McKinsey: Cập nhật xu hướng 2021 - Cách các doanh nghiệp điều chỉnh dưới tác động bởi Covid-19

McKinsey: Cập nhật xu hướng 2021 - Cách các doanh nghiệp điều chỉnh dưới tác động bởi Covid-19

Vào đầu năm 2021, McKinsey đã đưa ra một loạt dự đoán về các xu hướng mà sẽ đặc trưng cho cả năm và sự phục hồi từ đại dịch COVID-19. Hiện tại, họ đã cập nhật những thay đổi, chủ yếu tập trung vào Mỹ. 

Là một nền kinh tế mở, ở một mức độ nào đó, nó có thể được coi là một yếu tố thúc đẩy cho các xu hướng sau đại dịch. Tình hình dịch bệnh đã diễn biến trong khoảng thời gian dài, nên cả những cường quốc công nghiệp phát triển (Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản,...) hay những quốc gia có nền kinh tế ổn định (Việt Nam, Ấn Độ, Bắc Phi, Trung Mỹ,...) đều bị tác động mạnh ở những lĩnh vực nhất định như du lịch, thương mại điện tử... Đồng thời những thay đổi và xu hướng mới cũng xuất hiện, đặc biệt khi một số nước đã dần bước qua giai đoạn đen tối nhất của dịch Covid, chính phủ bắt đầu cung cấp vaccine cho cộng đồng và có triển vọng về một trạng thái bình thường mới. Chính vì vậy, những xu hướng mà McKinsey dự đoán và phân tích ở thị trường Mỹ có thể đại diện cho sự thay đổi cũng như tương lai gần của một số quốc gia phát triển khác, trong đó có Việt Nam.     

Hãy cùng tìm hiểu các xu hướng được dự đoán ​​vào đầu năm 2021 và cách các doanh nghiệp đang điều chỉnh với những thay đổi do cuộc khủng hoảng COVID-19.

I. Cuộc khủng hoảng COVID và sự phục hồi đang định hình kinh tế toàn cầu

1. Niềm tin trở lại sẽ mở ra sự phục hồi của người tiêu dùng

“Người tiêu dùng đang chi tiêu trở lại và mong muốn chi tiêu nhiều hơn sau đại dịch.”

Tiết kiệm cá nhân ở Mỹ đã tăng đột biến vào tháng 4 năm 2020 lên 33,7% - tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận. Cùng với đó, tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ đã tăng hơn gấp đôi, lên 3 nghìn tỷ đô la, kể từ năm 2019. Vào tháng 1 năm 2021, McKinsey đề xuất rằng chi tiêu "sẽ phục hồi nhanh bằng tốc độ mà mọi người cảm thấy tự tin về việc di chuyển và hoạt động bình thường", và điều đó dường như đang xảy ra.

Một cuộc khảo sát của McKinsey được công bố vào tháng 5 năm 2021 cho thấy rằng khoảng một nửa số người tiêu dùng Mỹ muốn tự thưởng thức cho bản thân một cách thận trọng, một số người muốn chi tiền ngay vào thời điểm này, trong khi một lượng lớn khác đang chờ đợi cho đến khi họ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn để đi ăn ở nhà hàng hoặc đi du lịch. 

Nghiên cứu của McKinsey cũng phát hiện điểm khác biệt chính giữa người đã được tiêm chủng và người chưa được tiêm chủng. Ví dụ, những người được tiêm chủng đang dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn khi xa nhà, đồng thời cách họ sử dụng thời gian giải trí cũng đang gần với mức trước đại dịch. Ngoài ra, 82% thế hệ millennials kiếm được hơn 100.000 đô la cho biết họ sẵn sàng chi tiền ở một mức cao hơn nhiều so với các thế hệ cũ. Khi những người trẻ tuổi hơn được tiêm COVID-19 thì chi tiêu sẽ tăng lên.

Có 2 xu hướng tiêu dùng dường như gắn bó với nhau. Một là “home nesting - tổ ấm tại nhà” với gần 3 trong số 10 hộ gia đình Mỹ đã sửa sang nhà cửa, thêm các thiết bị tập thể dục trong thời gian xảy ra đại dịch hoặc có kế hoạch để tự cải thiện nhà cửa. Thứ hai là sự thiếu trung thành của người tiêu dùng. Khoảng 3/4 người Mỹ đã thay đổi thói quen mua sắm vào năm 2020 và 40% trong số này đã thay đổi thương hiệu - tỷ lệ gấp đôi vào năm 2019. Những người trẻ tuổi có xu hướng thay đổi nhiều hơn những người lớn tuổi. Điều này báo hiệu rằng, hơn bao giờ hết, các công ty không thể xem khách hàng của họ là điều hiển nhiên, mà cần phải cải thiện và tích cực nâng cao lòng trung thành của họ.

Tóm lại, người tiêu dùng Mỹ đang có xu hướng chi tiêu trở lại và mong muốn chi tiêu nhiều hơn. Vào tháng 5 năm 2021, với những dữ liệu có sẵn gần nhất, tỷ lệ tiết kiệm là 12,4%, giảm đáng kể so với tháng 4 nhưng vẫn rất cao theo tiêu chuẩn lịch sử. (Hình minh họa 1).

2. Du lịch và giải trí tăng trở lại, nhưng du lịch công vụ (Business Travel) thì sụt giảm

Người Mỹ muốn di chuyển trở lại, để gặp gỡ bạn bè, gia đình hoặc chỉ để vui chơi. Năm 2020, chi tiêu cho du lịch giảm hơn 40% và chi tiêu cho việc đi công tác giảm khoảng 70%. Giờ đây, hơn 60% người Mỹ cảm thấy thoải mái khi đi nghỉ dưỡng. Theo số liệu thống kê cho thấy số lượng chuyến du lịch trong kỳ nghỉ ngày 4/7 đạt gần mức cao kỷ lục. Trong nửa cuối tháng 6 năm 2021, gần hai triệu hành khách mỗi ngày đi qua các sân bay của Mỹ, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn giảm so với năm 2019. Tốc độ phục hồi trong tương lai là chưa rõ ràng, nhưng du lịch trong nước chắc chắn đang được phục hồi.

Trong khi đó, du lịch quốc tế vẫn còn phức tạp bởi sự chắp vá của các quy tắc và quy định về xét nghiệm, tình trạng tiêm chủng và kiểm dịch. Vào tháng 1/2020, có 2,9 triệu người Mỹ du lịch quốc tế; đến tháng 1/2021 thì giảm 71%, chỉ có 580.000 người; các chuyến thăm châu Âu cũng giảm 88%. Tin vui là đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ tháng 1/2021 - 3/2021, tăng 48% và sức hấp dẫn của du lịch nước ngoài là không thay đổi. Nhưng hiện tại, người Mỹ đang chọn đi du lịch trong nước.

Du lịch công vụ (Business Travel) có vẻ sẽ giảm ở khoảng giữa, xu hướng phục hồi dù chậm hơn so với du lịch trong nước nhưng lại nhanh hơn so với quốc tế. Du lịch công vụ của Mỹ đã giảm hơn 2/3 vào năm 2020 và trong khi chờ đợi, các công ty đã tìm ra những cách mới để kết nối, chẳng hạn như thông qua hội nghị và hội thảo trực tuyến. Hàng tháng, khi mức độ tiêm chủng và sự tự tin tăng lên, McKinsey kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nhân quay trở lại với việc đi công tác trong nước, giúp du lịch công vụ phục hồi nhanh hơn so với du lịch quốc tế.

Đến năm 2024, du lịch trong nước có thể sẽ trở lại mức độ trước đại dịch, nhưng McKinsey ước tính rằng du lịch công vụ sẽ chỉ ở mức 80% và có thể không bao giờ phục hồi sau đó. Đối với nhiều khách sạn và hãng hàng không phụ thuộc vào khách doanh nhân để chia sẻ lợi nhuận, trạng thái “bình thường” sẽ không sớm quay trở lại. Họ sẽ cần đánh giá lại chính sách giá, marketing, chiến lược digital và kế hoạch đầu tư. Trong trường hợp này, những chiến lược cũ có thể không phải là một khởi đầu tốt.

Một yếu tố cần lưu ý đối với ngành hàng không là việc sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách. Việc lấy lại cơ sở hạ tầng vật chất và dịch vụ, ví dụ, việc triệu tập các phi công nghỉ phép và chuẩn bị cho máy bay không tải để bay lại sẽ mất nhiều thời gian. So với thảm họa của 16 tháng qua thì đây có thể là tin vui cho các hãng hàng không, nhưng nó vẫn là một vấn đề.

3. Cuộc khủng hoảng châm ngòi cho một làn sóng đổi mới và khởi động một thế hệ doanh nhân

Vào tháng 1/2021, McKinsey đã ghi nhận sự gia tăng trong các ứng dụng kinh doanh mới trong quý III/2020 — hơn gấp đôi cùng kỳ năm 2019. Số lượng các công ty khởi nghiệp không thể tiếp tục tăng gấp đôi mãi, nhưng điều đáng khích lệ là sự phát triển của họ vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Kể từ khi Cục điều tra dân số Mỹ bắt đầu lưu giữ số liệu thống kê về chủ đề này vào năm 2005, tháng 6/2020 là tháng đầu tiên ghi nhận có tới 340.000 doanh nghiệp mới, kể từ đó, con số này tiếp tục tăng. Năm tháng đầu 2021, trung bình có 472.000 đơn đăng ký kinh doanh mới mỗi tháng, nhiều hơn so với năm tháng cuối năm 2020 (410.000), ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp trong số này sẽ thất bại, và các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang phải gánh chịu hậu quả - doanh thu giảm hơn 35% so với tháng 12020, nhưng việc nhiều người Mỹ sẵn sàng đặt cược vào bản thân là một dấu hiệu của sự lạc quan và hy vọng.

Sẽ khó khăn hơn trong việc đo lường sự đổi mới, nhưng năng suất lao động là một dấu hiệu. Năng suất lao động đã tăng 5,4% trong quý I/2021, ngay cả khi lương thưởng theo giờ và số giờ làm việc cũng tăng lên. Kể từ tháng 1/2020, năng suất đã cải thiện 4,1%, cao hơn nhiều so với xu hướng lịch sử. Điều này rất quan trọng: cả lịch sử và kinh tế học đều chứng minh rằng năng suất là yếu tố cần thiết để tăng trưởng và mức sống cao hơn. Ngoài ra, đầu tư kinh doanh đã tăng 11,7% trong quý I/2021, cao hơn so với con số kỷ lục trước đại dịch và các đơn đặt hàng đối với hàng hóa vốn cũng rất mạnh.

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách thức hoạt động của nhiều doanh nghiệp: 

  • Các nhà bán lẻ sử dụng robot công nghiệp và bán hàng mang về ngay trên vỉa hè.

  • Các khách sạn chuyển đổi không gian phòng ở thành văn phòng. 

  • Số hóa và làm việc từ xa được ứng dụng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nhiều thay đổi dường như tập trung ở các công ty lớn - những công ty đang ngày càng mạnh hơn. Để sự đổi mới có thể chuyển thành những cải tiến năng suất lâu dài, nó cần bén rễ sâu hơn. Một yếu tố khác cần chú ý: 60% tiềm năng năng suất đến từ các tổ chức đang tìm cách giảm chi phí và điều đó đồng nghĩa với cắt giảm việc làm.

4. Khả năng sản xuất đi liền với năng lực số sẽ thúc đẩy cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Việc ứng dụng AI, phân tích, số hóa và các công nghệ khác vào mọi giai đoạn của hoạt động kinh tế (từ thiết kế đến sản xuất) đã được chỉ ra từ tháng 1/2021 và đến nay vẫn không thay đổi. Số hóa sẽ diễn ra khắp mọi nơi, và rất quan trọng đối với năng suất quốc gia cũng như sự thành công của mỗi công ty. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình số hóa từ 3 đến 7 năm, những gì được coi là tốt nhất vào năm 2018 bây giờ chỉ dưới mức trung bình. 

Các nhà điều hành biết rằng đây mới chỉ là bước khởi đầu. Trong một cuộc khảo sát được thực hiện trước đó vào năm 2021, chỉ 11% số người được hỏi tin rằng mô hình kinh doanh hiện tại của họ sẽ hiệu quả về mặt kinh tế cho đến năm 2023, và gần 2/3 cho biết các công ty của họ cần đầu tư vào công nghệ số để thích ứng. Kinh phí cho các sáng kiến ​​số và công nghệ đã tăng lên trong giai đoạn đại dịch, ngay cả khi các doanh nghiệp thực hiện cắt giảm chi phí. Một nghiên cứu chuyên sâu của McKinsey Global Institute dự đoán rằng các xu hướng hiện tại có thể nâng cao năng suất lên 1% trong vài năm tới. Với việc đầu tư vào số hóa, chăm sóc sức khỏe từ xa và các công nghệ đang phát triển khác đang trở lại mạnh mẽ, năng suất có thể được cải thiện.

II. Cách các doanh nghiệp đang điều chỉnh với những thay đổi từ cuộc khủng hoảng COVID-19

1. Những thay đổi do đại dịch gây ra trong hành vi mua sắm làm thay đổi vĩnh viễn hoạt động kinh doanh

Một thay đổi lớn trong hành vi mua sắm trong đại dịch là sự chuyển dịch sang các nền tảng thương mại điện tử và mùa hàng từ xa. Tại Mỹ, thương mại điện tử đã tăng trưởng nhanh hơn 3 lần trong giai đoạn năm 2019 - 2020 so với trong 5 năm trước đó, và nhiều người Mỹ thậm chí còn sẵn sàng mua ô tô mà không kiểm tra trực tiếp. Doanh số bán hàng trực tuyến của các nhà bán lẻ tăng 93% vào năm 2020, tỷl lệ tham gia vào việc bán hàng trực tuyến của các nhà bán lẻ hàng may mặc, thời trang và xa xỉ tăng từ 16% lên 26%. Những thay đổi này có thể là mãi mãi. Mọi người vẫn mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với trước khi xảy ra đại dịch nhưng ở mức độ thấp hơn so với thời gian diễn ra đại dịch.

Đến nay, đây vẫn là những thay đổi tích cực cho người tiêu dùng, nhưng không chưa chắc là tốt nhất cho các công ty và nhà bán lẻ. Thương mại điện tử thường mang lại ít lợi nhuận hơn so với mua sắm tại cửa hàng, và các doanh nghiệp sẽ cần phát triển các năng lực hoàn toàn mới (bao gồm marketing định hướng hướng dữ liệu, quản lý phân phối và hoạt động bền vững) để tạo ra giá trị lâu dài. Thương mại điện tử có thể thúc đẩy lợi nhuận hơn là làm loãng lợi nhuận nếu các công ty xem xét các khoản đầu tư vào marketing, quản lý tăng trưởng doanh thu, chi phí kho bãi và chuỗi cung ứng. Ngoài ra, quy mô cũng là một yếu tố ảnh hưởng. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể giữa các công ty nhỏ và các sản phẩm thích hợp, nhưng quy mô lớn hơn thường là tốt hơn.

Omnichannel - mô hình tiếp cận đa kênh không còn là tương lai xa vời mà là ngay lúc này. Vì vậy chúng cần được tích hợp vào chiến lược theo cách mới. Một cuộc khảo sát của McKinsey đối với các giám đốc điều hành bán lẻ cho thấy 2/3 trong số họ không xem xét các tác động của việc triển khai đa kênh khi đưa ra quyết định cho các cửa hàng.

Telemedicine - giải pháp y tế từ xa cho thấy một mô hình tương tự. Đã có một sự gia tăng đáng kể trong việc áp dụng chúng: vào năm 2019, chỉ có 11% người tiêu dùng Mỹ đã sử dụng dịch vụ; hiện đã có 46% người sử dụng và 76% quan tâm, cả bệnh nhân và nhà cung cấp đều sẵn sàng sử dụng dịch vụ chăm sóc từ xa hơn. Trong số những người đã sử dụng dịch vụ đó thì 3/4 hài lòng với trải nghiệm. Tốc độ tăng trưởng cũng như việc sử dụng nhìn chung đều không được bền vững, nhưng giải pháp y tế từ xa đã đi từ một phân khúc ngách trở thành thói quen.

McKinsey đã ước tính rằng telehealthcare có thể thu hút tới 250 tỷ USD chi tiêu cho y tế. Điều đó có thể giúp cải thiện cả khả năng tiếp cận và chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên, telehealthcare nên được tích hợp đầy đủ hơn, ví dụ, bằng cách giải quyết các mối quan tâm về bảo mật công nghệ, làm rõ khuôn khổ quy định, tích hợp các mô hình chăm sóc ảo và chăm sóc thông thường, phát triển các kế hoạch sức khỏe ưu tiên ảo. Trong khi vẫn còn nhiều việc phải làm, tương lai cho dịch vụ chăm sóc ảo vẫn có nhiều triển vọng. Tính đến tháng 4 năm 2021, 84% bác sĩ cung cấp dịch vụ thăm khám ảo và 57% cho biết họ muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc như vậy. Đồng thời, việc đầu tư vào đó đang tăng tốc: 6,1 tỷ đô la được ghi nhận trong quý đầu tiên của năm 2021, cao hơn nhiều so với kỷ lục trước đó vào năm 2020.

2. Tái cân bằng và dịch chuyển chuỗi cung ứng

Cảnh tượng một con tàu container 200.000 tấn chặn kênh đào Suez vào tháng 3/2021, với gần 10 tỷ USD hàng hóa, khiến những người chưa từng nghĩ về chuỗi cung ứng toàn cầu cũng nhận ra rằng chúng mong manh đến như thế nào. Giải quyết lỗ hổng này vẫn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Chính phủ liên bang Mỹ cũng đã lưu ý, tiến hành đánh giá chuỗi cung ứng để tăng cường khả năng phục hồi và ngăn chặn sự gián đoạn, chẳng hạn như tình trạng thiếu chất bán dẫn gây khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô lớn. Thượng viện Mỹ gần đây đã thông qua một dự luật sẽ tạo ra một chương trình ứng phó với khủng hoảng chuỗi cung ứng và thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước. Các công ty đã học được rằng những mắt xích yếu nhất vẫn có tầm ảnh hưởng lớn đến cả chuỗi cung ứng, và các tổ chức lớn thì có vô vàn mắt xích - trung bình 5.000 nhà cung cấp. Nếu một liên kết bị phá vỡ, chi phí là rất lớn. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, những sự cố như vậy vẫn diễn ra phổ biến: các công ty đã trải qua thời kỳ ngừng hoạt động dây chuyền sản xuất kéo dài từ 1 tháng trở lên sau mỗi 3,7 năm.

Những vấn đề này đang trở nên cấp bách hơn ở Mỹ vì chúng đáp ứng một phần lớn nhu cầu trong nước đối với hàng hóa cao cấp được nhập khẩu. Mặc dù vậy, những nỗ lực nhằm củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhìn chung đã bị đánh trúng hoặc bỏ sót hơn là mang tính hệ thống. Đại dịch đã tiết lộ những giới hạn của cách tiếp cận đó.

Trong quá khứ, các chuỗi cung ứng đã được tối ưu hóa theo chi phí và hiệu quả; giờ đây là theo khả năng phục hồi và sự nhanh nhẹn. Chẳng hạn như viẹc xác định các nhà cung cấp bổ sung cho các bộ phận quan trọng, phát triển khả năng dự phòng để giảm sự phụ thuộc vào một cơ sở duy nhất và xem xét lại việc quản lý hàng tồn kho.

3. Tương lai của công việc đến sớm hơn dự đoán

Vào tháng 1/2021, hầu hết người Mỹ đang làm việc tại nhà. Họ đã thích nghi tốt với việc này, và trong nhiều tổ chức thì cả năng suất và sự hài lòng của khách hàng đều được cải thiện.

Nếu sự gia tăng của làm việc từ xa là đặc điểm của nền kinh tế trong đại dịch, thì đặc điểm của nền kinh tế sau đại dịch là sự tích hợp (hybrid work): nhân viên sẽ chỉ có mặt tại văn phòng vào lúc cần thiết. Đây có lẽ là điều mong muốn của rất nhiều người, ví dụ như khoảng 2/3 sinh viên năm cuối đại học muốn lên văn phòng một phần hoặc hầu hết thời gian. Các nhà tuyển dụng biết rằng nhân viên mới không thể gặp gỡ đồng nghiệp và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã bị phá vỡ.

Vào tháng 5/2021, một cuộc khảo sát của McKinsey về các nhà tuyển dụng cho thấy hầu hết tin rằng văn phòng sẽ trở lại là nơi làm việc chính; một số người đòi quay lại văn phòng vì họ xem việc làm từ xa là một sự thay đổi bất thường buộc phải làm trong thời kỳ đại dịch, chứ không phải như một thói quen mới. Đối với nhân viên, trong một cuộc khảo sát được thực hiện vào mùa xuân năm 2021, 63% người được hỏi cho biết họ thích công việc hoàn toàn từ xa hoặc tích hợp (chỉ lên văn phòng khi cần); trước đại dịch, lại có 63% ưu tiên làm việc trực tiếp tại văn phòng. Các công ty cần phải tìm ra tầm nhìn của họ về tương lai sau đại dịch, cả ngay lập tức và xa hơn. Nếu những người làm việc từ xa đang thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả, thì điều đó cho thấy điều gì?

Một ưu tiên khác của lãnh đạo là đẩy nhanh sự thay đổi theo hướng hoàn thành công việc bằng cách sử dụng các nhóm nhỏ tập trung vào kết quả - đặc trưng bởi mức độ tin cậy, tính tập thể và khả năng học việc cao. Thay vì thường xuyên đánh giá sự tiến bộ, sự lãnh đạo sau đại dịch đang hướng tới việc làm rõ các mục tiêu và chiến lược, cũng như huấn luyện và tạo động lực cho các đội nhóm. Các công ty mà thực hiện thực hiện theo hướng này đã báo cáo rằng năng suất cao hơn nhiều so với những công ty không làm. Nhiều công ty vẫn mới bắt đầu tiếp thu sự thay đổi này, đây sẽ là một đặc điểm thiết yếu của cách thức hoàn thành công việc.

Việc tìm ra tất cả những điều này rất phức tạp, các chuẩn mực và kỳ vọng đang thay đổi. Hiện tại, điều quan trọng là phải cân bằng giữa việc truyền đạt các kế hoạch ngắn hạn nhằm trở về từ làm việc trực tuyến với việc xây dựng năng lực lâu dài hơn. Việc trở lại văn phòng, ở bất kỳ mức độ nào, không chỉ là mở canteen và bắt chuyện với đồng nghiệp. Đó là về việc tiếp thu những bài học của quá khứ và tạo ra một mô hình hoạt động tốt hơn cho cả nhân viên và công ty. Bởi sự hài lòng của nhân viên tương quan trực tiếp với hiệu suất.

Việc tiếp tục làm việc từ xa có thể có những mặt trái cho cả công ty và xã hội. Trong các cuộc phỏng vấn với hơn 500 giám đốc điều hành cấp cao, McKinsey nhận thấy rằng hơn một nửa tin rằng “cảm giác thân thuộc” không được cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn trong quá trình diễn ra đại dịch. Bất kể quá trình chuyển đổi diễn ra tốt đẹp như thế nào, vẫn còn nhiều lo ngại về tác động của một mô hình hoàn toàn trực tuyến đối với sức khỏe tổ chức và tinh thần.

Ngoài ra còn có các vấn đề rộng lớn hơn cần xem xét. Phần lớn lực lượng lao động, chẳng hạn như nhân viên thu ngân, nhân viên nhà hàng, công nhân xây dựng và phụ tá chăm sóc sức khỏe tại nhà, không có lực chọn làm việc từ xa. Hơn nữa, những nghề được trả lương thấp hơn cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tự động hóa hơn, chẳng hạn như robot thay thế công nhân kho hàng. Kết quả có thể là cái mà một nhà kinh tế học gọi là “quả bom hẹn giờ cho sự bất bình đẳng”.

4. Cuộc cách mạng Dược phẩm sinh học diễn ra

Những phát triển xung quanh COVID-19 đã chứng minh có một cuộc cách mạng liên quan đến dược phẩm sinh học. Theo WHO, vào tháng 1/2021, có 60 người dùng vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng. Tính đến đầu tháng 7/2021, 105 trường hợp đang trong giai đoạn thử nghiệm, với 184 trường hợp bổ sung trong giai đoạn tiền lâm sàng. Hơn nữa, các phương pháp vắc xin mới, chẳng hạn như mRNA và virus-vector đã cho phép các phương pháp tiếp cận miễn dịch học mới. Những điều này cũng chứng minh tốc độ và khả năng mở rộng đáng kinh ngạc: sản phẩm thuốc dựa trên nền tảng mRNA đầu tiên cho COVID-19 đã có sẵn chỉ sau 42 ngày khi SARS-CoV-2 được công bố. Những công nghệ này có thể được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị chống lại các bệnh khó chữa khác, chẳng hạn như HIV, lao, sốt rét và ung thư.

Ngoài ra, cuộc chiến chống lại COVID-19 đã thúc đẩy việc hình thành các quan hệ đối tác, cả nhà nước và tư nhân, cũng như phát triển cơ sở hạ tầng để mở rộng quy mô sản xuất trong ngành công nghiệp sinh học. Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của cả ngành công nghiệp và danh tiếng của nó.

                                                                                                                Nguồn: https://www.McKinsey.com

                                                                                                                 Biên tập bởi: Ori Marketing Agency