Marketer Le Vu
Le Vu

Managing Partner @ FB Academy

Lợi ích của nhượng quyền thương mại và các bước để mở doanh nghiệp nhượng quyền thương mại

Lợi ích của nhượng quyền thương mại và các bước để mở doanh nghiệp nhượng quyền thương mại

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người đang cân nhắc mở một doanh nghiệp ẩm thực và quyết định chọn nhượng quyền thương mại, vì có một số lợi thế nổi bật khi tham gia mô hình này.

Lợi ích chính của việc trở thành bên nhận nhượng quyền thượng hiệu là doanh nghiệp sẽ có một sản phẩm hoặc dịch vụ đã được thiết lập. Việc phát triển và thiết lập hệ thống kinh doanh khả thi đã được thực hiện. Những sai lầm của người mới có thể đã được giải quyết.

Một phần của hệ thống kinh doanh được thiết lập, cũng là một lợi ích lớn khác của nhượng quyền: thương hiệu. Cho dù là ở cấp địa phương hay cấp quốc tế, thương hiệu nhượng quyền có thể đóng vai trò là một lợi thế cho bạn trước và sau khi đầu tư. Sự quen thuộc của thương hiệu có thể giúp bạn phát triển cơ sở khách hàng vì họ đã có những nhận biết nhất định về thương hiệu đó.

Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các giai đoạn chính trên hành trình mở một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại. Xin lưu ý rằng quy trình đầu tư có một số thay đổi giữa các công ty và các mốc thời gian sẽ khác nhau đối với từng bên nhận quyền.

11 bước cần lưu ý khi mở một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại

Bước 1: Tự đánh giá

Điều gì hấp dẫn bạn khi mở một cơ sở kinh doanh nhượng quyền? Bạn có sẵn sàng và có thể làm việc nhiều giờ, kể cả cuối tuần và ngày lễ (đặc biệt là trong thời gian đầu)? Bạn có thể cam kết tuân theo các phương pháp kinh doanh được xác định trước với rất ít sự thay đổi không? Bạn có thể chấp nhận trả một phần lợi nhuận của mình cho một đơn vị khác (bên nhượng quyền) không? Bạn có cảm thấy thoải mái khi danh tiếng của doanh nghiệp mình phụ thuộc phần lớn vào mạng lưới của nhượng quyền thương mại chứ không chỉ đơn vị kinh doanh của bạn không? Hơn nữa, bạn có khả năng tài chính để thành lập doanh nghiệp không?

Bước 2: Chọn một nhà tư vấn nhượng quyền để hỗ trợ bạn

Mặc dù, bạn có thể tìm kiếm tất cả thông tin trực tuyến, nhưng vẫn nên tranh thủ sự giúp đỡ của một nhà tư vấn nhượng quyền để hướng dẫn bạn trong suốt quá trình.

Giống như một đại lý bất động sản là một đồng minh tốt trong việc mua nhà, một nhà tư vấn nhượng quyền có kiến thức về ngành cụ thể sẽ giải thích các chủ đề có thể phức tạp (bao gồm các khía cạnh của thoả thuận nhượng quyền và tài liệu tiết lộ) với bạn một cách dễ hiểu hơn. Một nhà tư vấn nhượng quyền cũng có thể giúp bạn tránh khỏi những cạm bẫy có thể xảy ra.

Nguồn: Envato

Bước 3: Nghiên cứu

Khu vực của bạn có thể duy trì những loại hình kinh doanh nào? Đó có phải là loại hình doanh nghiệp bạn muốn mở không? Sử dụng thông tin thu thập để chọn được hệ thống nhượng quyền phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và môi trường kinh doanh trong khu vực của bạn.

Khi bạn đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình xuống một vài mô hình mạnh, hãy yêu cầu đơn đăng ký nhượng quyền thương mại từ những mô hình đó. Một khi bên nhượng quyền quyết định rằng bạn có thể là một đối tượng phù hợp với hệ thống của họ, họ sẽ gửi cho bạn một bản sao của tài liệu tiết lộ nhượng quyền (FDD). FDD sẽ cung cấp một cái nhìn sâu hơn về hệ thống kinh doanh của họ. Lưu ý rằng, nếu đơn vị nhượng quyền không có hoặc không biết FDD, có thể là họ chỉ đang muốn lừa bạn để thu phí nhượng quyền.

Nguồn: Franchise Now

Bước 4: Tham dự “Discovery Day”

Đây là cuộc gặp gỡ chuyên sâu giữa bên nhượng quyền và một hoặc nhiều bên nhận quyền tiềm năng. Nó có thể diễn ra tại một cửa hàng nhượng quyền thương mại địa phương, nhưng cũng có thể diễn ra tại văn phòng của công ty.

Thông thường, các bên nhận quyền tham dự sẽ xem các bài thuyết trình về những gì bên nhượng quyền có thể cung cấp, hỗ trợ và đặt câu hỏi. Nếu được thực hiện tại văn phòng công ty, một chuyến tham quan các phòng ban khác nhau và giới thiệu về các nhân viên hỗ trợ và đào tạo bên nhận quyền là điều thường thấy.

Ở Việt Nam, nếu đã mua nhượng quyền và thất bại, thì một trong những lý do là bạn chưa tham dự “Discovery Day” của bên nhượng quyền cung cấp.

Bước 5: Nói chuyện với các bên nhận quyền khác

Trong FDD do bên nhượng quyền cung cấp là danh sách tất cả các bên nhận quyền hiện tại trong hệ thống của họ. Bạn hãy tìm một vài người có thể tiếp cận và trò chuyện với họ. Họ có hài lòng với sự hỗ trợ của bên nhượng quyền không? Thực tế của doanh nghiệp có phù hợp với kỳ vọng trước đó không (về mặt tài chính và mặt khác)? Không có giáo viên nào tốt hơn một người đã trải nghiệm quyền sở hữu nhượng quyền thương mại.

Bạn đã mua nhượng quyền thương mại và đã tiếp xúc với bao nhiêu người nhận quyền trước khi ký hợp đồng nhượng quyền ở Việt Nam?

Bước 6: Tìm một vị trí mặt bằng phù hợp

Nếu bạn đang ở trong khu vực ít giao thông hoặc khu vực không có các doanh nghiệp bổ sung xung quanh, bạn sẽ làm thế nào để có được khách hàng? Bên nhượng quyền sẽ phân định các thông số nhất định cho vị trí mặt bằng của bạn trong FDD và thoả thuận nhượng quyền. Ngoài ra, hầu hết các nhà nhượng quyền hỗ trợ lựa chọn địa điểm. Trong nhiều trường hợp, bên nhượng quyền sẽ phải chấp thuận vị trí của bạn trước khi có thể tiếp tục.

Bước 7: Chọn nhượng quyền và đảm bảo nguồn vốn

Sau khi đã hoàn thành nghiên cứu, đã đến lúc đưa ra quyết định quan trọng rằng bạn sẽ đầu tư vào hệ thống nhượng quyền nào? Hãy nhớ rằng, bạn cần dự trữ tiền mặt đủ để trang trải chi phí cho đến khi công việc kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận, trong một số trường hợp có thể mất 6-12 tháng sau khi mở.

Nguồn: Envato

Bước 8: Ký kết thoả thuận

Trong khi nhiều bên nhượng quyền có các thoả thuận nhượng quyền cứng nhắc, một số bên nhượng quyền có thể linh hoạt hơn trong việc đàm phán các điều khoản trong thỏa thuận.

Nếu bên nhượng quyền sẵn sàng thương lượng các điều khoản nhất định, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ luật sư có kinh nghiệm về nhượng quyền thương mại để tìm ra giải pháp tốt nhất cho tình huống cụ thể của bạn.

Nếu bên nhượng quyền có một thoả thuận nhượng quyền cứng nhắc, đó không phải là lý do để lo lắng. Hãy nhớ rằng nhượng quyền thương mại dựa trên một hệ thống đã được chứng minh và tính nhất quán của thương hiệu. Ngược lại, nếu thoả thuận nhượng quyền cho thương hiệu bạn chọn có thể thương lượng quá mức, thì đó có thể là lý do bạn đóng học phí để mua bài học.

Nguồn: Franchise Gator

Bước 9: Có được tất cả các giấy phép cần thiết

Mỗi ngành có những yêu cầu riêng về giấy phép. Bên nhượng quyền có thể sẽ có kiến thức nền tảng về các giấy phép cần thiết để vận hành hệ thống kinh doanh của họ. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra với chính quyền địa phương để đảm bảo tuân thủ.

Bước 10: Thuê nhân viên và tham gia đào tạo

Số lượng nhân viên cần thiết để vận hành hoạt động sẽ phụ thuộc vào loại hình nhượng quyền được chọn.

Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của nhượng quyền thương mại đối với những người muốn mở doanh nghiệp là quy trình đào tạo. Bên nhượng quyền thường cung cấp đào tạo, kết hợp giữa lớp học và kinh nghiệm thực tế, cho ít nhất là bên nhận quyền và một người quản lý khác. Một bản sao của sổ tay hoạt động nhượng quyền thương mại cũng thường được chuyển giao tại thời điểm này.

Bước 11: Mở doanh nghiệp nhượng quyền của bạn

Trước khi mở, bạn cần thông báo cho khách hàng tiềm năng về lựa chọn thị trường mới của họ. Bên nhượng quyền thường sẽ có các quy trình để thực hiện bảng hiệu, quảng cáo và các sáng kiến khác. Ước tính chi phí cho những sáng kiến này thường sẽ là một phần của chi phí khởi động được trích dẫn trong FDD.

Một số nhà nhượng quyền sẽ thực hiện “Soft Opening” trước khi “Grand Opening”. "Soft Opening" được thiết kế để giải quyết các vấn đề trong quá tải hoạt động của doanh nghiệp trước cơn sốt tiếp thị rộng lớn và hy vọng sẽ có những đám đông lớn hơn đến với buổi “Grand Opening”.