e-Banking Vietnam 2021 & Cuộc Cách Mạng Công Nghệ [P.1] - Bức Phá Mọi Rào Cản
Nửa đầu 2021, chúng ta chứng kiến những bước tiến thần tốc từ doanh thu trước thuế đối với ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Những con số ấn tượng liên tục xuất hiện và xô đổ hàng loạt các mốc đỉnh điểm cùng kỳ những năm trước đó. Điều này chứng tỏ “đại dương xanh” tài chính - ngân hàng Việt Nam đang được khai thác hiệu quả hơn bao giờ hết và thị trường sẽ còn mở rộng không ngừng đến cuối 2030, theo nhận định của SmartNet (Cty sở hữu SmartPay Vietnam).
Với sự đổi mới, chấp thuận áp dụng và tích hợp nhiều nền tảng công nghệ tiên tiến, e-Banking Vietnam ngày một tiến xa. Tiêu biểu có thể thấy sức tăng trưởng vượt trội từ Vietcombank, Techcombank, MB và VPBank là minh chứng rõ ràng. Một trong những yếu tố quyết định chính là công nghệ mobile và xử lý dữ liệu người dùng nhanh chóng.
Theo dự báo Statista 2020, hiện có đến hơn 120 triệu thuê bao di động tại Việt Nam với hơn 75% trong số đó đủ khả năng đăng ký sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng, thanh toán giao dịch online. Đây như một bàn đạp cho sự phát triển công nghệ e-Banking và dĩ nhiên, nền tảng mobile được ưu tiên hàng đầu.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt phát triển nhanh và mạnh trong thời gian qua có ý nghĩa lớn về mặt phát triển kinh tế - xã hội trước những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giúp tăng thích ứng nhanh, hồi phục nhanh, trước những biến cố khó lường của xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới cũng như tại Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt đã thể hiện rõ ưu thế về tính an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm, đó cũng là lời giải thích thuyết phục cho xu hướng dịch chuyển mạnh mẽ từ các hoạt động thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt như hiện nay. Thực tế, theo số liệu từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas): 5 tháng đầu năm 2021, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử Napas đã xử lý hơn 800 triệu giao dịch, tương ứng với hơn 8 triệu tỉ đồng, tăng trưởng 113% về số lượng và 169% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020. Tổng giá trị giao dịch thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS) và tổng giá trị thanh toán thẻ, ví điện tử qua cổng thanh toán trực tuyến Napas tăng trưởng tương ứng là 50% và 125% so với cùng kỳ năm 2020.
Những tác động lớn về mọi mặt từ dịch bệnh Covid, đã thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chủ trương quan trọng nhằm thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ. Ngành Ngân hàng đã và đang đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, góp phần quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu của Chiến lược trên và duy trì thông suốt các hoạt động tài chính ngân hàng, huyết mạch của nền kinh tế đất nước. Cuộc cách mạng công nghệ số hóa trở thành yếu tố được ưu tiên hàng đầu, đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng số, ngân hàng điện tử.
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ: KHỞI NGUỒN
Bắt đầu từ giai đoạn cuối 2019, hàng loạt các giải pháp công nghệ được lên kế hoạch triển khai một cách nghiêm chỉnh và được đánh giá sẽ thay đổi cục diện ngành tài chính - ngân hàng nói riêng và ngành kinh tế trong nước nói chung. Trong số đó có thể kể đến những giải pháp quen thuộc như eKYC (định danh khách hàng trực tuyến) & giải pháp tối ưu cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trên đa kênh được cung cấp bởi Insider.
Tổng quan, giải pháp eKYC cho phép ngân hàng số vượt qua mọi rào cản địa lý và thời gian để định danh khách hàng 100% online dựa vào các thông tin sinh trắc học (biometrics) mà không cần gặp mặt trực tiếp như quy trình truyền thống. Với sự đột phá công nghệ này, các ngân hàng điện tử đầu tiên tại Việt Nam lần lượt ra mắt phiên bản ứng dụng mobile cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán 100% online để thực hiện giao dịch ngay lập tức mà không cần chờ đợi. Cơ hội trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nạp tiền dịch vụ, liên kết ví điện tử… với hạn mức nộp tiền tối đa 10 triệu /ngày và sẽ hết hạn khi tổng hạn mức nộp tiền đạt 300 triệu. Để tạo ra trải nghiệm khách hàng tối ưu hóa, các ngân hàng số đã tích hợp các nền tảng công nghệ sinh trắc học (biometrics) toàn diện, kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chữ ký điện tử (e Signature), đồng thời các nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu người dùng thông minh với hiệu suất cao và tốc độ vượt trội. Những tiến bộ công nghệ này hứa hẹn sẽ được ứng dụng vào nhiều sản phẩm dịch vụ hơn trong tương lai như quy trình bán thẻ tín dụng và cho vay,.. Giải pháp eKYC có tiềm năng tiết kiệm tối đa chi phí vận hành cho ngân hàng. Quan trọng hơn, eKYC tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng khách hàng mới, khai mở khả năng sáng tạo và sức cạnh tranh của toàn bộ hoạt động ngành ngân hàng. Với ủng hộ cho phép thử nghiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), VPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai bước eKYC ngay từ bước nhận diện khách hàng lần đầu. Bên cạnh đó, TPBank, HDBank, VietCapital Bank và NCB (Ngân hàng TMCP Quốc Dân) cũng là một trong số những ngân hàng dẫn đầu trong công cuộc cải tiến và tích hợp giải pháp công nghệ eKYC.
Cùng tham khảo một vài số liệu được ghi nhận từ App Annie (App Analytics - Market Data Intelligence), từ nửa đầu 2021, các đơn vị ngân hàng triển khai giải pháp eKYC đã gặt hái kết quả tích cực. Cụ thể, TPBank và VPBank lần lượt chiếm vị trí thứ 7 và 8 trong top các ứng dụng ngân hàng có lượng lượt tải hàng đầu khu vực Việt Nam kể từ tháng 1, 2021. (Số liệu được trích dẫn từ ghi nhận App Annie đến tháng 6, 2021).
Như đã đề cập trên, bên cạnh giải pháp công nghệ eKYC, giải pháp nền tảng tối ưu cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trên đa kênh được cung cấp bởi Insider đóng vai trò quan trọng không kém. Đến nay, Insider là nền tảng phân tích dữ liệu nhằm tối ưu cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trên đa kênh duy nhất được tín nhiệm và tích hợp cùng các ứng dụng tài chính - ngân hàng tại Việt Nam và quốc tế như MBBank, VPBank, Shinhan Bank, Garanti BBVA, Maybank,...
Insider với thế mạnh công nghệ, đem đến cho nhà phát triển công cụ tương tác người dùng & giải pháp tự động hóa, AI và Machine Learning (ML) giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đem đến những kết quả vượt trội, tăng tỷ lệ chuyển đổi, giữ chân khách hàng. Hiện Insider có mặt ở 26 quốc gia, riêng Việt Nam, văn phòng đại diện được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và đang hợp tác với 90 đối tác lớn là các doanh nghiệp hàng đầu trong nước. Insider được chọn là đối tác chiến lược với các ngân hàng trong nước: MBBank, Shinhan Bank. Trong 4 năm liên tiếp, nền tảng công nghệ của Insider liên tục được xếp hạng cao nhất trong cuộc bình chọn G2Crowd Mobile Marketing Software Grid. Đồng thời, Insider cũng được xuất hiện và công nhận trong báo cáo Gartner Magic Quadrant for Multichannel Marketing Hubs 2020.
Trên đường đua sôi động mang tên chuyển đổi số của các ngân hàng, việc quyết định lựa chọn và tích hợp các giải pháp công nghệ vừa phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn sâu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, vừa có nền tảng công nghệ ổn định, đồng thời thuận tiện trong việc triển khai tích hợp nhanh chóng khiến Insider trở thành lựa chọn số 1 đối với các ngân hàng hàng đầu trong nước. Hơn thế nữa, nền tảng công nghệ được cung cấp bởi Insider còn đáp ứng được sự tín nhiệm, đảm bảo mức độ bảo mật nhiều lớp an toàn và mang lại kết quả tích cực, hiệu quả. Giải pháp công nghệ do Insider cung cấp đều vượt qua hàng loạt các điều kiện, rào cản trong quá trình tích hợp, triển khai. Mang lại cho các đối tác ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng những ứng dụng công nghệ tự động hóa.