Câu chuyện thực thi quảng cáo và những sai lầm phổ biến của người không chuyên
“Trăm ngàn lý do khách hàng thường đưa ra rằng họ không phải là dân chuyên, không có đội ngũ chuyên nghiệp ở ngoài. Thế nhưng, đến lúc agency tiếp cận và đưa ra giải pháp thì họ lại chần chừ hay không dám.”
Nếu bạn cần thứ gì đó để giúp đầu óc tỉnh táo, tinh tường hơn, thì hãy nhâm nhi 1 ly trà, tách cà phê và bắt đầu thưởng thức video này. Trong suốt quãng thời gian hành nghề của Hoàng và team, đã có muôn vàn chuyện oái ăm, dở khóc dở cười diễn ra. Nhưng nhìn chung khi làm nghề này, chúng ta thường sẽ gặp những điểm chung sau ở khách hàng.
Không tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng, và ý tưởng rập khuôn, thiếu sáng tạo
Khách hàng không chịu tìm hiểu rằng với ngành hàng, thị trường hiện tại thì cần chạy quảng cáo như thế nào. Hay họ không nắm bắt hành vi tiêu dùng có thay đổi hay không để cho ra ý tưởng bao gồm content, design mới mẻ, phù hợp. Thay vào đó, họ thấy người khác chạy cái gì mang lại kết quả tốt thì làm theo. Ví dụ điển hình nhất, đó là “yêu cầu số lượng hoặc CPC” khi chạy quảng cáo phải tăng mỗi ngày, hoặc ngày nào cũng phải đều nhau cả trong dịp mua sắm trước tết và sau tết. Cụ thể, trước tết, hành vi mua sắm của người tiêu dùng tăng cao, nhưng ngặt nỗi lúc này, nhà quảng cáo nào cũng đổ tiền vào nên việc giá thầu cao là chuyện bình thường. Đến sau tết, dù nhu cầu giảm xuống nhưng họ vẫn mong muốn chạy số lượng khách như trước tết.
Trăm ngàn lý do đưa ra rằng, họ không phải là dân chuyên, không có đội ngũ chuyên nghiệp ở ngoài. Thế nhưng, đến lúc agency tiếp cận và đưa ra giải pháp thì họ lại chần chừ hay “không dám”. Đó không phải là do thiếu ngân sách mà là vì quen với tư duy, lối mòn cũ. Từ đó, họ không dám bước ra khỏi vòng luẩn quẩn kinh doanh bao lâu nay không có kết quả, để rồi lại tìm tới những đơn vị giá rẻ, cam kết ảo...
Tư duy “ếch ngồi đáy giếng”
Đầu tiên, Hoàng từng có cơ hội hợp tác với khách hàng làm trong ngành bất động sản. Họ có thói quen chờ CĐT chạy marketing trước rồi “lẽo đẽo” chạy chung đợt, vì cho rằng làm như vậy mới có được khách. Hoàng không tin vào tai mình. Bởi thực tế, việc chạy trước hay chạy sau không quan trọng, điều quan trọng là có 1 chiến lược, 1 ngân sách đủ dùng, (Hoàng chỉ nói là “đủ dùng” thôi nhé) đã giúp mang lại khách rồi.
Nghĩ đơn giản một chút, để tạo ra được “chuyển đổi thực tế” như booking, chốt cọc..., chúng ta cần có 2 yếu tố Sale (Bán hàng) và Marketing (Quảng cáo). Mục đích là cần số điện thoại của khách hàng để chăm sóc lâu dài hay gọi là chốt luôn. Lúc này, câu hỏi cần được nêu lên là “Này agency, làm sao để giải quyết vấn đề đó?”.
Thứ hai là “đòi” có khách ngay khi chỉ mới chạy quảng cáo tầm 1-2 hôm. Trong khi đó, thuật toán Facebook, Google... lúc nào cũng cần có thời gian “thử việc” từ 7-10 ngày thu nạp dữ liệu để phân phối. Nếu khách hàng hấp tấp, vội vã như vậy cũng vô ích thôi.
Thứ ba là so sánh chi phí đắt hay rẻ dựa trên thời gian trước đây và bây giờ. Chi phí đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào sự “chuyển đổi thực tế” mà khách hàng nhận được chứ không chỉ các con số. Những con số ấy có thể nói lên vài điều về chuyên môn, nhưng không nói lên được tất cả. Quảng cáo phải chịu chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như cách chúng ta nóng giận với ai đó là do bị chi phối bởi nhiều thứ đằng sau mà không giữ được bình tĩnh vậy. Thế nên, hãy bình tĩnh lắng nghe nguyên nhân, chúng ta sẽ thấy “tính ra mình có lãi chứ có thiệt gì đâu”.
Thứ tư là câu nói vô tình “Anh/chị không cần biết, đó là việc của em”. Giả dụ, câu chuyện tài khoản khách hàng bị khoá nhưng lại gán lỗi cho agency và yêu cầu agency xử lý vấn đề.
Cuối cùng là “cái đẹp”. Khách hàng thường muốn quảng cáo của họ phải đẹp, content phải hay... Thế nhưng, họ có bất kỳ cơ sở nào cho cái đẹp đó hay không hay đang tự lấy góc nhìn của mình để đánh giá? Liệu họ có biết những nguyên tắc về thiết kế, content không? “Cái đẹp” đó có giúp họ chuyển đổi khách hàng thành công không? Hay chúng chỉ giúp họ hài lòng lúc duyệt concept rồi khi triển khai không đạt hiệu quả lại tiếp tục buông lời nói vô tình như trên?
Tóm lại, ở cương vị khách hàng, bạn không có chuyên môn thì hãy trao quyền cho người có chuyên môn làm. Việc của bạn là tìm hiểu thật kỹ về đối tác, nắm hợp đồng rõ ràng. Nếu cần hãy inbox cho Brandsketer Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ những khó khăn để tìm đến một mẫu số chung, nơi mà các con số làm cho cả 2 cùng vui vẻ và hạnh phúc. Xin chào và hẹn gặp lại.
Lê Hoàng