13 loại nội dung cần phải có khi bạn làm kinh doanh

LeeTa có một anh bạn, anh ta là một hot tiktoker và là nhà sáng tạo nội dung của nhiều trang cộng đồng lớn. Anh có chia sẻ rằng đã phải nghỉ sau 2 tuần làm việc tại một doanh nghiệp, lý do là vì những kinh nghiệm khi làm sáng tạo nội dung của anh không phù hợp để anh làm việc… Khi nghe anh chia sẻ xong chúng tôi đã có một cuộc đối thoại nhỏ, tôi đã giúp anh hiểu ra rằng bản chất nội dung cho doanh nghiệp là và cần phải được triển khai như thế nào.

Bài viết này mở đầu cho chuỗi series bài viết về content cho doanh nghiệp, LeeTa sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn khái quát và 13 thể loại nội dung một doanh nghiệp cần phải làm.

Content cho doanh nghiệp cần lấy trọng tâm là gì ?

Những trang giải trí, trang cộng đồng, những vlogger đều đề cao tính sáng tạo, giá trị kiến thức và có tính giải trí cao. Việc tạo nội dung giúp họ phát triển kênh và duy trì trương tác với khán giả của họ. Thế nhưng đối với doanh nghiệp dù bạn có tạo ra nhiều viral content đến đâu, nội dung của bạn có gây được bao nhiêu tiếng cười đi chăng nữa, nhưng toàn bộ hệ thống nội dung đó không tạo ra chuyển đổi, không thuyết phục được khách hàng mua hàng. Vậy coi như việc triển khai nội dung cho doanh nghiệp của bạn đang thất bại.

content cho doanh nghiệp

Content cho doanh nghiệp cần lấy khách hàng – sản phẩm/dịch vụ làm trọng tâm. Mọi nội dung đều cần tập trung làm rõ về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang bán. Nếu chỉ đơn thuần mang lại giá trị cho khách hàng (VD: hướng dẫn họ làm một điều gì đó) và rồi họ bỏ đi mà không mua hàng của bạn, nội dung đó chỉ hoàn thành 50% trách nhiệm của nó đối với doanh nghiệp.

“Mang lại giá trị cho khách hàng và giúp doanh nghiệp bán được hàng, đó mới là cách làm nội dung mà doanh nghiệp cần hướng tới”

 

13 loại nội dung doanh nghiệp cần triển khai là gì ?

1. Nội dung sản phẩm/ dịch vụ

Đây là những nội dung nói về sản phẩm của bạn. Bạn giúp khách hàng nhanh chóng hiểu rõ bạn đang bán sản phẩm gì, nó có gì đặc biệt, giá cả thế nào, và làm sao họ có thể tin tưởng vào sản phẩm đó để đặt hàng.

noi dung san pham

Nội dung cho sản phẩm thường được thể hiện qua các dạng content như:

  • Bài mô tả sản phẩm trên website
  • Catalogue sản phẩm
  • Landing page sản phẩm

2. Giới thiệu doanh nghiệp

Là những nội dung đi vào trong tâm việc nói với khán giả, khách hàng của bạn rằng: doanh nghiệp của bạn là gì, sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu doanh nghiệp bạn hướng đến là gì, bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ gì, bạn đang có những thành tích gì trong hoạt động kinh doanh…
>> Chia sẻ mẫu Brief để xây dựng nội dung profile doanh nghiệp

gioi thieu doanh nghiep

3. Chính sách và quy trình bán hàng

Tại đây bạn đưa ra những thông tin cần thiết cho từng đối tượng khách hàng của mình. Chính sách bán hàng dành cho đại lý, chính sách dành cho khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới là gì, chính sách bán lẻ ra sao, chính sách giao hàng như thế nào…

chinh sach ban hang

4 Hướng dẫn sử dụng

Khách hàng sẽ rất bỡ ngỡ với những sản phẩm, dịch vụ, tính năng mới ra mắt. Nếu doanh nghiệp không cung cấp những hướng dẫn sử dụng, nhẹ thì khách phải mất hàng giờ để tìm ra cách sử dụng, nặng có thể dẫn đến việc họ sử dụng hoặc thao tác sai cách gây nguy hiểm cho chính họ.

huong dan su dung

Bạn có thể cân nhắc việc tạo ra những hướng dẫn sử dụng như:

  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm (đối với sản phẩm đặc thù như đồ công nghệ, mỹ phẩm…)
  • Hướng dẫn sử dụng tính năng
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Hướng dẫn trải nghiệm dịch vụ

5. Báo giá

Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần đưa ra một báo giá như một bảng liệt kê, một bảng Excel là thành công. Giờ đây khi triển khai nội dung, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc trình bày báo giá như thế nào để tối ưu trải nghiệm của khách hàng. Hãy nghĩ đến việc khách hàng cầm một tờ báo giá dễ hiểu, trình bày bắt mắt sẽ khiến việc bán hàng của bạn trở nên thuận lợi thế nào.

bao gia

6. FAQ – Bộ câu hỏi thường gặp

Mỗi khách hàng đều có những thắc mắc khi mua hàng. Có freeship không, bao nhiêu lâu thì giao hàng tơi, hàng mới hay đã qua sử dụng, tôi có thể đặt hàng qua đâu, có hoá đơn đỏ không ….? Và bạn sẽ không thể nào trả lời hết thắc mắc của tất khách hàng từng người, từng người một.

bo cau hoi thuong gap

Chính vì thế “FAQ – Bộ câu hỏi thường gặp” ra đời để giúp bạn thực công việc bên trên. Khi đã có mộ bộ FAQ hoàn thiện bạn sẽ thấy việc giải đáp những thắc mắc cho khách hàng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, khách hàng sẽ không tự nhiên bỏ đi vì không được giải đáp như trước đây nữa.

7. Tin tức doanh nghiệp

  • Vừa qua công ty A đã chính thức ký kết hợp tác cho ra mắt dòng sản phẩm…
  • Doanh nghiệp nhạy bén chuyển mình trong tâm dịch, cho ra ứng dụng…

tin tuc doanh nghiep

Chắc hẳn bạn đã bắt gặp nhiều những nội dung như thế này rồi phải không. Đó là những tin tức về một doanh nghiệp. Việc đưa ra tin tức thường được đăng tải trên chính kênh truyền thông của doanh nghiệp. Đó là những tin bài ghi lại những hoạt động, sự kiện đặc biệt của doanh nghiệp. Đôi khi tin tức doanh nghiệp được thể hiện dưới những bài PR do những cơ quan báo chí đăng tải.

8. Blog content – Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

Mỗi doanh nghiệp đều nên có một chuyên mục blog cho mình. Tại đây bạn sẽ chia sẻ những kiến thức hữu ích đối với khách hàng. Tuy nhiên chủ đề chia sẻ cần liên quan chặt chẽ đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

blog content

Một blog được đầu tư nghiêm túc sẽ đem lại những lợi ích:

  • Nhận được sự tôn trọng từ phía khách hàng
  • Có lợi cho SEO
  • Giúp bạn dễ dàng chia sẻ nội dung đi nhiều nơi khác mà không bị coi là spam

9. Social content – Nội dung tương tác với khách hàng và Fan

Nhiều người lầm tưởng rằng social content đơn thuần chỉ là những nội dung đăng trên facebook, instagram, tiktok…Thực chất social content là những nội dung mang tính xã hội, ở đó nội dung có sự tương tác ít nhất là 2 chiều trở lên. Social content như một cầu nối giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng của mình một cách đời thường nhất.

social content

10. Sale content – Chương trình bán hàng, khuyến mãi

Đây là những nội dung bán hàng, chương trình khuyến mãi. Đúng với vai trò của nó, sale content đôi khi không cần phải được nhào nặn quá cầu kỳ nhưng một content viral, thế nhưng nó vẫn là loại nội dung có sức bán hàng hiệu quả nhất. Nếu thiếu sale content chắc hẳn doanh nghiệp bạn đang làm từ thiện.

sale content

sale content

11. Tạp chí hoặc ấn phẩm đặc biệt của doanh nghiệp

Hẳn bạn đã biết đến những cuốn sách nổi tiếng như Dốc hết trái tim của Stabuck, những tạp chí nổi tiếng như tạp chí thời trang của Elle, Vogue. Đó là cách mà họ thể hiện thương hiệu của mình, truyền cảm hứng về doanh nghiệp của họ đến cho đọc giả thông qua những ấn phẩm sách, tạp chí.

tap chi va an pham

Doanh nghiệp của bạn cũng có thể làm được điều tương tự nếu như bạn thực sự nghiêm túc và biết mục đích của việc tạo ra những ấn phẩm này là gì.

12. PR nội bộ và tuyển dụng

Việc thể hiện những câu chuyện bên trong nội bộ doanh nghiệp một cách khéo léo, từ đó giúp cho nhân viên của bạn tin tưởng và yêu quý môi trường làm việc, họ muốn truyền tải những năng lượng tích cực bên trong công ty ra ngoài, họ tự hào và khoe về môi trường làm việc của họ đến mọi người. Điều đó khiến cho nhiều ứng viên khao khát được làm việc trong doanh nghiệp của bạn.

PR nội bộ

Tất cả những hoạt động để tạo ra những kết quả trên người ta gọi nó là nghiệp vụ PR nội bộ. Và khi triển khai PR nội bộ bạn cũng cần hiểu mình cần phải tạo ra những nội dung gì.

13. Câu chuyện thương hiệu.

Không giống như việc bạn giới thiệu về doanh nghiêp của mình, không không phải là việc cố gắng tạo ra một câu chuyện không có thật để nói về sản phẩm của bạn. Câu chuyện thương hiệu là một câu chuyện kể lại những sự kiện từ lúc sản phẩm, thương hiệu của bạn được hình thành cho đến lúc nó thành công và phát triển như hiện nay.

brand story

Với những chia sẻ trên chúng ta đã nắm được bản chất content của doanh nghiệp, trong 13 số tiếp theo LeeTa sẽ đi vào cụ thể từng nội dung với những ví dụ thực tế nhất.

>> 3 điều lầm tưởng của doanh nghiệp về content marketing