Cách thúc đẩy app tiếp cận người dùng một cách toàn diện

Khả năng tiếp cận ngày càng trở nên quan trọng hơn trong 10 năm qua. Khi xem xét trải nghiệm người dùng app, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi xem xét một loạt các yêu cầu để giúp app của bạn dễ tiếp cận hơn. Một lượng lớn người dùng tiềm năng của app sẽ yêu cầu thiết kế để đáp ứng hoặc ít nhất là giải quyết nhu cầu riêng của họ - việc kết hợp khả năng truy cập của mobile app chỉ dành cho một nhóm người nhất định là một quan điểm sai lầm. Là một trong những nguyên tắc cốt lõi của trải nghiệm người dùng (UX), việc làm cho mobile app của bạn dễ tiếp cận hơn sẽ giúp app của bạn thu hút và giữ chân người dùng.

Tính toàn diện dành cho tất cả mọi người

Mobile app sẽ không bao giờ lỗi thời - một người có smartphone trung bình sử dụng 10 app mỗi ngày và tối đa 30 app mỗi tháng. Với các ngành truyền thống hơn (bất động sản và ngân hàng) chuyển đổi sang kỹ thuật số, rõ ràng là một số app sẽ khác nhau về mức độ phức tạp khi sử dụng đối với tệp khách hàng phổ biến. Thử nghiệm là bước rất quan trọng khi nhắc đến trải nghiệm người dùng của app - bạn cần xem xét tính cách và kích thước tệp đối tượng cũng như hành vi của tất cả người dùng tiềm năng. Nhìn chung, UX áp dụng cho từng người dùng của bạn - nếu ngay cả một số người dùng không thể sử dụng app một cách dễ dàng thì bạn nên chỉnh sửa lại.

Bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào cũng nên được hưởng lợi từ khả năng truy cập mobile app bất kể hoàn cảnh của họ. Các tính năng thiết kế tổng hợp còn quan trọng hơn cách hoạt động của app - vì các tính năng còn liên quan đến chức năng và trải nghiệm mà app của bạn cung cấp. Dưới đây là danh sách 4 thuộc tính cần tập trung vào liên quan đến cách người dùng tương tác với app của bạn:

1. Trình độ học vấn

Khó khăn về trình độ học vấn là nhược điểm “vô hình” do chúng đôi khi không thể hiện rõ ràng ra ngoài. Với một mobile app, bạn cần phục vụ cho những người dùng có thể không biết chữ hoặc không thông thạo công nghệ. 23% người trưởng thành trên thế giới không thông thạo kỹ thuật số - đây là một nhóm lớn người dùng tiềm năng mà bạn không nên bỏ qua. Khi thiết kế t app ở Ấn Độ, Alex Cox (nhà phát triển) cần phải xem xét trình độ dân trí thấp của các khu vực mà anh ấy đang thử nghiệm:

“Điều này có nghĩa là chúng tôi cần thiết kế một app đơn giản và trực quan để sử dụng, phù hợp với văn hóa và được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, trong khi vẫn có thể hiểu được mà không cần đọc”.

App của bạn sẽ dễ tiếp cận hơn đối với những người dùng này bằng cách sử dụng các câu ngắn, rõ ràng và các biểu tượng dễ nhận dạng.

2. Việc sử dụng thiết bị di động

Hãy nghĩ đến tất cả các cử chỉ, thao tác vuốt và chuyển động phức tạp cần thiết để sử dụng app. Bây giờ hãy tưởng tượng những khó khăn gặp phải đối với người dùng bị khiếm khuyết hoặc những người chỉ đơn giản là không biết cách điều hướng app của bạn. Hãy thử và chạy app của bạn với Apple Accessibility Inspector. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về mức độ truy cập của app cũng như cách tối ưu hóa nội dung và thiết kế của bạn tốt hơn. Bạn cần đảm bảo rằng có những cách thay thế để những người dùng này có được trải nghiệm bổ ích nhất từ app của bạn.

Cách thúc đẩy app tiếp cận người dùng một cách toàn diện

3. Khả năng nghe

Những khó khăn về thính giác đặt ra những thách thức khác nhau. Một số người dùng có thể bị khiếm khuyết hoàn toàn trong khi những người khác có thể bị lãng tai hoặc khó nghe một số tần số cụ thể. Bạn cần phải nghĩ ra những cách khác để truyền tải tín hiệu âm thanh cho người dùng của mình dù họ là ai. Ngay cả với những người bị lãng tai, việc sử dụng phụ đề chi tiết cũng đã được áp dụng - Tiến sĩ Andrew Kent, một bác sĩ tâm thần vị thành niên, lưu ý rằng “quá trình xử lý thính giác dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự phân tâm và Gen Z cần phải đọc một cách chăm chú hơn."

4. Yếu tố thị giác

Khó khăn về thị giác cũng có nhiều dạng khác nhau - từ khó phân biệt một số màu cho đến khiếm thị hoàn toàn. Trải nghiệm kỹ thuật số phụ thuộc rất nhiều vào hình ảnh và thông tin trực quan. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này và cải thiện khả năng truy cập của app là bằng cách thêm các dấu hiệu và mô tả âm thanh bổ sung.

Các tài nguyên hỗ trợ tiếp cận như chuyển văn bản thành giọng nói cũng được sử dụng ngày càng tăng để hỗ trợ người dùng khiếm thị, sinh viên, người xem và cả người làm nhiều việc một lúc đều được hưởng lợi từ tính toàn diện bổ sung này.

Nguyên tắc về khả năng tiếp cận của app

1. Bố cục rõ ràng

Nguyên tắc này chỉ là một thiết kế UX tốt, việc có một giao diện lộn xộn hoặc mất tập trung sẽ gây khó chịu cho người dùng của bạn và điều tồi tệ nhất có thể khiến app của bạn hoàn toàn không thể sử dụng được, khiến người dùng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng bị loại bỏ. Các yếu tố như CTA và văn bản tạo nên hầu hết nội dung trên mobile app cần phải dễ đọc nhất có thể và hướng dẫn người dùng sử dụng app của bạn một cách liền mạch. Ngoài ra, thông tin trên màn hình cần được sắp xếp phù hợp và điều chỉnh theo nhiều kích thước màn hình cho từng loại thiết bị di động. Material.io cung cấp một hướng dẫn tuyệt vời về thiết kế có thể sử dụng liên quan đến bố cục app. Lưu ý ở đây là ngay cả với những cải tiến về khả năng tiếp cận, nếu bạn nghĩ rằng việc thêm nhiều yếu tố hình ảnh hơn là không cần thiết thì hãy thử xem xét các phương pháp tương tác, sáng tạo khác để biết cách bạn bố trí app của mình.

2. Tính nhất quán

Điều này liên quan đến nguyên tắc đầu tiên nhưng đi xa hơn một chút là về khả năng tiếp cận. Menu, màn hình và trình tự sử dụng phổ biến của app cần phải dễ theo dõi và có ý nghĩa. Người dùng của bạn cần biết chính xác vị trí của họ trong app cho dù họ hiện đang ở trang nào. Những ai làm trong ngành phát triển app nên tự làm quen với các mô hình spirit - là cách thức và ý tưởng mà chúng ta hiểu được và dự đoán cách hoạt động của một thứ gì đó. Điều này bao gồm việc giữ cho các tính năng cốt lõi được định vị nhất quán để người dùng luôn có thể quay lại hoặc truy cập các tính năng khác một cách suôn sẻ. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc giữ cho các cử chỉ và giao diện đơn giản. Hãy nghĩ đến những hạn chế mà người khác có thể gặp phải khi thao tác trên màn hình cảm ứng, thêm phím tắt hoặc các cách thay thế để vuốt và chạm là những cách rất dễ dàng để trao quyền cho người dùng và đảm bảo họ tận dụng tối đa app của bạn. Khi nói đến tính nhất quán, việc có thể dễ dàng điều hướng trong app sẽ tăng khả năng sử dụng cho tất cả người dùng.

3. Mã màu và độ tương phản

Điều này được liên kết chặt chẽ với giao diện người dùng (UI) của app vì bạn muốn làm cho app hấp dẫn nhất có thể để người dùng của bạn thực sự tận hưởng thời gian của họ khi sử dụng app. Bảng màu của bạn là một yếu tố quan trọng, không chỉ đối với những người dùng tiềm năng mù màu mà màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu thị các tính năng trong app của bạn. Một tài liệu tham khảo tuyệt vời là Web Content Accessibility Guidelines (WCAG) - cơ quan quốc tế nổi tiếng về các tiêu chuẩn Internet. Theo các nguyên tắc 2.1 cấp độ AA của WCGA, văn bản cần có tỷ lệ tương phản màu ít nhất là 4,5: 1. Màu sắc của bạn cần phải dễ dàng phân biệt với nhau và thể hiện chủ đề nhất quán cho người dùng của bạn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng app của bạn sẽ được sử dụng cho mọi loại mức độ ánh sáng và cài đặt (hãy nghĩ về độ chói), độ tương phản của app sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng sử dụng.

Cách thúc đẩy app tiếp cận người dùng một cách toàn diện

4. Âm thanh và hình ảnh

Mặc dù lựa chọn màu sắc cho app của bạn có thể tạo ra hoặc phá vỡ khả năng tiếp cận của app, nhưng màu sắc không tồn tại riêng lẻ. Vì vậy đừng chỉ dựa vào màu sắc để giải thích các tính năng và thông điệp. Một nghiên cứu cho thấy hơn 82% người được hỏi sử dụng phần mềm đọc màn hình (chuyển văn bản thành giọng nói) tăng nhanh so với chỉ 12% trong báo cáo trước đó. Với phụ đề và mô tả âm thanh ngày càng trở nên nổi bật trong những năm gần đây, bất kỳ app nào thiếu các tính năng hữu ích này cho người dùng khiếm thính hoặc khiếm thị là một bước thụt lùi lớn. Tương tự như vậy, việc kết hợp các yếu tố âm thanh và hình ảnh cung cấp các tính năng như chế độ xem thu nhỏ, toàn màn hình, dừng, tạm dừng, chú thích và điều khiển âm lượng có thể dễ dàng thực hiện và cung cấp rất nhiều quyền truy cập và kiểm soát cho người dùng của bạn.

Làm sao để nâng cao khả năng tiếp cận cho app

Với việc các mobile app trở thành một phần quan trọng hàng ngày của chúng ta, nhân khẩu học của người dùng cũng trở nên phong phú hơn. Hơn 5,19 tỷ người sử dụng smartphone trên khắp thế giới và con số này sẽ chỉ tăng theo từng năm. Thị trường mobile app đang rộng hơn bao giờ hết. Xét về trải nghiệm người dùng tốt, khả năng tiếp cận phải được đặt lên hàng đầu trong mọi quyết định của bạn. Android và iOS cung cấp cho các nhà phát triển các công cụ phát triển app được thiết kế để cải thiện khả năng truy cập trên smartphone. Chức năng phải là cốt lõi trong nguyên tắc thiết kế của bạn. Hãy luôn nhớ mọi người đều có thể hưởng lợi từ các chức năng có thể truy cập được tích hợp sẵn.

Dưới đây là một số tính năng và tiêu chuẩn trợ năng dành cho thiết bị di động mà bạn có thể thêm vào app của mình ngay.

1. Mô tả và phụ đề âm thanh

Nếu app của bạn chứa nội dung video hoặc âm thanh, bạn cần đảm bảo rằng người dùng có một phương pháp khác để tương tác với app của bạn mà không hoàn toàn dựa hẳn vào một phương pháp. Mặc dù app của bạn có thể có các dấu hiệu âm thanh đặc biệt, nhưng bạn cần nghĩ đến các lựa chọn thay thế như phụ đề. Những điều này cung cấp cho người dùng khiếm thị cách hiểu nội dung app của bạn. Mặt khác, phụ đề không những có vai trò quan trọng đối với những người dùng khiếm thính mà còn đối với những người dùng thích thông tin bằng văn bản hoặc không thông thạo ngôn ngữ sử dụng trong app. Nó có thể giúp người xem hiểu rõ hơn nội dung của bạn và lấp đầy những khoảng trống do việc không nghe rõ gây ra. Với phụ đề chi tiết, bạn thậm chí có thể cung cấp cơ hội để bật hoặc tắt chúng bất cứ lúc nào.

2. Nhận dạng giọng nói

Nhận dạng giọng nói có thể được sử dụng để đọc văn bản và nhận ra lỗi chính tả trong việc điền phiếu thu thập thông tin, cũng như điều hướng và kích hoạt các liên kết, nút và các chức năng khác. Hầu hết các máy tính và thiết bị di động ngày nay đều được tích hợp chức năng nhận dạng giọng nói. Một số công cụ này cho phép kiểm soát hoàn toàn các tương tác trong app, cho phép người dùng cuộn màn hình, copy văn bản, kích hoạt menu và thực hiện các chức năng hữu ích khác.

Điều này không chỉ có lợi cho những người bị khiếm khuyết bẩm sinh mà còn cho những người dùng có thể bị chấn thương tạm thời hoặc thậm chí chỉ để dễ sử dụng, ví dụ như đang cùng lúc làm nhiều việc. Để triển khai nhận dạng giọng nói, app của bạn không chỉ cần có chức năng được lập trình sẵn mà nội dung cũng cần phải rõ ràng và có phân loại phù hợp.

Cách thúc đẩy app tiếp cận người dùng một cách toàn diện

3. Tùy biến

Ngay cả khi bạn cung cấp cho người dùng vô số công cụ hỗ trợ thì cũng không thể mang lại giao diện người dùng hoàn hảo cho tất cả mọi người. Bạn càng thêm nhiều khả năng tùy chỉnh, thì càng nhiều người dùng có thể nhận được chính xác những gì họ muốn từ app của bạn khi họ cần. Thông thường các hệ điều hành đều hỗ trợ cho việc đưa ra các tuỳ chỉnh khác nhau. Tuy nhiên, bạn luôn có thể phát triển chúng và xem xét các cách mới để đưa các hành động tùy chỉnh vào app của mình. Ví dụ: nếu có các chức năng nhận xét hoặc chia sẻ dưới các biểu tượng yêu cầu người dùng giữ hoặc vuốt, hãy nghĩ đến thực tế là điều này có thể không khả thi đối với một số người dùng của bạn.

4. TalkBack / VoiceOver

TalkBack hay VoiceOver là văn bản có thể được đọc bằng phần mềm trợ năng như trình đọc màn hình. TalkBack và VoiceOver lần lượt có sẵn trên Android và iOS. Những tính năng này giúp đọc ra văn bản trên màn hình của app cũng như CTA và các tùy chọn điều hướng khác. Nếu được thiết kế tốt, chúng cũng đọc được văn bản không nhìn thấy và các lựa chọn thay thế mang tính mô tả. Văn bản thay thế (Alt Text) hoạt động như mô tả cho một số loại nội dung trong app, chẳng hạn như hình ảnh. Với văn bản thay thế, bạn có thể cho người dùng biết nhiều thông tin nhất có thể về những gì họ đang thấy vì nó cung cấp bản dịch trực tiếp từ hình ảnh sang văn bản. TalkBack và VoiceOver sẽ nhận dạng văn bản thay thế, cung cấp cho người dùng khiếm thị một giải pháp thay thế giúp hiểu các hình ảnh và phương tiện trong app. Ngoài ra, bằng cách thêm từ khóa cho văn bản thay thế của mình, bạn thực sự có thể tăng cường SEO trong app. Vì vậy đây là một hành động giúp đôi bên cùng có lợi.

Cách thúc đẩy app tiếp cận người dùng một cách toàn diện

Tính nhất quán là yếu tố quan trọng để cải thiện khả năng tiếp cận app cho người dùng của bạn. Ví dụ có càng nhiều bố cục hình ảnh từ trang web càng tốt vì trải nghiệm người dùng của bạn không nên khác biệt nhiều giữa các thiết bị. Android và Apple liên tục cập nhật hệ điều hành của họ và tìm ra những cách tốt hơn để các nhà phát triển triển khai các thiết kế toàn diện hơn. Mặc dù vậy, vẫn chưa có thông báo chính thức hoặc hướng dẫn để xác định các tiêu chuẩn cho một mobile app mang tính dễ dàng tiếp cận.

Hiện tại, Liên minh châu Âu có dự thảo luật đang chờ xử lý về khả năng tiếp cận kỹ thuật số trong bối cảnh càng nhiều người dùng có thể được hưởng lợi từ mọi loại dịch vụ có sẵn trên thiết bị di động và trực tuyến. Hãy nhớ rằng, một thiết kế trải nghiệm người dùng tốt là một thiết kế toàn diện và dễ dàng truy cập.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team.