All-Link: Kết nối người dùng mobile app đa kênh từ lý thuyết tới thực tế
Hiểu một cách đơn giản, All-Link là một đường link duy nhất cho các platform khác nhau, giúp kết nối người dùng từ nhiều kênh tới ứng dụng, là một công cụ giúp marketer đo lường hiệu quả chiến dịch marketing, theo dõi nguồn gốc của traffic đưa người dùng tới app, đồng thời hỗ trợ tính năng deeplink để mở app trực tiếp mà không cần qua app store khi người dùng đã cài app từ trước.
Bài viết được đội ngũ tư vấn tăng trưởng mobile tại adbrix Việt Nam biên soạn.
Mô hình kết nối người dùng mobile app đa kênh
Trong lĩnh vực marketing, có một câu nói kinh điển: “Khách hàng ở đâu, doanh nghiệp ở đó” và điều đó tất nhiên cũng đúng trong mobile app marketing. Việc tận dụng đa kênh để tiếp cận khách hàng đảm bảo tránh được rủi ro bỏ toàn bộ tài sản trong một giỏ, đồng thời tận dụng được ưu điểm của các kênh khác nhau để gia tăng phạm vi thu hút khách hàng.
Đối với mobile app, trước khi trải nghiệm dịch vụ, khách hàng luôn đi qua kho ứng dụng app store để cài đặt ứng dụng. Vì thế, hoạt động marketing trên kho ứng dụng chắc chắn phải là điều ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, bên cạnh các chiến thuật tối ưu app store optimization để tăng khả năng tiếp cận khách hàng từ nguồn traffic nội bộ của kho ứng dụng (miễn phí lẫn có phí) như đấu giá từ khoá tìm kiếm, tham gia các sự kiện promotion trên app store, review seeding, lựa chọn creative và nội dung mô tả ứng dụng bắt mắt, sáng tạo..., mobile app marketer có thể tận dụng các kênh traffic từ bên ngoài kho ứng dụng như mobile ad network, dsp, affiliate network, social network, email hoặc từ chính các ứng dụng trong cùng hệ sinh thái công ty sử dụng phương án quảng bá chéo cross-promotion.
Nếu khách hàng tiềm năng ở trên Facebook, doanh nghiệp nên hiện diện trên các nền tảng của Facebook như fanpage, livestream, group hoặc chủ động trong việc kết nối outbound qua Facebook Ads. Nếu khách hàng trên các nền tảng Zalo, YouTube, TikTok hoặc thường xuyên truy cập vào các trang báo online thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị các phương án tương tự. Mục tiêu cuối cùng của việc tận dụng đa kênh là đưa người dùng tới kho ứng dụng chính thống của 2 nền tảng phổ biến nhất hiện nay là Google Play Store (Android), Apple App Store (iOS), hoặc bất kỳ kho ứng dụng nào khác mà người dùng có thể tải được app như Samsung App Store, Amazon Appstore. (Đôi khi là trang landing page cho phép người dùng tải APK trực tiếp cài đặt cho thiết bị Android).
All-Link là gì?
Để tránh việc giải thích định nghĩa All-Link một cách khó hiểu, tôi sẽ kể cho bạn nghe một vài rắc rối khi kết nối người dùng đa kênh và trình bày một demo cụ thể bên dưới. Nguyên tắc kết nối người dùng đa kênh là: trong từng nội dung mà người dùng tiếp cận, hướng sự chú ý của người dùng tới việc trải nghiệm dịch vụ sử dụng mobile app thông qua nút bấm, đường link được hiển thị bắt mắt.
Rắc rối 1: Mỗi platform một link
Thông thường, bộ cài phần mềm mobile app phân phối tới người dùng qua ít nhất 2 hoặc 3 kho ứng dụng là Google Play Store, Apple App Store và landing page. Vì thế, sẽ rất rắc rối cho người dùng khi trong cùng một nội dung có tới hơn 2 đường link khác nhau. Như hình ở trên, bạn thấy có 2 nút tải app riêng lẻ cho Google Play và App Store.
Rắc rối 2: Người dùng từ kênh offline
Nếu người dùng tiếp cận nội dung số như Facebook Post, phần mô tả trong YouTube Video, hoặc email thì chỉ cần nhấp vào link, nhưng nếu như trước mặt khách hàng chỉ là một banner trên bảng thông báo ở cửa hàng offline thì làm thế nào để họ tới app store và cài ứng dụng đây? Thật ra giải pháp cũng khá đơn giản, bạn cần có một đường link và sử dụng công cụ QR Code Generator để tạo ra mã QR, sau đó in mã đó ra đặt ở bàn tiếp tân. Có nhiều website miễn phí cho phép tạo QR, chỉ cần nhập giá trị đường link, hệ thống sẽ cho ra mã QR tương ứng, ví dụ trang the-qrcode-generator.
Rắc rối 3: Không hỗ trợ deeplink để mở app trực tiếp
Những rắc rối trên đây chỉ ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng đôi chút đối với nhóm người dùng chưa cài ứng dụng trước đó. Với nhóm người dùng đã có sẵn ứng dụng cài đặt từ trước, đường link đưa người dùng tới kho ứng dụng có vẻ là rất vô dụng. Người dùng cần mở nhanh ứng dụng để sử dụng dịch vụ, chơi game chứ ko muốn đi tới app store nữa.
Rắc rối 4: Không hỗ trợ đo lường hiệu quả marketing
Quan điểm “đa kênh hay là chết” không có nghĩa là dàn trải trên nhiều kênh. Nguồn lực có hạn, hiệu quả các kênh thì không phải như nhau, vì thế cần phải “đa kênh” có chọn lọc. Làm thế nào để biết kênh nào hiệu quả? Kênh quảng cáo trả phí như Google Universal App Campaign, Facebook App Campaign có bao phủ lượng người dùng lớn, khả năng scale chiến dịch nhanh chóng với điều kiện campaign bắt được tập người dùng phù hợp và chi phí quảng cáo dồi dào. Kênh affiliate cũng có thể là một giải pháp tuyệt vời nếu tập khách hàng của doanh nghiệp trùng khớp với tập fan của KOL. Sử dụng cross-promotion để quảng bá chéo chính tập người dùng có sẵn của hệ sinh thái, từ game này sang game kia sẽ là kênh hiệu quả mà chi phí lại gần như rất nhỏ vì tập người dùng đã là khách hàng cũ, kênh tiếp cận lại chính là tài sản của doanh nghiệp.
Các giả định ở trên về ưu điểm của các kênh cần phải được kiểm chứng bằng việc tracking cụ thể các metric như số lượt click, tỷ lệ chuyển đổi “click to install rate”, tỉ lệ “install to purchase rate”. Các metric đó lại cần phải đo lường chi tiết hơn theo các tham số khác nhau liên quan tới chiến dịch. Lấy ví dụ sử dụng UTM tag (utm_campaign, utm_source, utm_content, utm_medium) để gắn thêm context (ngữ cảnh) vào metric đo lường để chi tiết hoá báo cáo hiệu năng.
UTM tag là gì?
UTM là cụm viết tắt của Urchin Tracking Module. UTM là tham số được gắn vào link chiến dịch để thu thập dữ liệu chiến dịch, giúp marketer theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing dựa trên thông tin về medium, content, campaign... Để gắn tag UTM nhanh chóng với số lượng lớn, có thể sử dụng Google Sheet.Bạn có thể tham khảo template tại đây.
Thông qua một số vấn đề được nêu lên ở trên, chúng ta có thể thấy việc đặt đường link trong nội dung mà người dùng tiếp cận đa kênh không những có ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng, mà còn là một nhân tố quan trọng để giúp marketer xác định được hiệu quả của kênh quảng cáo, là căn cứ để marketer lên phương án phân bổ nguồn lực phù hợp. All-Link là công cụ giúp cho marker giải quyết toàn bộ các vấn đề nêu trên.
Hiểu một cách đơn giản, All-Link là một đường link duy nhất cho các platform khác nhau, giúp kết nối người dùng từ nhiều kênh tới ứng dụng, là một công cụ giúp marketer đo lường hiệu quả chiến dịch marketing, theo dõi nguồn gốc của traffic đưa người dùng tới app, đồng thời hỗ trợ tính năng deeplink để mở app trực tiếp mà không cần qua app store khi người dùng đã cài app từ trước.
Ví dụ thực tế
Để tìm hiểu kỹ hơn về All-Link, các bạn hãy tham khảo: cách thiết lập landing option, deeplink, cách thiết lập deeplink và tracking link. Nhưng trước khi đi quá sâu vào kỹ thuật cài đặt, hãy kiểm tra kết quả sẽ đạt được với All-Link trong thực tế.
Để minh hoạ một cách trực quan hơn, mời các bạn hãy tham khảo trang landing page tại đây. Trong ví dụ, All-Link sẽ được sử dụng để tải ứng dụng có sẵn trên Apple App Store và Google Play Store là adbrixRmTool.
Trên trang landing page này, chỉ sử dụng một đường link duy nhất để đưa người dùng tới các kho ứng dụng phù hợp, đồng thời cũng cung cấp QR để người dùng có thể di chuyển tới landing option theo cách thức chụp mã QR. Các bạn hãy kiểm tra các tiêu chí dưới đây trên trang landing page:
- Một đường link duy nhất
- Đưa người dùng tới kho ứng dụng khi app chưa được cài sẵn
- Mở app trực tiếp khi người dùng đã cài app (Tính năng deeplink)
- Đã gắn UTM tag vào URL
- Link trong QR Code và Button giống nhau
Kết luận
Trên đây là những lợi ích của All-Link trong việc kết nối người dùng đa kênh. Thông qua ví dụ thực tế và hướng dẫn cụ thể, hy vọng các bạn sẽ mau chóng nắm bắt được công cụ và áp dụng vào thực tế doanh nghiệp mình.
* Nguồn: adbrix