Ai đang chiến thắng trên thị trường Fintech Việt Nam?

Ai đang chiến thắng trên thị trường Fintech Việt Nam?

Theo Google, Fintech là từ ghép nối của các thuật ngữ “tài chính” (Fin) và “công nghệ” (Tech), dùng để chỉ bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng công nghệ để nâng cao hoặc tự động hoá các dịch vụ và quy trình tài chính.

Định nghĩa này không đủ thoả mãn để tôi thảo luận về chủ đề Fintech. Vì thế, tôi muốn thu hẹp nó thành “các phương thức thanh toán cho người bán được thực hiện bằng ứng dụng quét mã QR”. Cùng với đó, hãy xem đơn vị nào đang thực sự đi đúng hướng trên con đường trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về Fintech theo Tạp chí Vietnam Investment Review

No alt text provided for this image

Đâu là 3 công ty Fintech chủ chốt trên thị trường?

Momo

Với hơn 20 triệu người dùng (9/2020), nhiều phi vụ gọi vốn thành công, gần đây nhất là 100 triệu USD, hơn 100.000 điểm thanh toán và 30.000+ đối tác, Momo đang trên đà trở thành người chiến thắng trên thị trường Fintech.

Bất chấp những khó khăn, họ xây dựng mọi thứ từ đầu và kết nối trực tiếp với các ngân hàng để có thể giao dịch miễn phí. Ứng dụng liên tục được cải thiện với nhiều tính năng và điều kiện sử dụng hơn. Người dùng có thể trải nghiệm thanh toán một cách nhanh chóng và mượt mà.

No alt text provided for this image

VNPAY

Với hơn 15 triệu người dùng (12/2020), nhận được khoản đầu tư 300 triệu USD từ Soft Bank và GIC (7/2019), hơn 9.000 điểm thanh toán và 20.000+ đối tác, VNPAY cũng đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

VN Life – công ty sở hữu VNPay có trụ sở tại Hà Nội, hiện đang tập trung cải tiến sản phẩm. Người sáng lập VN Life chính là đồng sáng lập Garena, thuộc Tập đoàn SEA. VN Life dường như có mặt ở khắp nơi với nhiều khoản đầu tư thông qua Teko Ventures, điều này có thể cản trở việc tập trung phát triển để cung cấp một sản phẩm chất lượng. Câu hỏi đặt ra là, bằng cách tập trung vào thị trường, thì VNPAY có đủ khả năng để cạnh tranh với Momo hay không?

No alt text provided for this image

GrabPay (Ví Moca)

Grab là một cái tên gây tò mò ở Việt Nam khi nói đến Fintech. Grab mua lại Moca và tự mình trở thành một ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng để thanh toán, bên cạnh việc đặt xe và giao đồ ăn. Một trong những nhân vật chủ chốt góp phần tạo nên thành công của Grab là ông Nguyễn Tuấn Anh, người đã có thời gian dài đồng hành cùng Grab, sau đó chuyển sang đầu quân cho VinID và rời đi một năm sau đó.

GrabPay có tất cả các yếu tố cần để giành chiến thắng trong cuộc chiến Fintech: Sự hỗ trợ tài chính tuyệt vời; Lượng người dùng hùng hậu nhờ tính năng đặt xe và giao đồ ăn; Nền móng khởi nghiệp tốt để đón nhận những thách thức và mở rộng sang các ngành “dọc”. Liệu Grab có thể bứt phá hơn nữa trong lĩnh vực thanh toán?

Với tôi, Grab vẫn đang mở rộng sang nhiều ngành dọc khác nhau, độ phức tạp sẽ tiếp tục tăng lên. Điều này làm chậm lại quá trình thực hiện kế hoạch tăng trưởng trong lĩnh vực Fintech. Vì kkhi phải quản lý một hệ thống phức tạp trên nhiều thị trường khác nhau, Grab sẽ phải quay lại với việc thu hút nhân tài và thiết lập cấu trúc cho tương lai. Cuối cùng, đó sẽ là một thách thức về mặt tổ chức cùng sự hạn chế nhân sự.

No alt text provided for this image

Các công ty còn lại?

Có 2 công ty Fintech tiềm năng khác trên thị trường trong nước nhưng tôi đã chọn loại bỏ vì những lý do khác nhau.

Zalo Pay

Zalo Pay là một ứng dụng thanh toán và hoạt động khá mượt mà. Tuy nhiên, đây lại là một ứng dụng riêng biệt với Zalo – ứng dụng trò chuyện có hàng triệu người dùng. Tôi thấy điều này không logic lắm. Họ đã có cơ hội rất lớn để giành lấy thị trường nhanh hơn với chi phí thu hút người dùng thấp hơn nhiều. Có thể họ đã làm theo mô hình như WeChat của Trung Quốc.

Mark Morawski, CTO mới của Zalo, gần đây đã trả lời phỏng vấn trên Vietcetera. Bạn có thể tìm đọc và theo dõi trong các quý tiếp theo về những gì mà ứng dụng này có thể thay đổi trong tương lai.

Ai đang chiến thắng trên thị trường Fintech Việt Nam?

AirPay (vừa được đổi tên thành ShopeePay)

AirPay là một ứng dụng thuộc Tập đoàn SEA. Mặc dù thuộc nhóm những ứng dụng thành công, AirPay hầu như không được sử dụng như một ứng dụng thanh toán với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tôi không rõ tại sao AirPay lại thất bại trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi họ có đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một trong những người chủ chốt. Có thể nhà quản lý khu vực đã sai.

Động thái đổi tên thành ShopeePay gần đây có thể cho thấy họ sẽ đầu hàng và chỉ tập trung vào mảng thanh toán trực tuyến được tích hợp với nền tảng thương mại điện tử Shopee. Do đó, đơn giản là nó sẽ không phù hợp với định nghĩa của chúng ta nữa.

No alt text provided for this image

Còn một điều nữa

Tôi đã đề cập trong một bài viết trước đây về khả năng lợi nhuận, tôi may mắn tìm thấy một bài báo trên CafeF được viết vào ngày 12/5/2021 về khả năng lợi nhuận của những công ty này:

No alt text provided for this image

Thành thật mà nói, tôi không rõ CafeF đã thu thập được những con số này như thế nào, nhưng có vẻ như nó có xu hướng nghiêng về việc VNPAY có lợi nhuận hơn so với những công ty khác.

Nếu đó là sự thật, thì khả năng của VNPAY thâu tóm được 15 triệu người dùng và vẫn duy trì lãi là rất tuyệt và tôi không thể nhìn ra gì hơn. Mô hình thanh toán là một giao dịch với phí, thường là dưới 3% cho mỗi một giao dịch. Như vậy, họ sẽ có rất nhiều giao dịch mới và lặp lại trên nền tảng. Đồng nghĩa rằng, họ sở hữu một kênh chuyển đổi người dùng tốt. 

Cá nhân tôi đã tải xuống và đăng ký VNPAY nhưng không thể sử dụng. Thay vào đó, tôi sử dụng Momo gần như hàng ngày (mất hơn 5 năm để trở thành người dùng thường xuyên).

Tóm lại, VNPAY dường như vẫn có một số hoạt động sử dụng khá lạ so với Momo và Grab, nơi người dùng chủ yếu sử dụng thiết bị di động từ Similarweb.

Ngoài ra, VNPAY dường như có lượng truy cập vào trang web của họ ít hơn so với các công ty khác.

Cuối cùng, bảng xếp hạng thứ tự đã xác nhận, ở Việt Nam, Momo đã vượt xa trong cuộc chiến Fintech.

Nếu tôi phải xếp hạng những công ty này, tôi sẽ nói rằng: Momo là người chiến thắng trên thị trường Fintech, Grab đang theo sát và VNPAY theo sau. Trong công nghệ, mọi thứ thay đổi rất nhanh vì vậy đừng coi thứ hạng này là cố định, vẫn sẽ có nhiều diễn biến trên thị trường.