Marketing mùa dịch #1: Chịu ảnh hưởng lớn từ COVID, ngành Bất động sản "xoay xở" thế nào?

Marketing mùa dịch #1: Chịu ảnh hưởng lớn từ COVID, ngành Bất động sản xoay xở thế nào?

Quý IV/2021, thị trường bất động sản được dự đoán là sẽ có sức bật “như một chiếc lò xo”. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, thương hiệu nên có sự chuẩn bị kỹ ngay từ bây giờ.

Dưới tác động của dịch COVID-19, thị trường bất động sản (BĐS) phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, đặc thù của lĩnh vực này là có độ đàn hồi cao và các thương hiệu bất động sản nhìn chung vô cùng nhanh nhạy với chuyển dịch của thị trường. Do đó, họ luôn tìm được phương án sống sót và thích ứng. 

Quý IV/2021, thị trường BĐS được dự đoán là sẽ có sức bật “như một chiếc lò xo”. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, thương hiệu nên có sự chuẩn bị kỹ ngay từ bây giờ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thị trường BĐS quý III/2021, các giải pháp marketing BĐS đã và đang được nhiều thương hiệu triển khai, từ đó đưa ra những gợi ý để thương hiệu có thể làm marketing tốt hơn. 

Thị trường bất động sản vẫn khá nóng và được tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội  

Thực tế “chiếc bánh” BĐS trong COVID-19

Từ khoá về tên 10 đơn vị bất động sản và biến thể từ khoá của bất động sản có độ tương tác khoảng 9 triệu lượt mỗi ngày.

Bất chấp con sóng COVID-19 quay trở lại lần thứ 4 tại Việt Nam, thị trường BĐS vẫn có những tín hiệu khá tích cực. Nhiều nhà đầu tư vẫn tìm mua BĐS có tiềm năng sinh lợi cao. Theo dự báo đến đầu tháng 9/2021, khi dịch bệnh được dần được kiểm soát, thị trường này hứa hẹn về khả năng phục hồi.

Thị trường BĐS trong quý III/2021 được dự đoán sẽ ấm dần lên, trong đó, mức độ quan tâm tăng cao đối với các loại hình BĐS như chung cư và nhà riêng. Thị trường nhà mặt phố cũng sẽ có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm so hơn các phân khúc khác. Từ khoá về tên 10 đơn vị bất động sản và biến thể từ khoá của bất động sản có độ tương tác khoảng 9 triệu lượt mỗi ngày.

Vị thế của các “ông lớn” BĐS dựa trên lượng thảo luận

Theo nghiên cứu của Reputa về Share of Voice (tương quan truyền thông) của các thương hiệu BĐS trong thời kỳ ảnh hưởng bởi COVID-19 giai đoạn 2020-2021, Vinhomes là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trong các thảo luận (chiếm 55%). Vì họ quan tâm tới những dự án mới của Vinhomes và các chương trình hấp dẫn như “Nhà xịn – Giá mịn”, “Vinhomes Priority – Đặc quyền mua nhà 3 không” trên sàn giao dịch BĐS trực tuyến Vinhomes Online

Vinhomes Online là dự án chính của BĐS Vinhomes mùa dịch, với tiện ích “ngồi nhà mua BĐS online” cùng với nhiều ưu đãi tặng kèm cho khách hàng. Một cách tiếp cận nhanh nhạy và sáng tạo với khách hàng mùa dịch, xoá bỏ rào cản khi mua sắm từ xa đến từ Vinhomes.

Kế tiếp trên bảng xếp hạng, FLC đứng thứ 2 (14%), chủ yếu với sản phẩm Quần thể nghỉ dưỡng, resort & sân golf. Ecopark chiếm 13% và là thương hiệu đứng thứ 3, với sản phẩm Khu đô thị nhà ở sinh thái.

Sự chuyển dịch thị hiếu của khách hàng 

Người dùng đang thay đổi hành vi mua nhà. Trải qua các yếu tố về biến đổi khí hậu, dịch bệnh liên tiếp, người mua nhà hay BĐS nói chung ngày một khắt khe hơn trong việc lựa chọn không gian sống. Đối với họ, không gian sống có tác động vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Người chọn mua BĐS ngày nay hướng tới một không gian địa thế đẹp, môi trường trong lành, xanh sạch, các biện pháp an toàn sức khoẻ dành cho cư dân được đảm bảo. Với những điều kiện này, bất động sản xanh đang trở thành xu hướng lựa chọn hàng đầu.

Chiến lược marketing để thích ứng của các thương hiệu BĐS

Các nhóm nội dung BĐS được quan tâm

Người dùng đang quan tâm chủ đề gì về BĐS trong khoảng thời gian đầu quý III? Trong thời điểm hiện tại, các thông tin về tiến độ dự án và tiện ích nội/ ngoại khu đang được quan tâm hơn hẳn các nhóm chủ đề khác. Mặc dù, trước đây có sự chênh lệch nhưng hiện tại có sự phân hoá rõ rệt về tỷ lệ quan tâm của người dùng thông qua 3 triệu dữ liệu về tương tác trong thời gian gần đây.

Marketing mùa dịch #1: Chịu ảnh hưởng lớn từ COVID, ngành Bất động sản xoay xở thế nào?

Cách thích ứng nhanh chóng của các thương hiệu

Đề bài COVID-19 đặt ra bài toán truyền thông cho các thương hiệu BĐS, buộc họ phải thay đổi, về cả hình thức lẫn thông điệp truyền thông. Các thương hiệu đã nhanh chóng vào cuộc, chuyển đổi hoạt động offline lên kênh online, sử dụng các hình thức và thông điệp truyền thông online có độ “chạm” nhất với bối cảnh.

Hình thức truyền thông:

  • Livestream bất động sản
  • Sàn thương mại điện tử bất động sản
  • Ứng dụng Virtual Show
  • Kênh TikTok
  • Influencer
  • Truyền thông hướng đến “bất động sản xanh”
  • Từ thiện và dịch vụ cộng đồng

Quảng cáo bất động sản có cập nhật và thay đổi gì?

69% người dùng cần sử dụng Google để tìm hiểu các thông tin trước khi mua sản phẩm mới.

Hành vi tìm kiếm thông tin trên môi trường số tăng lên 

Hành vi tìm kiếm thông tin về sản phẩm để bổ trợ cho quyết định mua hàng của người dùng Việt Nam trên môi trường số được chỉ ra là ngày một gia tăng. 69% người dùng cần sử dụng Google để tìm hiểu các thông tin trước khi mua sản phẩm mới.

Khách hàng của lĩnh vực BĐS cũng không nằm ngoài thói quen này. Họ tìm kiếm thông tin online trên Google và các mạng xã hội phổ biến như Facebook trước khi tham khảo ý kiến người quen, ý kiến người môi giới, tới xem và đánh giá tận mắt...

Dung lượng tìm kiếm về BĐS năm 2021 trên Google ước tính có thể tăng 5% so với năm 2020 nếu tình hình chỉ thị 16 kết thúc vào đầu tháng 9 và tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh hơn so với hiện tại.

Tỷ trọng tìm kiếm cũng thay đổi như biểu đồ dưới đây:

Marketing mùa dịch #1: Chịu ảnh hưởng lớn từ COVID, ngành Bất động sản xoay xở thế nào?

Dung lượng tìm kiếm dữ liệu về BĐS giảm từ tháng 5 đến tháng 7/2021. Ngoài ra, nhìn vào việc phân bổ địa lý dựa trên dung lượng tìm kiếm và tỷ lệ giảm trung bình 30% cho thấy:

  • Dung lượng tìm kiếm tại TP.HCM giảm 52%, Bình Dương 47%

Người dân trong 2 khu vực vùng dịch lớn nói riêng và miền Nam nói chung có sự thay thay đổi rõ rệt trong các nhu cầu thông qua việc tìm kiếm trên Google.

Các thương hiệu BĐS nên lưu ý để thay đổi về việc nhắm chọn địa lý trên Digital trong thời điểm này.

  • Các khu vực khác giảm 11%

Với tỷ lệ giảm nhẹ ở các khu vực khác và giảm mạnh ở khu vực có dịch cho thấy được sự tái phân bổ dân cư. Xu hướng của người dân đang dịch chuyển từ khu vực có dịch về tỉnh lẻ. Nếu tình trạng dịch vẫn tiếp diễn như thời điểm đầu tháng 8/2021, đây sẽ là xu hướng dài hạn, ảnh hưởng tới thị hiếu BĐS bởi người dân sẽ tăng đầu tư vào BĐS cố định ở tỉnh lẻ, các thành phố nhỏ thay vì các khu đông dân cư tại các tỉnh lớn, thành phố lớn như trước đây.

Điều này sẽ ảnh hưởng tới phân bổ quảng cáo Digital (nhắm chọn địa lý) của thương hiệu.

Tỷ trọng quảng cáo ngành BĐS tăng lên trên kênh Zalo

Zalo là kênh tiềm năng về ngành BĐS trong tương lai, do có mức độ gần gũi cao với người Việt. Zalo cũng là một trong các đơn vị mạng xã hội tích cực nhất trong việc đồng hành cùng chính phủ dập dịch, đồng nghĩa với tương tác (engagement) của người dùng với nền tảng này ngày càng tăng. Điều này đưa ra một gợi ý về phân bổ quảng cáo cho các thương hiệu BĐS.

Marketing mùa dịch #1: Chịu ảnh hưởng lớn từ COVID, ngành Bất động sản xoay xở thế nào?

Nguồn: Zalo Ads

Sự gia tăng về tỷ trọng quảng cáo về ngành BĐS trong 6 tháng đầu năm 2021. Dựa trên sự gia tăng về tỷ trọng cho thấy được sự phân bổ ngân sách quảng cáo bắt đầu tăng dần ở các nền tảng khác. Ngoài ra, kết quả này cũng gián tiếp thể hiện mức độ hiệu quả của nền tảng.

Traffic Ads vẫn là kênh thu hút người dùng hiệu quả

Sự thay đổi cập nhật về iOS 14.0 nói riêng và chính sách bảo mật của các nền tảng nói chung đã ảnh hưởng đến tỷ trọng nhóm kênh quảng cáo của nền tảng này. Điển hình như Zalo quý I, Click to Web vẫn là kênh chiếm tỷ trọng cao nhưng sau đó quý II thì tỷ trọng ngân sách Form Ads tăng gần cân bằng. Thực tế kết quả chạy ngành BĐS tại Novaon thì Lead/ Mess vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các kênh về website, Facebook (chiếm từ trên 60%, cao hơn các hình thức khác). Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp đang gắn Conversion API thì việc đổ về website sẽ tăng tỷ trọng do đảm bảo được yếu tố bảo mật, chất lượng và quản lý data tổng thể.

Tổng kết 

Trong vai trò thương hiệu BĐS, chúng ta cần ghi nhớ gì để thực hiện hoạt động marketing hiệu quả cho quý IV/2021 này?

  • Key takeaway #1: Sự thay đổi về tỷ trọng tìm kiếm theo địa lý yêu cầu sự phân bổ lại về nhân khẩu học trên môi trường Digital.
  • Key takeaway #2: Truyền thông các góc tích cực, vui vẻ nhằm tăng tương tác, duy trì nhận diện cho nhãn hàng. Các nhãn hàng có ngân sách có thể hướng tới làm branding nhất quán và liên tục trong năm. Ngoài ra, nhãn hàng có thể thử nghiệm các xu hướng ứng dụng mới trên môi trường Digital (website tương tác trực tiếp, livestream, công nghệ thực tế ảo AR/ VR...) kết hợp với truyền tải thông điệp “chạm” nhất với bối cảnh để kéo khách hàng lại gần hơn.
  • Key takeaway #3: Tập trung kéo người dùng vào các nền tảng của chính nhà cung cấp để lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Trong nguy có cơ, đây chính là thời gian “ủ mưu” của các thương hiệu BĐS giữ thế đàn hồi – “nén” đủ mạnh trước khi sẵn sàng “bật” trở lại. Hy vọng các phân tích từ Novaon Communication sẽ giúp thương hiệu có thêm gợi ý cho chiến lược marketing của mình, biến bất lợi thành thắng lợi trong thời điểm quý IV/2021.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn dịch Novaon Digital đã tiên phong trong việc tư vấn và thực thi chiến lược Digital giúp doanh nghiệp ngành BĐS biến “nguy” thành “cơ".

Mở đầu chuỗi hành động hỗ trợ doanh nghiệp này là chuỗi đào tạo trực tuyến cho hàng ngàn đại lý BĐS của Vinhomes trên toàn quốc.

Webinar đã và đang giúp các cấp lãnh đạo, đại lý bán hàng nắm bắt sự thay đổi của khách hàng mục tiêu trong bối cảnh giãn cách, xu hướng Digital cho ngành BĐS và trang bị những kỹ năng cần thiết cho hoạt động marketing và bán hàng online

Mời bạn xem buổi đào tạo chi tiết ngay tại đây.

Novaon Communication – Đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp về Digital tổng thể.

  • Website: novaoncommunication.com
  • Facebook: Novaon Communication
  • Email: [email protected]
  • Hotline: 096.792.8686