4 Bước Tối Ưu Video chuẩn SEO lên Top Youtube 2021
Trong video lần này mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách để tối ưu video trên youtube làm sao mà cho nó chuẩn SEO. Từ đó thì các bạn có thể đẩy được những từ khóa SEO video của mình lên trên Top youtube cũng như google và tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng khi mà họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên youtube. Mình sẽ chia sẽ những bước để các bạn tối ưu video onpage như thế nào cho nó chuẩn SEO trên youtube. Ok bây giờ mình sẽ vào chi tiết video.
Hiện nay thì video marketing được xem là một trong những kênh tiếp cận với khách hàng rất là hiệu quả nó giúp bạn quản bá sản phẩm và dịch vụ của bạn đến với khách hàng thông qua những video mà các bạn triển khai. Có thể nó sẽ giúp cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, nó cũng giống lời giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng khi mà họ xem video của các bạn, trong video này thì mình sẽ chia sẻ cách để các bạn tối ưu 1 video như thế nào cho nó chuẩn SEO trên youtube từ đó thì có thể đưa video các bạn lên top tìm kiếm của youtube cũng như google.
Tại Việt Nam thì Youtube là trang web có lượng truy cập đứng thứ 2 sau google theo thống kê của Similarweb, thì đây được xem là mảnh đất màu mỡ dành cho những bạn muốn quảng bá sản phẩm dịch vụ của các bạn đang kinh doanh thông qua nền tảng youtube.
Tiếp theo thì mình sẽ chia sẻ 4 bước để các bạn có thể chuẩn bị cũng như là triển khai đưa video của các bạn lên kênh youtube của mình.
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Đầu tiên các bạn chọn ra từ khóa chính và các bạn có 2 cách để các bạn phân tích từ khóa đó.
- Cách 1 thì các bạn có thể dựa vào youtube suggest để các bạn có thể tìm ra những chủ đề từ khóa mà người dùng họ đang tìm trên youtube, các bạn có thể đưa từ khóa đó vào thanh tìm kiếm của youtube và nó sẽ liệt kê ra những suggest mà youtube gợi ý cho người dùng khi họ tìm kiếm.
- Cách 2 là bạn sử dụng keywordtool.io để các bạn phân tích từ khóa, thì khi các bạn vào trong website thì các bạn sẽ chọn vào phần youtube và các bạn sẽ đưa từ khóa chính của các bạn vào công cụ đó và nó sẽ gợi ý cho các bạn những từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm trên youtube và các bạn có thể tìm kiếm những từ khóa mà nó có lượt tìm kiếm cao chứng tỏ người dùng đang quan tâm về chủ đề đó và các bạn có thể chọn ra những từ khóa chủ đề mà các bạn bắt đầu làm video.
Thì có một lời khuyên dành cho các bạn là các bạn nên làm những cái chủ đề mà người dùng quan tâm thay vì các bạn làm những chủ đề mà các bạn muốn người dùng họ xem thì như vậy các bạn sẽ rất khó để các bạn tiếp cận với người dùng khi mà họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ trên nền tảng youtube.
Bước 2: Quay & Dựng Video
Sau khi bạn đã nghiên cứu từ khóa và chọn chủ đề mà các bạn sẽ làm video rồi thì bước thứ 2 các bạn cần làm là quay và dựng video. Thông thường youtube sẽ ưu tiên cho những video được quay mới, thì các bạn nên cần đầu tư vào phần quay video thì như vậy youtube sẽ đánh giá cao video của các bạn hơn. Thay vì các bạn sử dụng các video củ trên youtube và reup lại thì như vậy youtube sẽ không đánh giá cao video đó.
Về phần chất lượng video thì khi các bạn quay thì các bạn nên quay với chế độ full HD 1080, thì đây là chế độ tiêu chuẩn khi mà các bạn đưa video đó lên youtube, nếu máy các bạn đủ mạnh thì các bạn có thể nâng lên là 2k hoặc 4k.
Bước 3: Tối Ưu SEO cho Video
Sau khi các bạn đã quay, dựng và xuất video rồi thì các bạn cần tối ưu một chút về từ khóa trên video.
Đầu tiên tên của video thì các bạn sẽ đặt không dấu và cách nhau bằng dấu gạch ngang, thường tên đó mình sẽ sử dụng từ khóa để mình đặt tên video, tiếp theo các bạn sẽ click phải vào video chọn properties chọn tiếp phần details để các bạn tối ưu về tittle cũng như subtittle. Đầu tiên phần tittle thì các bạn sẽ đặt từ khóa chính của video đó vào trong phần tittle tiếp theo subtittle thì bạn có thể chèn từ khóa mở rộng của từ khóa các bạn cần làm SEO, ở phần rating thì các bạn sẽ đánh giá 5 sao. Phần tag thì các bạn chọn ra 5 từ khóa có lượt tìm kiếm sau từ khóa chính, thì các bạn sẽ nhóm 5 từ khóa đó vào trong phần tag này, các từ khóa sẽ cách nhau bằng dấu chấm phẩy. Tiếp theo là phần comment thì phần này thì các bạn sẽ chèn phần mô tả ngắn của video các bạn đã làm vào trong phần comment này, các bạn có thể viết mô tả ngắn sơ lược về video.
Bước 4: Đăng và tối ưu Onpage Video
Sau khi các bạn đã tối ưu video thì phần cuối cùng là các bạn sẽ up video đó lên youtube, và tiến hành tối ưu onpage video đó trên youtube.
Đầu tiên là phần tiêu đề video, thì phần tiêu đề này thông thường các bạn sẽ đưa từ khóa chính lên đầu tiêu đề và các bạn sẽ viết tiếp từ khóa mở rộng ở phía sau của tiêu đề, thì ở tiêu đề youtube thì nó sẽ cho bạn tối đa là 100 ký tự thì các bạn sẽ tối ưu thế nào không nên vượt quá 100 ký tự.
Tiếp theo là phần mô tả description thì tối thiểu các bạn cần viết là 250 từ và youtube sẽ cho các bạn tối đa là 5000 từ và theo kinh nghiệm của mình thì mình sẽ chèn từ khóa chính lên đầu của mô tả, có một lưu ý là cuối của phần mô tả thì các bạn sẽ chèn cho mình 3 tag, thông thường thì mình sẽ chèn thứ tự các các tag là từ khóa chính, từ khóa mở rộng, từ khóa thương hiệu của bạn.
Tiếp theo bạn sẽ upload thumnail ảnh đại diện cho video, thì kích thước tiêu chuẩn của thumnail là 1920x1080 pexels, thì các bạn nên đặt kích thước này là kích thước tiêu chuẩn khi bạn upload thumnail lên youtube. Cái thumnail thì các bạn cần thiết kế mới, làm sao cho nó bắt mắt và thuyết phục người xem khi mà họ nhìn thấy thumnail của bạn.
Bước tiếp theo các bạn sẽ nhóm video đó theo danh sách, nếu các bạn làm nhiều chủ đề video thì các bạn nên phân chia danh sách đó ra theo từng nhóm chủ đề, và các bạn sẽ nhóm video đó theo chủ đề các bạn đã tạo.
Bước tiếp theo là các bạn sẽ chọn video không dành cho trẻ em để khi mà người dùng xem thì họ có thể để lại comment chứ nếu các bạn chọn video dành cho trẻ em thì nó sẽ khóa tính năng comment lại.
Phần tiếp theo, thì đây là một phần quan trong thì đó chính là thẻ tag từ khóa, phần tag từ khóa này thì các bạn sẽ quay lại keywordtool.io để các bạn chọn từ khóa có mức độ liên quan đến video của các bạn, thông thường chủ đề video của các bạn thì các bạn có thể chọn ra những keyword liên quan trực tiếp đến video của các bạn, các bạn đừng chọn những keyword không liên quan, phần này youtube sẽ cho bạn 500 ký tự thì các bạn có thể chọn làm sao cho số lượng từ khóa nằm trong 500 ký tự đó.
Tiếp theo là các bạn chọn danh mục video thì cái này các bạn chọn chủ đề phù hợp với video của các bạn.
Sau khi video được upload xong thì các bạn sẽ bấm qua phần kế tiếp và các bạn sẽ chọn màn hình kết thúc, thì phần này các bạn chọn những video liên quan đến video mà các bạn đang đưa lên, tiếp theo là phần info card thì phần này các bạn có thể chèn các video liên quan đến video của các bạn đang làm hoặc là các bạn có thể kêu gọi gợi ý trực tiếp khi mà các bạn đang làm video thì cái này mình đã có áp dụng ở những video trước mình đã làm thì các bạn có thể xem lại để các bạn hiểu cách mà mình chèn info card.
Cuối cùng là phần đăng video, thì cái này các bạn có thể lên lịch đăng video sau 1 ngày và các bạn để ở chế độ trình chiếu để thu hút được những khán giả họ đã đăng ký kênh video của các bạn.
Thì có thêm một phần quan trọng nữa là sau khi các bạn đã đăng video rồi, thì cái này cũng là một trong những phần để youtube xếp hạng video của các bạn trên phần tìm kiếm đó chính là phần sub phụ đề. Nếu như video của các bạn có voice thì các bạn cần tạo phụ đề cho người xem thì cái này youtube khuyến khích các bạn sẽ tự tạo phụ đề.
Ngoài ra để SEO được video trên yotube thì các bạn cần phải thực hiện SEO Offpage cho video của các bạn, thì các bạn có thể chia sẻ toàn bộ phần youtube hỗ trợ chia sẻ, ngoài ra các bạn có thể nhúng video đó vào trong những trang web của các bạn, thì để thứ nhất nó sẽ trả được sức mạnh của trang web về link youtube để hỗ trợ sức mạnh cho link video đó, đưa video đó lên top và nó sẽ hỗ trợ tăng time on site của website các bạn. Cái này giống như 1 mũi tên trúng 2 đích. Thì các bạn nên áp dụng cái này vào trong video SEO Offpage video của các bạn.
Những Yếu Tố Xếp Hạng Youtube
Theo mình được biết thì Youtube sẽ có 8 yếu tố xếp hạng video của các bạn:
- 1. Tiêu đề chứa từ khóa
- 2. Từ khóa liên quan
- 3. Số lượng người xem video
- 4. Tỷ lệ giữ chân người xem
- 5. Số lượt bình luận
- 6. Phản ứng người xem thông qua việc like hoặc dislike video
- 7. Chia sẻ video
- 8. Cường độ đăng video kênh
Đó là tất cả những vấn đề mình muốn chia sẻ trong video này, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể comment ở phía bên dưới mình sẽ hỗ trợ trả lời trong thời gian sớm nhất, dừng quên đăng ký kênh của mình để theo dõi những video tiếp theo, bây giờ thì mình xin chào và hẹn gặp lại các bạn.