Growth Marketing là gì? Những điều cần biết về Growth Marketing

Growth Marketing là gì? Những điều cần biết về Growth Marketing

Về cơ bản, Growth Marketing là một phương pháp tiếp cận nhằm thu hút, tương tác và giữ chân khách hàng, tập trung vào việc thử nghiệm dựa trên động cơ và sở thích của khách hàng. Bằng cách xây dựng và cung cấp thông điệp được cá nhân hoá, phù hợp với nhu cầu của khách, bạn có thể tối ưu sự phát triển của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh, đặc biệt là những kênh quan trọng nhất đối với người dùng.

Trong bài viết này, hãy cùng AppROI Marketing tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của việc trở thành một Growth Marketer và tìm hiểu một số cơ hội tối ưu hoá trải nghiệm người dùng.

Growth Marketing có nghĩa là gì? 

Marketing truyền thống thường dựa trên các kỹ thuật đã được thử nghiệm trước đó để có thể tiếp cận khách hàng, chẳng hạn như đẩy mạnh doanh số bằng hình thức bán sản phẩm, triển khai Email Marketing, chạy chiến dịch Google Ads, sử dụng từ khoá... Sự kết hợp giữa các hình thức này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên theo dõi, biến đổi và tối ưu hoá, bạn sẽ không thể giúp doanh nghiệp nhận được doanh thu cao nhất. 

Growth Marketing là gì? Những điều cần biết về Growth Marketing

Ảnh minh hoạ

Trong khi đó, các Growth Marketer thường sử dụng các kỹ thuật thúc đẩy tăng trưởng trong việc thử nghiệm với các kênh và chiến lược khác nhau một cách thường xuyên, tối ưu hoá các thử nghiệm theo từng bước nhằm xác định cách phương án tốt nhất đối với chi tiêu Marketing của họ. Mặt khác, Growth Marketer còn sử dụng một loạt các thử nghiệm sáng tạo và phân tích liên tục để làm tăng cơ sở người dùng với chi phí thấp và tiết kiệm thời gian. 

Bản thân thuật ngữ “Growth Marketing” được đặt ra bởi doanh nhân Sean Ellis vào năm 2010, khi ông đang tìm kiếm một nhân viên cho vai trò Marketing mới tại công ty. Sean Ellis không tìm kiếm một Marketer truyền thống chỉ quan tâm đến các yếu tố như giá mỗi chuyển đổi, mà ông muốn tìm kiếm một người có thể phát triển cơ sở người dùng một cách nhanh chóng. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu đối với các công ty khởi nghiệp SaaS.

Một phương pháp Marketing mang tính cá nhân hoá cao có thể cắt giảm một nửa chi phí, tăng doanh thu 15% và tăng 30% hiệu quả đối với chi tiêu Marketing. 

Nhiều năm trôi qua, Growth Marketing đã phát triển vượt bậc thông qua các chiến thuật “tăng trưởng nhanh”. Tiếp thị tăng trưởng liên tục dựa vào tiền đề của quy trình thử nghiệm và mở rộng, đồng thời, áp dụng những nguyên tắc này cho các chiến dịch trong suốt hành trình của khách hàng. Khi công nghệ Marketing ngày càng phát triển, thì lĩnh vực Growth Marketing cũng trở nên phức tạp hơn. Các Growth Marketer đang sử dụng phương pháp A/B testing và testing đa biến nhằm phát triển các thử nghiệm về nội dung phù hợp với người dùng và thời điểm của các phân khúc người dùng khác nhau. Đồng thời, sử dụng kết quả để phát triển các chiến lược được tối ưu hoá cao cho từng phân khúc người dùng đã xác định. Marketer có thể phát triển các chiến dịch được cá nhân hoá cao nhằm tiếp cận người dùng trên nhiều kênh, cho phép họ tuân theo các dấu hiệu hành vi của chính người dùng để xây dựng các chiến lược tuỳ chỉnh.

Ngoài ra, sự thành công của Marketer không chỉ gói gọn trong nhiệm vụ phát triển cơ sở người dùng, mà họ còn có thể xây dựng một đối tượng tương tác cao, giúp giảm thiểu tình trạng gián đoạn cũng như tăng giá trị lâu dài của mỗi người dùng cá nhân. Việc xây dựng một phương pháp Marketing mang tính cá nhân hoá cao đã được chứng minh là có thể cắt giảm một nửa chi phí, tăng doanh thu lên đến 15% và tăng 30% hiệu quả đối với chi tiêu Marketing. 

Bên cạnh dó, Growth Marketing cũng tạo ra tỷ lệ giữ chân khách hàng và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Khi ưu tiên cung cấp trải nghiệm khách hàng có giá trị, bạn sẽ không cần phải cố gắng quá nhiều để có thể tìm kiếm doanh thu từ họ. Thay vì thúc đẩy nội dung hướng đến chuyển đổi và doanh thu, bạn có thể tìm kiếm những phương pháp mới để bổ sung các thông tin có giá trị vào hành trình phát triển của mỗi người dùng. Growth Marketing tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ khách hàng và nuôi dưỡng lòng trung thành, đây là một chiến lược dài hạn. 

Growth Marketing là gì? Những điều cần biết về Growth Marketing

Ảnh minh hoạ

Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing

Một chiến lược tiếp thị tăng trưởng có thể dựa trên các chỉ số bao gồm: tỷ lệ thu hút khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân khách hàng giá trị lâu dài của khách hàng. Dưới đây là một số chiến thuật hàng đầu mà các Growth Marketer ngày nay thường sử dụng. Tất cả các chiến thuật này được sử dụng thường xuyên trong không gian thương mại điện tử, nhưng cũng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp truyền thống. 

  • A/B Testing 

Đây là một trong những phương pháp thực hành cốt lõi của chiến lược tiếp thị tăng trưởng. A/B Testing (thử nghiệm đa biến) có thể được sử dụng ở một số định dạng, bao gồm Email Marketing, Landing Page, quảng cáo trên mạng xã hội và các định dạng khác. 

Phương pháp này liên quan đến việc triển khai thử nghiệm yếu tố “A” và “B” hoặc một loạt các thử nghiệm khác, để tìm ra biến thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Sau đó, bạn có thể tối ưu hoá các chiến dịch Marketing trong tương lai xung quanh biến thể đó. 

Lưu ý, cần tập trung vào các việc tuỳ chỉnh cho từng phân đoạn để tìm ra nội dung nào phù hợp với nhóm khách hàng cụ thể đó. Và sau đó, tiếp tục thử nghiệm các biến thể mới để nâng cao hiệu suất. 

Growth Marketing là gì? Những điều cần biết về Growth Marketing

Nguồn: amazeemetrics

  • Cross-channel marketing 

Tiếp thị đa kênh tập trung vào việc xây dựng kế hoạch kênh chiến lược để tiếp cận khách hàng, bao gồm Email Marketing, SMS, Push Notifications, In-App Message, Direct Mail và các kênh khác... dựa trên sở thích của khách hàng. Khi kết hợp kế hoạch Cross-channel Marketing vào chiến lược tiếp thị tăng trưởng, bạn cần tập trung vào từng người dùng để hiểu sở thích giao tiếp của họ và sau đó, xây dựng chiến dịch phù hợp. 

Chẳng hạn, thông qua A/B Testing, Marketer khám phá được rằng người dùng thường phản hồi các ưu đãi qua Push Message với tỷ lệ cao hơn 60% so với các ưu đãi qua Email. Vì vậy, Marketer có thể tuỳ chỉnh các chiến dịch trong tương lai để tập trung vào các push offer. 

  • Customer Lifecycle 

Customer Lifecycle là hành trình mà khách hàng bắt đầu khi họ tìm hiểu, tương tác, mua hoặc chuyển đổi và tương tác lại với một doanh nghiệp nào đó.

Customer Lifecycle (Vòng đời của khách hàng) là hành trình mà khách hàng bắt đầu khi họ tìm hiểu, tương tác, mua hoặc chuyển đổi và tương tác lại với một doanh nghiệp nào đó. Để đơn giản hoá Customer Lifecycle, có 3 giai đoạn vòng đời quan trọng mà các nhà tiếp thị tăng trưởng cần tập trung, bao gồm: Activation (Kích hoạt), Nurture (Nuôi dưỡng) và Reactivation (Kích hoạt lại). Mỗi giai đoạn đóng một vai trò riêng biệt như một yếu tố đóng góp vào trải nghiệm của khách hàng và thường được đánh dấu bằng các chiến dịch cụ thể. 

  • Giai đoạn kích hoạt là giai đoạn đầu tiên của vòng đời, nơi các công ty tìm cách thu hút sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Trong giai đoạn này, Growth Marketer nên nhắm mục tiêu đến khách hàng bằng các chiến dịch chào mừng, giới thiệu, dùng thử… để xây dựng sự quen thuộc và nâng cao uy tín. 
  • Giai đoạn nuôi dưỡng là thời điểm các công ty tiến hành nuôi dưỡng và thu hút người tiêu dùng để tăng cường mối quan hệ. Giai đoạn này thường chiếm phần lớn trong quy trình Cross-channel Marketing mà khách hàng nhận được từ các thương hiệu, bao gồm các nhiệm vụ như: bán hàng, khuyến mãi, cập nhật gần đây, bản tin... 
  • Giai đoạn kích hoạt lại cuối cùng tập trung vào việc tương tác lại. Đây là giai đoạn mà các công ty thường kích hoạt lại mức độ tương tác của khách hàng nhằm thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành thông qua các chiến dịch cụ thể. 

Growth Marketing là gì? Những điều cần biết về Growth Marketing

Ảnh minh hoạ

Trên thực tế, không có giai đoạn nào vượt trội hơn giai đoạn nào về mức độ quan trọng. Khách hàng phát triển tự nhiên trong vòng đời này với tốc độ riêng của họ, nhưng các Growth Marketer vẫn nên chủ động đáp ứng nhu cầu thay đổi bằng cách sử dụng “kho vũ khí” của mình, triển khai các chiến dịch cụ thể theo nhu cầu.

Ngày nay, có rất nhiều công cụ và công nghệ để hỗ trợ cho các Growth Marketer. Bạn nên tập trung vào việc liên tục thử nghiệm và tối ưu hoá để đạt được mức độ tương tác cao hơn và trải nghiệm khách hàng tốt hơn, sử dụng các chiến lược thu hút khách hàng dựa trên sở thích được cá nhân hoá cao. Khi thử nghiệm các chiến lược mới, bạn sẽ liên tục thu thập dữ liệu trong quá trình thực hiện, góp phần vào việc xây dựng, thử nghiệm và lặp lại trong suốt quá trình để liên tục nâng cao hành trình của khách hàng.

* Nguồn: AppROI Marketing