Thành công của đội tuyển quốc gia Việt Nam và bài học định vị thương hiệu đến từ Bầu Đức
Thành công của bóng đá Việt Nam trong thơi gian gần đây có công rất lớn từ bầu Đức khi ông đã xây dụng chiến lược định vị thương hiệu bóng đá Việt Nam từ những năm 2007. Để rồi sau những hành động kiên định với giá trị cốt lõi mà ông đã đặt ra, bóng đá Việt Nam đang dần nhận những trái ngọt đầu tiên.
Không những thế, ở thời điểm hiện tại, ông vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi đó và xây dựng phát triển tiếp các lứa cầu thủ vừa có chuyên môn vừa có đạo đức để hướng tới mục tiêu World Cup cho bóng đá Việt Nam trong thời gian không xa.
Những gì mà bầu Đức đã làm để giữ nguyên giá trị cốt lõi cho thương hiệu bóng đá Việt là bài học rất lớn trong quá trình định vị và phát triển chiến lược marekting cho doanh nghiệp. Vậy những hành động bầu Đức đã làm là gì và giá trị cốt lõi thương hiệu là gì?
1. Câu chuyện bóng đá Việt Nam
Tại vòng loại Word Cup khu vực châu Á vừa qua, các chiến binh áo đỏ đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên góp mặt vào vòng loại thứ 3.
Tuy nhiên nếu theo dõi sát sao chặng đường phát triển của bóng đá Việt Nam, chúng ta sẽ không bất ngờ khi trước đó, nhiều lần các chiến binh sao vàng của chúng ta đã làm nên rất nhiều điều bất ngờ cho đội bóng nước nhà:
- Mở đầu bằng vòng loạt trận đấu trong mơ trong Vòng chung kết U23 châu Á khi đạt được thành tích á quân đáng ngưỡng mộ
- Sau đó là chiến thắng trước đối thủ nặng ký Malaysia trên sân vận động Mỹ Đình để 1 lần nước là những người vô địch AFF Cup
- Tiếp đến là chiến dịch SEA Games không thể tuyệt vời hơn bằng chiến thắng 3-0 trước Indonesia, từ đó đạt tấm Huy chương vàng môn bóng đá nam đầu tiên cho nước nhà.
Chúng ta có thể nói tất cả những chiến tích huy hoàng đó đều bắt đầu từ những sự cố gắng phấn đấu không biết mệt mỏi của các cầu thủ.
Chúng ta cũng có thể nói những chiến thắng kia đến từ tài năng huấn luyện của ông Park Hang Seo.
Tuy nhiên, tất cả những thành tích như hiện tại sẽ không thể có và thật thiếu sót khi không nói về đóng góp của bầu Đức và bầu Hiển, những vị chủ tịch Câu lạc bộ có tâm với bóng đá nước nhà.
2. Bài học về lòng kiên định về việc định vị thương hiệu "bóng đá Việt Nam" đến từ bầu Đức
a. Điểm qua tình hình bóng đá Việt Nam và những hoạt động của Học viện bóng đá HAGL - Arsenal JMG
Còn nhớ khoảng 14 năm trước khi bầu Đức mang giấc mơ cầu thủ Việt Nam sẽ tham gia các giải đấu châu Âu như Premier League, LaLiga hay Bundesliga,... Ngay từ thời điểm đó, bầu Đức đã có những định vị riêng cho các cầu thủ bóng đá Việt Nam, rằng chúng ta có thể có lứa cầu thủ đẳng cấp quốc tế.
Tất cả đều không tin vào hướng đi này của ông và cho rằng đó là chuyện viễn vông khi chúng ta thâm chí còn chưa có nổi tấm Huy chương vàng SEA Games.
Tuy nhiên, bầu Đức vững kiên định với giấc mơ và định vị đó của mình khi năm 2007, sau chuyến thăm các câu lạc bộ đến từ châu Âu, bầu Đức quyết định chọn Arsenal để học hỏi cách làm bóng đá và đào tạo trẻ tại đây nhằm áp dụng cho bóng đá Việt Nam.
Sau đó ông thành lập Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG, nơi vun đắp hành trình trong mơ của lứa cầu thủ trẻ tài năng như: Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh,...
Bóng đá Việt Nam sau đó cũng bắt đầu phát triển dần lên mà mở màn là chức vô địch AFF Suzuki Cup đầu tiên năm 2008 sau khi chúng ta giành chiến thắng trước đối thủ truyền kiếp Thái Lan trên sân vận động Mỹ Đình.
Tuy nhiên, thời kỳ tuột lại phía sau bắt đầu sau thất bại tại SEA Games năm 2009 và rồi các thất bại sau đó ập đến một cách hoàn toàn bất ngờ cho đội tuyển Việt Nam và có lúc chúng ta cứ ngỡ sẽ không bao giờ đạt được giấc mơ SEA Games của mình.
Tại thời điểm đó, làn sóng dư luận cũng bắt đầu quan tâm và đặt hy vọng đến các lứa cầu thủ trẻ mà học viện của bầu Đức đang đào tạo.
Và đáp lại sự kiên định trong định vị thương hiệu đó, Công Phượng và các đồng đội đã có các màn tỏa sáng đẳng cấp ở các giải U19 sau đó là U23.
b. Bài học về lòng kiên định và định vị thương hiệu trong marketing đến từ bầu Đức
Với lòng kiên định về định vị thương hiệu dành cho Học viện bóng đá của chính mình, bầu Đức đã phá tan mọi hoài nghi, đàm tiếu về hoạt động của bầu Đức những năm 2007-2008 khi ấy. Hơn thế nữa, với định vị thương hiệu mang đến các cầu thủ chuyện nghiệp vừa giỏi chuyên môn vừa có đạo đức cho bóng đá Việt Nam. Bầu Đức đã không ngừng ngại xuống tiền để xây dựng các lớp học đạt tiêu chuẩn quốc tế trong khuôn viên học viện. Để rồi sau đó ta thấy lứa cầu thủ của ông có thể nói tiếng Anh thành thạo với báo chí quốc tế và nếu không theo nghiệp cầu thủ, họ vẫn sẽ có những công việc khác riêng cho mình.
Trong 1 bài phỏng vấn báo chí, bầu Đức từng thể hiện lòng kiên định đó của mình qua câu nói:
Tôi có thể mất tất cả nhưng Học viện bóng đá này thì không thể
3. Bài học về lòng kiên định khi thực hiện chiến dịch marketing cho doanh nghiệp
a. Vấn đề xảy ra khi không định vị thương hiệu đúng đắn là gì?
Nếu không có định vị thương hiệu đúng đắn, doanh nghiệp rất dễ sẽ xảy ra tình trạng chạy quảng cáo hàng loạt và dùng hình ảnh của những người nổi tiếng để PR cho sản phẩm của họ mà không mang lại hiệu quả, không những thế còn làm tổn hại đến hình ảnh doanh nghiệp của họ.
Điều này đã được tôi đề cập trong bài viết liên quan đến việc chạy quảng cáo tràn lan của một số nhãn hàng thuốc Đông Y và sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để PR doanh, mặc dù người nổi tiếng không nắm rõ về sản phẩm và dịch vụ của chính doanh nghiệp của mình.
Cách làm như trên đã và đang mang lại những tổn thất rất lớn về mặt ngân sách cũng như hình ảnh doanh nghiệp khi tốn những khoản phí khổng lồ cho quảng cáo và người đại diện nhãn hàng. Tuy nhiên điều nhận lại chỉ là những tấm giấy phạt và hình ảnh công ty đi xuống theo người nổi tiếng.
Một cách kinh doanh khác cũng khá phổi biến đó là tình trạng dùng những kỹ thuật để qua mặt Facebook và Google như chạy bùng quảng cáo, hack tài khoản và page người nổi tiếng, lập group về scandal của người nổi tiếng để câu tương tác,... Những hành vi đó cũng đang bị 2 công ty này ráo riết tìm những giải pháp ngăn chặn.
Và nếu như Facebook và Google chưa đưa ra phương án, Chính phủ Việt Nam cũng đang có những biện pháp mạnh tay cho những gian thương có hành vi như trên.
b. Doanh nghiệp có thể rút ra những bài học marketing nào từ cách làm bóng đá của bầu Đức?
Từ câu nói của ông chủ HAGL, có thể thấy bầu Đức có những chính sách và hoạch định rõ ràng và kiên định với những mục tiêu đặt ra cho bóng đá Việt Nam không chỉ ở hiện tại mà còn là ở tương lai.
Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng nên học tinh thần của bầu Đức để phát triển những giá trị cốt lõi của công ty mình.
Hãy thay câu nói của bầu Đức bằng 1 câu châm ngôn như sau:
Tôi có thể mất tất cả, nhưng Gía trị cốt lõi của thương hiệu mà doanh nghiệp tôi đặt ra thì không
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là giá trị khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất, khác biệt nhất của thương hiệu. Giá trị cốt lõi được xem như kim chỉ nam của thương hiệu bởi mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ đều được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Như ở trường hợp của bầu Đức, giá trị cốt lõi mà ông xây dựng cho bóng đá Việt Nam là tạo nên 1 lứa cầu thủ vừa có chuyên môn tầm cỡ châu Âu và vừa có đạo đức tốt khi được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp. Mọi hoạt động của ông khi xây dựng Học viện bóng đá đều hướng về giá trị đó và không bao giờ tách rời nó.
Từ giá trị cốt lõi đó, doanh nghiệp có thể triển khai những chiến dịch marketing hiệu quả hơn nhờ việc biết được khách hàng tiềm năng của mình đến từ đâu.
Từ đây doanh nghiệp có thể lựa chọn KOLs sẽ hiệu quả hơn, việc quảng cáo sẽ được thiết lập sao cho phù hợp với ngân sách và đối tượng khách hàng hơn.
Bài viết được tổng hợp dữ kiện bởi đội ngũ Kiến Thức Dạo của Big E Co. - Người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp - Mang đến Giải Pháp Tăng Trưởng Số cho doanh nghiệp.
Bài viết trên Kênh Kiến Thức Dạo:
Website Big E Co.: https://www.bigeco.vn
Nguồn: Ngốc Kiến Thức Dạo