7 đặc điểm khác biệt khi triển khai marketing quốc tế #4: Yếu tố văn hoá & Tôn giáo

7 đặc điểm khác biệt khi triển khai marketing quốc tế #4: Yếu tố văn hoá & Tôn giáo

Một yếu tố quan trọng cần xem xét là đặc điểm con người & văn hoá kinh doanh của thị trường, vì đây sẽ là một yếu tố quan trọng để xác định phương pháp marketing và bán hàng, đặc biệt nếu doanh nghiệp đang muốn xuất khẩu sản phẩm cho các bên B2B.

Yếu tố văn hoá ở từng quốc gia

Hiểu văn hoá kinh doanh cũng rất quan trọng khi gặp gỡ các đối tác tại các thị trường tiềm năng, bởi nếu doanh nghiệp không tôn trọng truyền thống và nghi thức kinh doanh của nước sở tại, việc bán hàng có thể khá khó khăn.

Những điều cần chú ý bao gồm:

  • Tôn giáo
  • Sự tôn trọng thứ bậc, khoảng cách giữa nhân sự các cấp
  • Cách hẹn giờ họp, quy tắc đúng giờ
  • Quy tắc trang phục
  • Giờ làm việc
  • Trình bày và trao đổi danh thiếp
  • Không gian cá nhân
  • Quà tặng

Nguồn: Internations

Yếu tố tôn giáo của từng quốc gia

Về tôn giáo, mỗi quốc gia đều có nhiều điểm đặc trưng khác nhau. Tôn giáo và các món ăn cấm kỵ (Haram) là điều đặc biệt cần lưu ý khi lựa chọn hình ảnh visual quảng cáo. Đạo hồi với dòng khách Ấn Độ, Indonesia, Pakistan… thì thịt chó bị coi là kinh tởm. Họ coi lợn là loài vật ô uế (Najis), còn bò là điều thiêng liêng (loài vật thanh sạch), vì vậy sữa và thịt bò nên tránh. Người Do Thái kiêng thịt lợn hoặc động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến. Vậy nên chưa chắc đăng hình các món ăn hải sản hấp dẫn, những bữa tiệc BBQ thơm lừng là phương án phù hợp khi tiếp cận những dòng khách này.

Về sự tôn trọng thứ bậc ảnh hưởng tới các nhóm đối tượng mục tiêu, ví dụ điển hình như Ấn Độ, tồn tại đến 5 lớp hệ thống đẳng cấp, từ lớp Dalit (từng bị coi là không đáng để đụng tới) đến lớp tinh hoa (rất rất giàu và sang trọng). Bài này sẽ không đi quá sâu về chế độ đẳng cấp và hệ tư tưởng chính trị của 1 quốc gia, các bạn có thể xem thêm tại đây

Nguồn: paradises

Ví dụ, việc đúng giờ trong các cuộc họp là cực kỳ quan trọng tại Mỹ, bởi việc đến muộn sẽ được coi là thiếu tôn trọng và thiếu thiện chí hợp tác. Tuy nhiên, tại những cuộc họp này, mọi người thường rất thẳng thắn đề xuất ý kiến của mình mà không ngại tranh luận. Người Mỹ cũng không có thói quen tặng quà cáp trong công việc, mà thay vào đó, họ sẽ viết một bức thư. Đất nước mặt trời mọc lại ngược lại, quà cáp là việc vô cùng phổ biến trong các mối quan hệ kinh doanh với người Nhật. Các món quà phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước.

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề: