Marketer Reputa - Social Listening
Reputa - Social Listening

Trung tâm Dịch vụ dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Viettel

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

Theo Sách trắng thương mại điện tử 2021, năm 2020, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 49,3 triệu người (năm 2020 là 44,8). Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2020 đạt 11,83 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Với sự bùng nổ trong những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đang là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới. Đây không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Đặc biệt trong năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế nhưng lại góp phần tăng trưởng bứt phá cho TMĐT. Theo Sách trắng thương mại điện tử 2021, năm 2020, số người Việt tham gia mua sắm trực tuyến đã cán mốc 49,3 triệu người (năm 2020 là 44,8). Doanh số bán lẻ thương mại điện tử B2C của Việt Nam trong năm 2020 đạt 11,83 tỉ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

Bảng xếp hạng top 10 công ty TMĐT tháng 7 (dựa trên Total Score)

5/10 sàn TMĐT có lượng truy cập trung bình cao nhất năm 2020 tại Đông Nam Á là các doanh nghiệp Việt Nam (Nguồn: SimilarWe). Trong đó, top 10 sàn TMĐT có lượng truy cập website trung bình cao nhất năm qua tại Đông Nam Á ghi nhận đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam gồm Thế giới Di động, Tiki, Sendo, Bách hoá Xanh và FPT Shop. Về trong nước, top 3 sàn gồm có Shopee dẫn đầu, thứ 2 là Thế giới Di động và thứ 3 là Điện máy Xanh, tuy nhiên cách biệt về lượt truy cập của Shopee so với các doanh nghiệp còn lại vẫn còn khá lớn.

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

Bảng xếp hạng top 10 website theo các chỉ số đo lường

Dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng chỉ thị giãn cách xã hội siết chặt khiến nhu cầu tiêu thụ nhu yếu phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, nông sản và các sản phẩm chế biến trong nước tăng cao. Hình thức đi chợ online không còn xa lạ với người Việt. Chính sự đổi mới này đã góp phần thúc đẩy nhiều thương hiệu, nhà bán lẻ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm... nhanh chóng chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên trực tuyến, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cả nước. Trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị, nhiều ngành hàng trên nền tảng thương mại này có mức tăng trưởng lên đến 20%, trong đó có thể kể đến: Nhà cửa – Đời sống, Hàng tiêu dùng – thực phẩm... xu hướng tìm kiếm (Search Trend) của người tiêu dùng trên sàn TMĐT cũng có dấu hiệu tăng rõ rệt ở những nhóm ngành hàng, sản phẩm phục vụ cho công việc và hoạt động của bản thân và gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội. Cụ thể là những mặt hàng như: Tiêu dùng nhanh, thực phẩm, đồ tươi sống, hàng điện tử và phụ kiện (laptop, máy tính, tai nghe…)

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

 

Bảng xếp hạng top ngành hàng, mặt hàng ‘hot’ trên mạng xã hội

Ngoài các hoạt động Siêu Sale vào dịp 7.7, vừa qua đã ghi nhận tín hiệu tích cực trong việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ là những hoạt động hỗ trợ tiêu thụ ngắn hạn, TMĐT dần trở thành giải pháp kinh doanh bền vững cho người nông dân và là cầu nối đưa nông phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng, đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách rất khó khăn di chuyển mua sắm thực phẩm & nhu yếu phẩm. Từ khi có chỉ thị giãn cách xã hội, ngoài các kênh mua hàng online của siêu thị Co.opmart, Bách hoá Xanh... người dân TP.HCM có thể đặt hàng trên website của các nhãn hàng, sàn TMĐT trong khi thực hiện chỉ thị để kiểm soát dịch COVID-19, người tiêu dùng có thể linh hoạt lựa chọn nhiều nền tảng mua hộ với đội ngũ shipper (người giao hàng) đông đảo để được cung cấp thực phẩm, đồ dùng thiết yếu. Nhóm nền tảng mua hộ đầu tiên có thể lựa chọn là các sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo. Xuất phát điểm là chợ bán lẻ các sản phẩm gia dụng, điện tử, hàng thiết yếu, sách... Gần đây, tất cả các sàn đều cung cấp thêm nhiều loại trái cây, thực phẩm tươi sống như rau, củ, thịt, cá, trứng.... Chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại hoặc truy cập vào website, người tiêu dùng có thể mua sắm nhanh chóng và thanh toán qua ví điện tử, thẻ visa hoặc trả sau khi nhận hàng.

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

Hoạt động truyền thông nổi bật của các sàn TMĐT

Sau khi có quyết định chính thức TP.HCM sẽ thực hiện Chỉ thị 16 từ ngày 9-7, ngoài TikiNgon sàn Tiki còn chính thức ra mắt chính sách miễn phí vận chuyển mới với tên gọi Freeship+, khách hàng sẽ được miễn phí vận chuyển khi đơn hàng đạt giá trị tối thiểu mà không giới hạn số lượt sử dụng và địa điểm giao hàng, Lazada cũng tích cực bán thực phẩm trên sàn với nhiều phương án sắp xếp nhân sự giao hàng và đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thiết kế lộ trình giao hàng của shipper để giao được nhiều đơn hàng hơn trong thời gian nhanh nhất. Nhóm nền tảng mua hộ đầu tiên có thể lựa chọn là các sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo. Xuất phát điểm là chợ bán lẻ các sản phẩm gia dụng, điện tử, hàng thiết yếu, sách... Gần đây, tất cả các sàn đều cung cấp thêm nhiều loại trái cây, thực phẩm tươi sống như rau, củ, thịt, cá, trứng...

Bản tin ngành thương mại điện tử tháng 8

Top tin nổi bật trong ngành trên báo chí

Trên đây là một số nội dung phân tích về thị trường TMĐT trong tháng 7 qua dưới góc nhìn và bộ chỉ số đo lường của Social Listening, được thống kê phân tích bởi đội ngũ Reputa.

Xem bản tin đầy đủ tại đây.

Liên hệ với Reputa để được hỗ trợ chi tiết: