Tư duy tối ưu Facebook Ads cho người mới bắt đầu
Bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Facebook và không biết tối ưu như thế nào? Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ về “Tư duy tối ưu Facebook Ads” gói gọn trong một câu thần chú “Product is King, Content is Queen and Objective is Prince”.
“Thần chú” tối ưu Facebook Ads
Product is King
Nhiều bạn mới vào nghề thường tập trung vào tối ưu các mẫu quảng cáo và có suy nghĩ là bán cái gì trên Facebook cũng ra đơn, mà quên rằng “Product is King”. Điều quan trọng hơn cả là bạn nên tập trung vào nghiên cứu, thấu hiểu USP (Unique Selling Point) của sản phẩm. Tối ưu sản phẩm, hoặc nếu có sản phẩm đặc biệt, sản phẩm “trend” thị trường thì ra đơn ầm ầm. Ví dụ trong thời điểm này, khẩu trang và nhu yếu phẩm là những mặt hàng có thể ra trăm đơn mỗi ngày.
Nguồn: medium
Content is Queen
Theo như số liệu thống kê, bạn chỉ có 3 giây để khách hàng dừng lại xem quảng cáo của mình, nếu chiếm được 3 giây đó đồng nghĩa với việc bạn đã thành công 50%. Về phần tối ưu nội dung Facebook Ads, “newbie” cần lưu ý:
- Ảnh là quan trọng nhất, cần đầu tư chuẩn chỉnh (đẹp, lạ mắt, dễ hiểu, tóm gọn được thông điệp rõ ràng trong 1-2 dòng đầu tiên). Các bạn nên dành thời gian nghiên cứu thêm về những nguyên tắc cơ bản của màu sắc, nút CTA, font chữ phù hợp với từng ngành nghề. Đặc biệt, nếu muốn tăng tỉ lệ click hãy sử dụng màu nóng (đỏ/ cam/ vàng) cho thông điệp đề xuất hoặc nút bấm.
Lưu ý: Chú ý quy tắc 20% text trên ảnh và chính sách của Facebook như hạn chế ảnh lộ nội y, ảnh mô tả bộ phận cơ thể người…
- Video cần chú ý tập trung thu hút được người xem ở những giây đầu tiên, như vậy bạn mới có cơ hội thuyết phục người dùng xem hết nội dung trong phần lớn thời gian còn lại của video. Bạn có thể hiểu đơn giản là 80% thành bại của video bán hàng được quyết định bởi những giây đầu tiên của video đó. Sau 15-20 giây đầu tiên của video, bạn sẽ mất từ 50-80% người xem là chuyện bình thường.
Theo kinh nghiệm của mình, có 2 cách để dễ dàng gây được sự chú ý ở video.
- Thứ nhất, tiếp cận trực tiếp bằng cách đưa các USP của sản phẩm lên những giây đầu tiên của video.
- Thứ hai là tiếp cận gián tiếp bằng cách đánh vào nỗi đau, nổi lo lắng của khách hàng.
- Tiêu đề cần phải hấp dẫn, đủ để thu người đọc ấn “Xem thêm”. Thuật toán Facebook chỉ cho phép hiển thị 3 dòng đầu tiên của nội dung (trước chữ Xem thêm). Vì thế đừng nói dài dòng ở những câu đầu, hãy cho khách hàng một câu ngắn gọn, và đó phải là câu khẳng định về sản phẩm, thương hiệu hay lợi ích… Bên dưới là những phần mô tả tương trợ cho tiêu đề đó. Để khách ấn “Xem thêm”, phần tiêu đề phụ phải kích thích đúng chỗ, dừng đúng chữ xem thêm.
Ví dụ:
- Tiêu đề chưa tối ưu: Cách cải thiện kỹ năng tiếng Anh giúp bạn dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS.
- Tiêu đề tối ưu: Tôi đã đạt IELTS 6.5 nhờ phương pháp này!
Đừng quên viết thêm lời kêu gọi hành động ở cuối mỗi bài viết.
Objective is Prince
Nhiều bạn newbie thường hoang mang không biết tối ưu quảng cáo như thế nào. Tuỳ vào mục đích, chiến lược marketing, và những nguồn lực mà bạn có, mà chúng ta tạm chia thành các mục tiêu cơ bản:
- Tương tác: Phần này sẽ tối ưu sao cho có nhiều tương tác nhất có thể (bao gồm cả click), phù hợp với việc reach cho page bán hàng, hoặc phát triển page cộng đồng.
- Traffic về website: Phần này sẽ tối ưu để có nhiều lượt click nhất có thể, phù hợp để bán hàng trực tiếp trên website. Nếu để đẩy traffic vào website mua hàng thì nên đặt CPC.
- Lượt hiển thị/ tiếp cận: Tối ưu để có nhiều hiển thị nhất có thể, phù hợp với việc làm tăng nhận diện thương hiệu (Branding) hoặc với tệp khách hàng cụ thể (người đã like page, đối tượng đã vào web) – Remarketing, Retargeting.
- Chuyển đổi: Phần này sẽ tối ưu để có nhiều chuyển đổi nhất có thể, phù hợp để tìm kiếm khách hàng, bán hàng trực tiếp trên website.
Cách tối ưu Facebook Ads để thu hút đối tượng mới
Để tối ưu quảng cáo đối với các đối tượng đã like page, click website thì khá đơn giản. Tuy nhiên, đối với các đối tượng mới thì làm như thế nào? Các bước thực hiện như sau:
1. Xác định mục tiêu quảng cáo, ngân sách để ra phương án phù hợp:
- Tiền nhiều, sản phẩm có nhu cầu rộng, ai cũng sử dụng được target rộng (10-20 triệu)
- Tiền ít, sản phẩm có nhu cầu rộng, ai cũng sử dụng được target hẹp hơn (1-2 triệu)
- Tiền ít, sản phẩm ngách, đặc thù target tương đối chuẩn sát (100.000 đồng - 1 triệu/đối tượng)
2. Xác định target audience:
- Nếu ngành hàng không quá đặc thù, chạy rộng (chỉ target tuổi, địa điểm và giới tính).
- Không nên chạy quá nhiều sở thích vì Facebook quét theo hành vi của người dùng, nên nhiều khi không chuẩn. Và càng nhiều sở thích, thì máy học sẽ dễ bị loạn, đồng thời bạn sẽ khó đo lường chiến dịch hơn.
- Nếu là mặt hàng chuyên môn như bất động sản, thực phẩm chức năng… thì tìm các group, fanpage cùng lĩnh vực, sử dụng công cụ quét UID, rồi chạy trên các UID (mail, sđt ) đó.
3. Content: Không cần chuẩn nhưng phải phù hợp với insight khách hàng. Nên có nhiều hơn 2 bài viết, có thể giống hoặc khác về nội dung nhưng hình ảnh phải khác nhau (kỹ thuật A/B testing).
4. Set chiến dịch quảng cáo nhưng chia ra nhiều nhóm quảng cáo để test. Vì:
- Facebook hoạt động theo nguyên tắc nhóm nhỏ rồi lan rộng. Vậy nên, nếu 1 nhóm quảng cáo hiệu quả thì tỷ lệ cao sau này nó sẽ chạy hiệu quả. Nếu nhóm quảng cáo từ đầu đã không hiệu quả thì từ sau 90% sẽ không hiệu quả.
- Khi set 2 chiến dịch, cho dù giống nhau 100% từ content đến target thì CPC và hiệu quả vẫn khác nhau (ví dụ cùng target tới đối tượng 18 tuổi, có khách thích sản phẩm của mình, có khách thì không dẫn đến thao tác click, mua hàng sẽ khác nhau). Và từ đó sẽ có cái hiệu quả, có cái không hiệu quả. Do vậy phải test nhiều nhóm quảng cáo để chọn ra cái hiệu quả nhất, tập trung ngân sách vào nhóm đó.
5. Theo dõi biến động chi phí hàng ngày: Thường một campaign sau một thời gian thì giá sẽ tăng, khi đó dừng quảng cáo, tạo cái mới, lặp lại các bước trên.
Những điều cần lưu ý
Lưu ý:
- Không nên chia theo từng độ tuổi để test, target rộng ra rồi ngồi đọc dữ liệu phân phối của Facebook, sau đó tiến hành phân tích data, tự nhiên sẽ biết độ tuổi nào hiệu quả. (Trừ một số ngành hàng đặc thù, các bạn nên linh động phần này).
- Chạy không hiệu quả thì phải đổi content, hình ảnh ngay. Ảnh không hiệu quả thì đổi video, video không hiệu quả thì đổi định dạng khác, đổi đến khi nào hiệu quả thì thôi.
Nguyên tắc sử dụng ngân sách và tối ưu chi phí:
- Không setup ngân sách lớn cho một nhóm quảng cáo mà hãy phân vào nhiều nhóm quảng cáo khác nhau.
- Không thay đổi ngân sách đột ngột quá 100% với setup ban đầu là ngân sách nhỏ; và không quá 20% với setup ban đầu là ngân sách lớn.
- Hãy trích ra 10% tổng ngân sách để tiến hành A/B testing chiến dịch (target, mẫu quảng cáo, banner…)
- Hãy phân bổ ngân sách hợp lý. Đừng quá tiết kiệm ngân sách cho một chiến dịch để việc đo lường chính xác hiệu quả hơn (dưới 50.000 đồng/ngày).
- Với ngân sách nhỏ nên sử dụng chiến thuật “chia để test”.
- Hãy tối ưu từ “nhu cầu – sản phẩm – nội dung – đối tượng – ngân sách – chuyển đổi”.
Đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm trong hơn 2 năm triển khai Performance Marketing của tôi, dành cho các bạn newbie mới bắt đầu tìm hiểu về Facebook Ads. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn về tư duy triển khai quảng cáo Facebook Ads hiệu quả.
* Nguồn: Bằng Tường