Doanh nghiệp áp dụng chỉ thị 16 – Cơ hội không dành cho “người chậm chân”

Từ 6h ngày 24/7, Thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cùng với Thành phố HCM và 18 tỉnh thành khu vực miền Nam. Từ khi chỉ thị 16 được áp dụng thì đây không còn là câu chuyện về ứng phó dịch Covid-19 mà còn là chiến lược hoạt động của mỗi doanh nghiệp khi mà xu hướng làm việc tại nhà (Work from home) ngày càng trở nên cần thiết.

Phản ứng nhanh là tâm thế quan trọng nhất của lãnh đạo doanh nghiệp

Ngay khi tình hình dịch bệnh có diễn biến kéo dài, nhiều tỉnh thành phố đã có chỉ thị yêu cầu các công ty, cơ quan bố trí nhân sự làm việc tại nhà. Chính điều này đã buộc nhiều đơn vị, doanh nghiệp chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến. Trong đợt dịch bùng phát đầu tiên vào tháng 4/2020, có đến 70% doanh nghiệp triển khai cho nhân viên làm việc tại nhà. Cho đến thời điểm hiện tại, Work from home được dự đoán sẽ tiếp tục là mô hình làm việc phổ biến.

Theo ông Đinh Minh Quân – Giám đốc Điều hành FastWork Việt Nam, kể từ ngày 9/7, sau khi thành phố Hồ Chí Minh áp dụng chỉ thị 16, số lượng đơn vị liên hệ tìm hiểu các giải pháp quản lý công việc từ xa đã tăng vọt, trong đó, nhiều doanh nghiệp hiện đã nằm trong vùng giãn cách, một số khác nằm trong vùng chưa giãn cách hoặc có tỷ lệ cao sẽ là vùng giãn cách trong tương lai.

Điều này cho thấy, khi buộc phải thực hiện triển khai work from home, các doanh nghiệp đều nghĩ ngay tới việc áp dụng các giải pháp trên nền tảng số. Tuy nhiên, có doanh nghiệp nằm ở thế bị động, khi cần mới bắt đầu tìm hiểu giải pháp. Một nhóm khác nằm ở thế chủ động, chuẩn bị trước công cụ số và đào tạo nhân viên trước khi thay đổi từ hình thức làm việc tập trung tại văn phòng sang hình thức làm việc phân tán tại nhà riêng.

Nhân viên làm việc và trao đổi trực tuyến trên nền tảng FastWork

Theo một thống kê trên Nền tảng FastWork cung cấp, số lượng truy cập và sử dụng phần mềm không giảm giữa giai đoạn trước giãn cách và trong giãn cách. Ngoài ra, số lượng người sử dụng ứng dụng FastWork tăng khoảng 30% tại khu vực Hà Nội và 23% tại khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. 

“Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã triển khai công nghệ trong vận hành doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh và giảm thiểu thời gian gián đoạn trước những thay đổi tốt hơn các doanh nghiệp chưa áp dụng công nghệ”, Ông Quân cho biết thêm. 

Doanh nghiệp sớm triển khai số hóa thích nghi tốt hơn với sự thay đổi trong đại dịch

 

Nhà lãnh đạo “bất an” khi triển khai làm việc từ xa

Theo một nghiên cứu từ Đại học Oxford năm vừa qua, có đến 82% người lao động làm việc từ xa đến từ các nền kinh tế mới như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và tỷ lệ này đang không ngừng tăng lên. Cũng từ nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy vào tháng 7/2021, các nền tảng tìm kiếm việc làm trực tuyến đã tăng 30% so với cùng kỳ 2 năm trước.

Kinh nghiệm ứng dụng Work from home từ các nước phát triển đã cho thấy, làm việc từ xa giúp giảm được từ 20-30% chi phí so với làm việc trực tiếp tại văn phòng và các tác động đến môi trường và giao thông cũng giảm thiểu đáng kể.

Số lượng người truy cập và sử dụng phần mềm FastWork có xu hướng tăng

Tuy nhiên tại Việt Nam, Nhà lãnh đạo dường như vẫn chưa hoàn toàn tự tin khi triển khai mô hình này. Theo bà Nguyễn Thu Quyên, giám đốc Kinh doanh miền Nam của FastWork, có 3 vấn đề lớn nhất mà các Nhà quản trị chia sẻ với chúng tôi trong thời gian vừa qua là: giảm hiệu suất, thiết hụt mắt xích nhân sự, đứt gãy luồng thông tin.

Trong đó, hiệu suất công việc đi xuống đến từ việc nhân viên không nắm bắt được tiến độ công việc chung, phối hợp phòng ban không tốt hoặc một số lý do sao nhãng cá nhân. Bên cạnh đó, việc luồng thông tin đứt gãy dẫn đến sai sót là điều không thể tránh khỏi khi nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các công cụ như zalo, excel để giao việc và trao đổi thông tin.

Bà Quyên cũng cho biết thêm: “Work from home trong mùa dịch có những vấn đề phức tạp hơn khi work from home trong trạng thái bình thường mới. Đó là vấn đề một hoặc nhiều mắt xích nhân sự thuộc vào trường hợp phải cách ly. Tại TP Hồ Chí Minh, không chỉ khách hàng của chúng tôi và chính chúng tôi cũng đang đối mặt với vấn đề này”.

 

Phải tăng tốc và quyết liệt 

“Là đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số, nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy mình có trách nhiệm đồng hành và đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này, đặc biệt là SME”, Ông Quân chia sẻ.

Ngay khi nhu cầu về một giải pháp số quản lý công việc từ xa tăng cao, thay vì cung cấp những công cụ trên nền tảng chung, FastWork ngay lập tức thiết lập BỘ GIẢI PHÁP 3KKHÔNG CHẠM – KHÔNG CHẬM – KHÔNG GIÁN ĐOẠN.

Trong đó, “Không chạm” giúp hạn chế tiếp xúc, không dùng chung thiết bị. Môi trường cộng tác trực tiếp tại văn phòng được chuyển thành môi trường cộng tác trực tuyến, nơi chia sẻ tài liệu, trao đổi công việc tập trung hiệu quả. 

“Không chậm” bao gồm bộ công cụ giúp các cấp quản lý trong doanh nghiệp giao việc tập trung, cập nhật thông tin chính xác, tức thời theo thời gian thực, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc của từng cá nhân, phòng ban.

Cuối cùng, “Không gián đoạn” cho phép giao việc, triển khai liền mạch theo đúng quy trình, phân quyền cụ thể. Từ đó nhân viên nắm bắt được mọi thông tin về công việc, dự án một cách rõ ràng mà không cần bất kỳ khoảng thời gian chờ, thời gian thích nghi khi doanh nghiệp chuyển từ trạng thái làm việc tập trung sang giãn cách và ngược lại.

“3K là giải pháp giải quyết đúng và đủ những mong muốn sâu thẳm của Nhà lãnh đạo trong giai đoạn này. Tôi tin rằng, khi được cung cấp bộ giải pháp hoàn chỉnh, cộng với sự quyết liệt từ nhà lãnh đạo, doanh nghiệp sẽ thành công”, Ông Quân chia sẻ.

 

FastWork Việt Nam trân trọng mời Quý doanh nghiệp tham gia Hội thảo trực tuyến: Thực tiễn triển khai Work from home trên nền tảng số ngày 4/8/2021

Đăng ký tham dự tại ĐÂY