Turnover Là Gì? Tìm Hiểu Các Thuật Ngữ Liên Quan
Trong kinh doanh có rất nhiều khái niệm mà chúng ta khó có thể giải thích ngắn gọn bằng tiếng Việt. Bởi vậy, để nhanh chóng diễn đạt ý kiến, suy nghĩ của mình, người lao động thường thay thế bằng một số từ ngữ chuyên ngành. Turnover là một trong những từ ngữ thay thế đó.
Hãy xem turnover có ý nghĩa gì nhé.
1. Turnover là gì?
Turnover là gì? Có không ít người thắc mắc về thuật ngữ này bởi chúng có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong một vài trường hợp, ý nghĩa của turnover sẽ thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh được nói đến.
Trong kinh doanh, bạn có thể hiểu turnover là đạt chỉ tiêu về doanh số của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt cần có một kế hoạch cụ thể. Nhà quản trị sẽ đưa ra từng mức doanh số nhất định cho các thời điểm phụ thuộc vào thị trường. Nếu doanh nghiệp turnover tức là họ đã hoàn thành hoặc vượt qua chỉ tiêu đã đề ra.
2. Các thuật ngữ liên quan đến turnover
Có rất nhiều những thuật ngữ khác liên quan đến turnover là gì? Ví dụ như CEO turnover là gì? hay Inventory turnover là gì?
Inventory turnover là gì?
Bạn đã biết Inventory turnover là gì? Đây là thuật ngữ chỉ vòng quay hàng tồn kho. Hay bạn có thể hiểu là hệ số quay vòng của hàng tồn kho. Inventory turnover sẽ cho bạn thấy lượng hàng hóa trong kho hàng thay đổi như thế nào (do việc mua- bán).
Tốc độ này sẽ phản ánh tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Từ chỉ số inventory turnover bạn có thể nhìn nhận việc doanh nghiệp có đang quản trị tốt lượng hàng tồn kho hay không. Inventory turnover được tính theo công thức:
Inventory Turnover = Giá vốn hàng bán/ bình quân giá trị hàng tồn kho
Inventory turnover được tính theo công thức rất đơn giản theo giá của các mặt hàng trong doanh nghiệp
Với những nhà đầu tư, inventory có một ý nghĩa quan trọng. Nhìn vào chỉ số này họ có thể đánh giá và kiểm tra được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. từ đó đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Với doanh nghiệp, dựa vào chỉ số này, các nhà phân tích tài chính nhận định xu hướng đang phát triển hiện tại của doanh nghiệp. Từ đó điều chỉnh lại kế hoạch và có phương thức đề ra để thay đổi, đạt được mục tiêu ban đầu đưa ra.
Chỉ số inventory turnover cao: Khi thấy chỉ số này cao có nghĩa là tốc độ thay đổi hàng hóa trong kho nhanh. Các hoạt động mua – bán của doanh nghiệp diễn ra đều. Trong kho sẽ không để lại nhiều hàng tồn kho. Như vậy, rủi ro của doanh nghiệp sẽ thấp hơn.
Chỉ số inventory turnover nên được giữ ổn định trong khả năng của doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh luôn ổn định
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu chỉ số này quá cao, lượng dự trữ hàng tồn kho thấp sẽ trở thành bất lợi của doanh nghiệp. Bởi nếu trong trường hợp thị trường đột nhiên thay đổi, nhu cầu sản phẩm lớn. Bạn sẽ không có đủ hàng hóa để cung cấp cho thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị trường kinh doanh.
Một mối lo nữa nếu chỉ số Inventory turnover vượt quá quy định. Nếu quá cao, ý nghĩa của inventory turnover là gì? Khi đó, có thể đầu vào dự trữ để cung cấp cho sản xuất là không đủ. Quá trình sản xuất bị tạm ngưng do chưa có nguyên vật liệu. Như vậy, doanh nghiệp cần kiểm soát chỉ số này ở mức nhất định. Như vậy, vừa có thể đảm bảo tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng hàng hóa cho thị trường.
Sales turnover
Sales turnover được hiểu là vượt doanh thu bán hàng. Trước khi tìm hiểu sales turnover là gì tôi sẽ đưa ra định nghĩa doanh thu bán hàng. Doanh thu bán hàng là tổng giá trị lợi ích kinh tế mà một doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Doanh thu này có thể phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác nhau hoặc đầu tư của doanh nghiệp.
Vượt doanh thu bán hàng là kết quả làm việc hiệu quả của bộ phận kinh doanh. Trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp (có thể theo tuần, tháng, năm), nhà quản trị sẽ đưa ra một chỉ tiêu cụ thể về doanh số bán của công ty. Nếu bộ phận kinh doanh vượt qua doanh số này thì sẽ được gọi là sales turnover.
Vượt doanh thu bán hàng là kết quả cho sự nỗ lực của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp
Sales turnover luôn được đánh giá cao trong các doanh nghiệp. Bởi đây là yếu tố xác định sự thành công của một doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài chính quan trọng mà nhà quản lý mong muốn thúc đẩy. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp đang có nguồn thu ổn định, tạo được vị thế nhất định trong kinh doanh.
Annual Turnover
Annual Turnover là thuật ngữ chỉ việc đạt doanh số năm. Kế hoạch mỗi năm đề ra một mục tiêu nhất định về sản xuất, kinh doanh. Một công ty annual turnover có nghĩa là họ đã hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu đã đặt ra đó. Từ này được sử dụng trong kỳ kế toán năm. Annual Turnover thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp. Nhìn vào doanh số này, người xem có thể thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp qua các năm.
Cash turnover
Cash turnover được hiểu là vòng quay tiền mặt. Đây được coi là chỉ số quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp có khối lượng hàng tồn kho và khoản phải thu/ phải trả lớn. Bởi đây là yếu tố đánh giá hiệu quả của công ty trong việc kiểm soát nguồn vốn lưu động.
Một vòng quay tiền mặt gồm 4 bước bắt buộc:
- Dùng tiền thanh toán hàng hóa mua về.
- Hàng hóa được đưa vào kho hàng lưu kho (hàng tồn kho).
- Sau khi bán hàng hóa đã sản xuất, lưu kho doanh nghiệp có khoản phải thu
- Thu được các khoản phải thu, thanh khoản thành.
Bốn bước trên xoay vòng dòng tiền của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ dùng 2 bước để tạo thành 1 vòng xoay tiền mặt đó là: Thanh toán cho bên cung cấp hàng hóa và thu lại các khoản phải thu.
Cash turnover được coi là chỉ số quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Với bài viết này đã đưa đến định nghĩa chính xác của thuật ngữ turnover là gì trong kinh doanh. Đồng thời, những thuật ngữ khác có liên quan ở trên sẽ giúp nhà kinh doanh trở thành một doanh nhân quốc tế chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, nhà quản lý có thể tham khảo các phần mềm hỗ trợ như phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM. Đáp ứng đầy đủ những tính năng cơ bản trong quản trị quan hệ khách hàng doanh nghiệp B2B, FastWork CRM hỗ trợ:
- Hỗ trợ marketing: Email marketing, landing page, tự động thu thập lead, báo cáo thống kê
- Hỗ trợ telesales: điều phối lead, giám sát xử lý lead, gửi email theo kịch bản, tự động log nhật ký cuộc gọi,…
- Hỗ trợ kinh doanh: quản lý khách hàng, quản lý quy trình absn hàng, quản lý báo giá, hợp đồng,…
- Hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng: quản lý ticket, giám sát và xử lý ticket theo quy trình, quản lý chăm sóc khách hàng
Đăng Hải
Nguồn: fastwork.vn