Influencer Handbook #2: 9 lỗi tư duy khi làm Influencer Marketing
Ham rẻ; Rập khuôn, gượng ép, cầu toàn; Quan hệ tạm thời, ngắn hạn; “Ngáo” follow, tương tác… và còn lỗi gì nữa mà thương hiệu hay gặp phải khi triển khai Influencer Marketing?
Lỗi 1: Ham rẻ
Ham rẻ là một trong những lỗi tư duy phổ biến mà các thương hiệu hay mắc phải khi triển khai các hoạt động Marketing nói chung và Influencer Marketing nói riêng. Lỗi này thường được thể hiện một cách điển hình như sau:
“Chào cả nhà, mình bên brand X. Hiện đang cần check giá list KOL có sẵn. Inbox mình gửi brief nhé”. Một danh sách KOL được gửi cho 5 agency để xem agency nào báo giá rẻ nhất, 2 trong số 5 agency không chuyên về booking KOL, thế là lại tìm thêm 3-4 agency nữa. Tổng cộng có 8-10 agency tham gia.
Như vậy, mỗi KOL có thể nhận từ 5-10 yêu cầu giống nhau với 5-10 kiểu trả giả khác nhau. Điều này khiến một nghệ sĩ từng phản ứng: “Em hỏi cho bên brand X phải không? Bên đó làm việc kiểu gì mà cứ hỏi giá, trả giá loạn cả lên. Anh không làm cho brand này nữa nhé em!”.
Lỗi 2: Rập khuôn, gượng ép, cầu toàn
Ví dụ về tư duy rập khuôn, gượng ép, cầu toàn: “Sao post của T toàn teencode, viết tắt? Sửa lại hết sao cho nghiêm túc nhé”.
Vì quá lo lắng cho “sự an toàn” của thương hiệu mà họ quên rằng tính tự nhiên, phù hợp, đa dạng là lợi thế lớn nhất của KOL Marketing, điều giúp thương hiệu đến gần hơn với khán giả và khách hàng tiềm năng.
Lỗi 3: Quan hệ tạm thời, ngắn hạn
“Em mua sản phẩm vì thấy chị H dùng nó cũng lâu rồi. Nên em tin là nó tốt”. Đây là một trong những tác động tích cực mà KOL có thể mang đến cho nhãn hàng. Và điều này chỉ xảy ra khi nhãn hàng xây dựng được mối quan hệ lâu dài và đa dạng với KOL. Sản phẩm cần đồng hành cùng KOL trong cuộc sống của họ, ở nhiều góc độ, sắc thái khác nhau.
Lỗi 4: “Ngáo” follow, tương tác
“Sao giá 500$ mà được có mấy trăm like vậy em? Bao nhiêu đây, anh chạy ads chưa tới 50$”.
Nên nhớ rằng, bạn không mua tương tác, mà mua uy tín, khả năng làm nội dung, công sức làm nội dung của KOL. KOL tác động theo chiều sâu. Nếu cần nhiều tương tác, hãy chạy quảng cáo.
Ngoài ra, có một số trường hợp, “người like thì không mua mà người mua thì chẳng bao giờ like”.
Lỗi 5: Lệ thuộc vào đo lường chuyển đổi
“KOL này ra ít click, ít đơn, ROI thấp quá, lỗ rồi em ơi”.
Đo lường chuyển đổi chỉ dùng cho quảng cáo chuyển đổi. KOL Marketing tập trung vào vai trò xây dựng thương hiệu và tăng sự hiện diện của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Nếu người hâm mộ thấy bài đăng của KOL hay quá, sau đó lên thẳng shopee tìm tên sản phẩm để mua hàng thì bạn sẽ đo lường bằng cách nào?
Lỗi 6: “Ngáo” Affiliate
Lỗi 7: KOL phải “chăm” tương tác
“Sao fan hỏi về sản phẩm quá trời mà KOL không trả lời vậy?”
KOL rất bận, đặc biệt là những KOL nổi tiếng. Đồng thời, họ cũng không có đủ kiến thức về sản phẩm để trả lời người theo dõi/ người hâm mộ.
Để giải quyết bài toán “chăm tương tác” này, bạn phải dùng công nghệ Auto Engagement theo kịch bản soạn sẵn (với sự đồng ý của KOL).
Lỗi 8: Lãng phí content
“Bạn này làm content tốt quá. Ước gì KOL nào cũng giỏi thế này”.
Nếu nhận thấy nội dung của một KOL nào đó mang lại hiệu quả, đừng dừng lại ở một bài đăng. Hãy “tái sử dụng” nó trên phạm vi rộng hơn, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Một số gợi ý cho bạn:
- Viral cho nội dung: Bằng các bài PR, chia sẻ nội dung vào các hội nhóm, fanpage, thuê reviewer review lại chính nội dung đó, tạo ra các phiên bản “chế” của nội dung…
- Chạy quảng cáo: Cách đơn giản nhất là thuê lại bản quyền nội dung và chạy quảng cáo với target mục tiêu phù hợp để gia tăng độ phủ, tương tác, thậm chí là tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu từ nội dung này. Nếu bạn không có kinh nghiệm chạy quảng cáo, những agency có nền tảng kỹ thuật tốt và kinh nghiệm Digital Marketing lâu năm như Revu có thể hỗ trợ với mức phí hợp lý.
Lỗi 9: Over Commercial
“Sản phẩm xuất hiện ít quá em, anh muốn nhắc tên thương hiệu nhiều hơn, chụp hình sản phẩm phải to thật to, video thời lượng xuất hiện dài hơn nữa, và thêm nhiều hashtag nữa”.
Việc lạm dụng và đưa nội dung quảng cáo quá lộ liễu vào content của KOL sẽ khiến bài đăng mất đi tính tự nhiên, gây “ngộp” cho người xem và từ đó có thể gây ra hiệu ứng ngược. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều hashtag chính ra một đòn chí mạng phá hỏng hiệu quả của chiến dịch bởi những thuật toán thông minh của mạng xã hội luôn hạn chế bài đăng có quá nhiều hashtag.
Lồng ghép nội dung khéo léo, tôn trọng phong cách của từng KOL sẽ giúp việc đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với người tiêu dùng vì hơn ai hết, KOL là người hiểu khán giả của mình nhất.
* Nguồn: Revu