Marketer Bùi Tuấn Anh
Bùi Tuấn Anh

Chủ hiệu sách Solomon @ Hiệu sách Solomon

Đằng sau Sơn Tùng MTP: Hoan hô bộ phận truyền thông

Những thứ gây xôn xao dư luận không thực sự xôn xao cho đến khi nó bắt đầu được nói là "đang xôn xao"

Đằng sau Sơn Tùng MTP: Hoan hô bộ phận truyền thông

Tôi đã "đạo văn" như thế nào trong bài viết có hơn 16 nghìn lượt xem trên brandsvietnam?

Đầu tiên hãy quay lại với bài viết của tôi: Truyền thông về văn hóa đọc: Sai! sai hết cả! được đăng trên trang chủ brandsvietnam từ ngày 18/07. Cho đến hôm nay đã có gần trăm nghìn lượt xem, không dưới 300 lượt chia sẻ, đăng lại trên cafebiz, tramdoc, soha ...

Phải thú nhận là tôi đã "đạo văn" như Sơn Tùng MTP "đạo nhạc" :

Để tạo ra một cái title gây chú ý, tiêu đề của tôi dựa theo cuốn sách "Mọi điều bạn biết về kinh doanh đều sai" của Alastair Dryburgh.

Khi viết về hành vi đám đông, tôi lấy từ cuốn "Tâm lý học đám đông" của Gustave Le Bon.

Thống kê mỗi người đọc 4 cuốn sách/năm trong đó có 2,8 cuốn là sách giáo khoa, tôi lấy nguồn từ VOV.

Cụm từ "soái ca" và "nam thần" mượn từ truyện ngôn tình.

Ý tưởng trong phần "Văn hóa đọc" tôi lấy từ quảng cáo Listerine và giải pháp chữa bệnh lười Kaizen của Nhật.

Cụm từ "Sự kích hoạt" trong sách "Hiệu ứng lan truyền" (Contagious) của Jonah Berger.

Ý tưởng người ăn sách dựa trên chiến dịch quảng cáo về sức khỏe với video người uống mỡ.

Phong cách diễn đạt tôi học từ Jim Rohn và Michael Gerber

Cách ngắt đoạn văn dài ngắn khác nhau từ cuốn "Thôi miên bằng ngôn từ" (Hypnotic writing) của Joe Vitale.

Cách xuống dòng tùy tiện đầy sáng tạo tôi mượn phong cách của Dave Trott trong cuốn "Ngấu nghiến, nghiền ngẫm" (Predatory thinking)

Nếu Sơn Tùng có người anh em là Charlie Puth sau bài "Chúng ta không thuộc về nhau" cùng phong cách G-Dragon trước giờ thì tôi cũng có họ hàng gần với Alastair Dryburgh, Gustave Le Bon, Jonah Berger, Jim Rohn, Joe Vitale, Dave Trott, Michael Gerber.

Nhưng người ta chỉ "lùm xùm" Sơn Tùng đạo nhạc.

Không ai tố tôi đạo văn.

Vì tôi không nổi tiếng.

Nên không cần thiết phải tạo ra tai tiếng.

Dư luận rảnh rỗi?

Trong đám đông, chính sự ngu đần chứ không phải trí tuệ, đã được tích tụ.

Khi con người nằm trong đám đông, kẻ ngu dốt và nhà bác học đều không có khả năng nhận xét.

(Gustave Le Bon)

Nhưng ở đây chúng ta có một ví dụ về thiên tài nhận xét:

Dư luận thực sự rảnh rỗi đến vậy?

Dư luận thực sự rảnh rỗi đến vậy?

3 giả thuyết về người viết:

(1) Tỷ phú, nhà khoa học kiểu Tony Stark trong phim Iron man. Có đủ tiền, đủ thời gian để nghiên cứu và "dìm" người khác.

(2) Sơn Tùng đã động đến bữa sáng của người này. Hơn một lần. Có thể là hất văng bát cháo của anh ta. Mỗi sáng.

(3) Giả thuyết dễ chấp nhận nhất: Được trả tiền để nói

Trong marketing, điều này được gọi là viral seeding. Không hề mới.

Nhưng bẫy chuột luôn hiệu quả. Với những con chuột.

Viral seeding

Viral seeding

Lùm xùm rồi thì làm gì?

Trên 14 triệu lượt xem chỉ trong 5 ngày, đánh bại mọi kỷ lục của chính Sơn Tùng trong một MV ca nhạc.

Báo mạng và các fanpage có cái để đưa tin.

Người với người có điều để tán gẫu.

Sơn Tùng xuất hiện và được nhắc đến mọi nơi.

Luồng dư luận được đẩy lên ở cả hai phe và tạo thế cân bằng mỗi khi phía bên kia áp đảo.

Truyền thông làm dữ dội thật!

Không phải dạng vừa đâu.