phải thiết lập tài khoản trên tất cả các mạng xã hội trên. Phụ thuộc vào ngành nghề và đối tượng khách hàng, doanh nghiệp lựa chọn các kênh phù hợp nhất. Ngoài ra, việc duy trì và phát triển các kênh digital này cũng là một yếu tố để doanh nghiệp cân nhắc. Nếu không có đủ tài nguyên và nhân lực, doanh nghiệp nên tập trung vào một tới hai kênh chủ chốt.
Các diễn đàn trực tuyến có thể là các nhóm trên mạng xã hội, hoặc các website cộng đồng - nơi đối thủ và khách hàng của bạn hoạt động. Mặc dù đây là một môi trường cạnh tranh, nhưng bạn cần hoạt động mạnh mẽ để mọi người biết tới. Khi đó, họ không chỉ nâng cao nhận diện thương hiệu mà còn thu hút được nhiều khách hàng, nghiên cứu đối thủ và học hỏi các kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Nếu có thể, doanh nghiệp nên xây dựng một cộng đồng riêng, chia sẻ các kiến thức chuyên ngành hoặc kiến thức kinh doanh để tạo tương tác và tăng độ phủ sóng cho thương hiệu.
3.3. Quảng cáo trên các kênh digital
Quảng cáo online giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tệp khách hàng hiệu quả nhất.
Mặc dù lượt truy cập tự nhiên đem lại hiệu quả cao hơn đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, việc quảng cáo là vô cùng cần thiết. Hoạt động này không chỉ giúp người dùng biết tới thương hiệu nhanh hơn mà còn trực tiếp thúc đẩy doanh thu.
Hiện nay, hành vi của người tiêu dùng thay đổi với việc sử dụng điện thoại di động, máy tính để giải trí nhiều hơn. Băng rôn hay báo giấy không còn là phương thức quảng cáo được ưa chuộng với nhiều ngành nghề. Đối tượng sử dụng internet hiện nay cũng phong phú và đa dạng hơn, từ đứa trẻ 2 tuổi tới ông lão 80. Khi thực hiện quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp có thể điều chỉnh phạm vi tiếp cận thông qua nhân khẩu học nhằm tối đa hiệu quả chuyển đổi.
Các hình thức quảng cáo trên digital phổ biến hiện nay bao gồm Google Display Network, Youtube ads, Facebook/Instagram ads,...
Lưu ý: Xây dựng nội dung trên kênh digital là vô cùng quan trọng.
Dù doanh nghiệp thực hiện các hoạt động ở trên nhưng không đầu tư vào nội dung thì việc nhận diện thương hiệu trên kênh digital không thể hiệu quả.
Khi người dùng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ trên mạng, họ hy vọng đọc được càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt. Nếu các kênh digital của doanh nghiệp chỉ lập ra và hoạt động trong thời gian đầu, Google nhanh chóng đẩy thứ hạng của kết quả tìm kiếm xuống, người dùng dần lãng quên về doanh nghiệp. Trường hợp nội dung quá sơ sài, không mang lại lợi ích cho người dùng hoặc cộng đồng, họ cũng nhanh chóng thoát ra và tìm kiếm những kết quả hữu ích hơn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh thương hiệu.
Để xây dựng nội dung tốt, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện:
- Xây dựng thông điệp rõ ràng và thực hiện đồng nhất trên các kênh digital;
- Xây dựng kế hoạch nội dung để tránh bỏ sót hoặc viết trùng lặp;
- Giữ vững phong cách từ câu chữ tới hình ảnh đăng tải;
- Thường xuyên đăng tải và cập nhật nội dung trên các kênh digital.
Trong kỷ nguyên 4.0 này, nhận diện thương hiệu trên kênh digital ảnh hưởng sâu sắc tới sự sống còn của doanh nghiệp. Họ cần duy trì hình ảnh của thương hiệu, luôn nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của mình để gây dựng lòng tin của khách hàng và đem lại doanh thu cho hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp còn thiếu kênh digital quan trọng nhất - website, JAMstack Vietnam sẵn sàng tư vấn và thiết kế website chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh hơn trong tương lai.
Nguồn: JAMstack Vietnam by Flamedia JSC