Sức mạnh Công nghệ GIS giúp các doanh nghiệp giảm rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng ra sao?
Các khía cạnh thiết lập hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) truyền thống trong bối cảnh ngày nay đang dần trở nên lỗi thời và không còn hiệu quả. Những vấn đề mà các nhà quản trị đang phải đối mặt ngày nay không thể giải quyết bằng các phương pháp như trước đây.
Điển hình trong đó, chuỗi cung ứng hiện nay có thể phải đối mặt với sự gián đoạn bởi các cuộc đình công, bất ổn chính trị, các vấn đề thời tiết, tai nạn, dịch bệnh hoặc thậm chí là những xáo trộn bình thường mang yếu tố con người.
Điều quan trọng hơn hết là các nhà quản trị và chuyên gia SCM cần những công cụ và kiến thức quản lý mạng lưới phức tạp của chuỗi cung ứng hiện nay. Cũng như hiểu rõ mức độ kết nối, phụ thuộc và tương tác giữa các quy trình tạo nên chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.
Đó là lý do tại sao các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần có chuyên môn trong hệ thống thông tin không gian địa lý (GIS). Với công nghệ GIS, các nhà quản trị có thể thu thập và phân tích hàng trăm chuỗi cung ứng, phát triển và so sánh dự phòng các kế hoạch, kiểm soát tốt hơn không gian kho hàng cho phù hợp với chiến lược sản xuất, dự báo và cân bằng cung – cầu cũng như quản lý các rủi ro tiềm ẩn.
Những yêu cầu của Quản lý chuỗi cung ứng
Vào năm 2005, cổ phiếu của hãng sản xuất máy bay Airbus đã giảm 25% chỉ sau một đêm sau khi hãng này thông báo thời gian sản xuất sẽ bị trì hoãn thêm 6 tháng.
Điều này cho thấy, câu chuyện về chuỗi cung ứng là một bài toán quan trọng và hóc búa đối với bất kỳ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Vấn đề thời gian là một mắt xích quan trọng trong hoạt động của chuỗi cung ứng, điều này dường như có ảnh hưởng đến giá trị của cả doanh nghiệp.
Trong đó, lĩnh vực sản xuất đồ dùng cá nhân và hộ gia đình, chi phí nguồn cung ứng gián tiếp trung bình chiếm khoảng 25% doanh thu.
Chuỗi cung ứng có thể gây khó khăn trong quản lý và tối ưu hóa bởi bản chất phức tạp của nó, cũng như áp lực thị trường và các yếu tố thực tế bên ngoài. Chuỗi cung ứng trở thành mê cung phức tạp trải dài trên toàn cầu.
Ví dụ: Một sản phẩm từ hãng Apple có thể yêu cầu các thành phần chi tiết lắp ráp từ Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó khớp với nhau để hoàn thiện sản phẩm tại Trung Quốc.
Một doanh nghiệp phải xác định nhu cầu có thể đối với một sản phẩm để có thể sản xuất đủ số lượng trước đó nhằm tránh bị gián đoạn không mong muốn. Việc dự đoán không chính xác khối lượng hàng hóa có thể dẫn đến việc mất mát khoản lợi nhuận lớn cho các đơn đặt hàng hay việc lưu kho.
Sử dụng GIS trong việc quản lý lượng lớn dữ liệu
GIS không chỉ có khả năng quản lý lượng lớn dữ liệu, GIS có thể trình bày trong định dạng trực quan, tổng thể hay đồ họa.
Nhiều doanh nghiệp nhận ra được hoạt động quản lý chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý và chuyên gia SCM cần có ý thức trong việc quản lý rủi ro trực tiếp với chuỗi cung ứng. Các vấn đề này đòi hỏi các công cụ hiện đại và một phần bộ công cụ SCM là hệ thống GIS.
GIS là một công cụ quan trọng đối với các chuyên gia SCM bởi một dữ liệu lớn về vị trí được quản lý bởi hệ thống GIS. Hệ thống thông tin địa lý được sử dụng trong các lĩnh vực đa dạng như quy hoạch đô thị, xây dựng, dịch vụ công, lập kế hoạch vị trí điểm bán,… Từ đó có thể thấy, GIS là một công nghệ tuyệt vời để áp dụng cho các thách thức của chuỗi cung ứng. Một điều khác làm cho GIS trở nên hiệu quả đó là hầu hết các dữ liệu đều là một thành phần trong dữ liệu không gian. Bằng việc sử dụng định vị dữ liệu làm dữ liệu phân tích, các chuyên gia SCM có thể theo dõi và quản lý tài nguyên và mọi quy trình trong chuỗi cung ứng.
Trong đó các nguồn lực quản lý gồm giao thông vận tải, điểm phân phối hàng hóa,… Cùng quy trình bao gồm lắp ráp, định tuyến vận chuyển, hợp nhất quá trình vận chuyển, dự báo nhu cầu hoặc nguồn cung, dây chuyền sản xuất,… Thông qua việc quản lý quy trình và tài nguyên, các nhà quản lý chuỗi cung ứng có thể tích hợp thông tin và phân tích các tác động tiềm ẩn của vị trí, tuyến đường vận chuyển cũng như dự đoán sự chậm trễ các đơn vị phân phối. Ngoài việc có khả năng quản lý số lượng lớn dữ liệu, hệ thống GIS còn có thể trình bày dữ liệu dưới dạng trực quan trên cơ sở đồ họa.
Thông qua GIS, các nhà điều hành supply chain có thể dễ dàng phát hiện xu hướng và xác định các rủi ro tiềm ẩn. Bởi tính chất rộng lớn của dữ liệu, GIS còn cho phép các chuyên gia SCM vượt qua ranh giới Silo để tạo ra tác động rõ ràng đến chiến lược. Như vậy, các bộ phận quản lý và cấp lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá sự cân bằng và tối ưu hóa các chi phí phụ, cải thiện hoạt động bản thân doanh nghiệp cùng với các chỉ số cũng như các bộ phận khác trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Thúc đẩy quyết định chính xác hơn nhờ công nghệ GIS
Chiến lược được thực hiện dựa trên dữ liệu
Các doanh nghiệp thường cho rằng họ đang sử dụng dữ liệu hiệu quả bởi các nhà quản trị hay lãnh đạo thường chỉ quan tâm đến các con số trong báo cáo, biểu đồ và đồ thị. Tuy nhiên chúng không đại diện cho chiến lược dựa trên hướng dữ liệu.
Dữ liệu lúc này cung cấp ý nghĩa quan trọng tới cấp quản lý trong các quyết định liên quan đến chi phí, sự chậm trễ nguồn cung ứng hàng hóa trong bối cảnh doanh nghiệp cần phát triển chiến lược và hoạt động. Tuy nhiên một bước quan trọng trong quá trình ra quyết định là đánh giá dữ liệu để nhà quản trị có thể đưa ra kết luận một cách chính xác.
Sự ưu tiên trong phân tích vị trí
Vị trí là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định bởi nó là mẫu số chung tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp. Từ việc người mua hàng đưa ra lựa chọn địa điểm mình sẽ tới cho đến việc vị trí doanh nghiệp đặt các điểm bán, địa điểm sản xuất, hàng hóa đi từ địa điểm này đến địa điểm khác. Bất cứ hoạt động nào cũng cần có yếu tố vị trí để quyết định.
Nếu nhà quản trị đang thực hiện phân tích doanh nghiệp mà không xem xét đến yếu tố vị trí, đó có thể sẽ là một sai lầm. Những phân tích nếu không được thực hiện đầy đủ dựa trên vị trí, nhà quản trị sẽ không thể xây dựng một lịch trình thực tế và có sự tính toán.
Nguồn dữ liệu và phân tích
Để thúc đẩy các quyết định đối với dữ liệu, doanh nghiệp cần thu thập đúng loại dữ liệu. Các dữ liệu này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, phải ở định dạng tương thích và có chất lượng phù hợp. Nói tóm lại, chuẩn bị một lượng lớn dữ liệu nền cần thiết để tạo ra công nghệ GIS đáp ứng chuỗi cung ứng hay bất kỳ khía cạnh nào khác của doanh nghiệp.
Ngoài việc chọn các thông số ánh xạ, các chuyên gia SCM sử dụng GIS cho các quyết định dựa trên dữ liệu trong phân tích không gian. Trong đó, điểm mạnh của GIS nằm ở khả năng hiển thị các mối quan hệ và các mẫu trong dữ liệu đưa ra xu hướng trước đây.
Ví dụ, số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hay nguồn nguyên vật liệu cho nhà sản xuất là rất lớn. Một số hạn chế ảnh hưởng như:
- Nhu cầu từ khách hàng
- Khả năng cung cấp từ nhà cung cấp
- Thời gian sản xuất
- Sự thay đổi nguồn cung – cầu
- Chiến lược tiếp thị và bán hàng
- Vòng đời sản phẩm
- Sản phẩm hư hỏng
- Thời tiết
- Tuyến đường trung chuyển
- Lịch bảo trì nhà máy
Nhà quản trị phân tích theo hướng dữ liệu không chỉ quan tâm đến các yếu tố riêng lẻ, mà theo cách những dữ liệu này tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau hoặc bất kỳ yếu tố nào khác.
Một phân tích chuỗi cung ứng cụ thể có thể sử dụng dữ liệu từ sự kết hợp của tiếp thị, bán hàng, kỹ thuật, sản xuất, kho bãi, các phòng ban chức năng khác. Dữ liệu có thể có sẵn trong cơ sở dữ liệu trên máy chủ hoặc từ lưu trữ đám mây.
Tạm kết
Như các thông tin đã chỉ ra, lợi ích mà công cụ phân tích dữ liệu GIS có thể cung cấp cho quản lý supply chain là rất rộng lớn. Sự kết hợp của các kỹ năng quản lý và nền tảng công nghệ số sẽ là cần thiết trong hoạt động supply chain management. Lãnh đạo cũng như các cấp quản lý cần có cái nhìn sâu sắc hơn về GIS để trang bị một tầm nhìn bao quát cho chiến lược phát triển bền vững.
Nguồn Kiến thức về GIS: ekgis.com.vn