Marketer Dentsu Redder
Dentsu Redder

Công ty Cổ phần Quảng cáo Redder Asia

Dentsu Redder Impact Academy: Sáng tạo và bền vững

Dentsu Redder Impact Academy: Sáng tạo và bền vững

Sáng tạo không bao giờ là sân chơi độc quyền của quảng cáo. Sáng tạo là để khơi dậy nguồn cảm hứng và hình thành quan điểm trong mọi khía cạnh của cuộc sống, và “Bền vững” là một trong số đó.

Bài viết là nội dung buổi chia sẻ của chị Hồng Hoàng – Nhà sáng lập Tổ chức Change Vietnam – tại chương trình Dentsu Redder Impact Academy nhằm tìm kiếm ngôn ngữ chung giữa “Sáng tạo” và “Bền vững”, qua đó mở ra không gian để nhìn nhận lại vấn đề này.

Dentsu Redder Impact Academy là một sáng kiến phi lợi nhuận từ tháng 10/2020 kết nối với nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực nhằm mang đến cho nhân sự tập đoàn Dentsu và cộng đồng quảng cáo tại Việt Nam một thế giới quan đa chiều, những góc nhìn mới, phản biện và sâu sắc, đồng thời gieo mầm, khơi gợi những cảm hứng, rung động dễ bị quên lãng trong cuộc sống thường nhật, và khuyến khích mọi người hướng sâu về nhân sinh và bên trong cuộc sống.Tìm hiểu thêm về chương trình tại đây

*Podcast cũng có mặt trên các nền tảng: Apple Podcast và VoizFM

Sáng tạo có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta như thế nào? Và chúng ta nên bắt đầu hài lòng với công việc sáng tạo của mình theo quan điểm bền vững như thế nào?

Chúng ta đang huỷ hoại ngôi nhà chung duy nhất của mình

Chị Hồng bắt đầu bằng việc vẽ ra viễn cảnh của thế giới mà chúng ta đang sống, theo đó là những con số đáng báo động:

  • 7,8 tỷ người chỉ chiếm 0,01% tổng số sinh vật sống dựa theo khối lượng, nhưng đã làm mất đi 83% số động vật có vú hoang dã và một nửa số thực vật.
  • Năm 2019, ngày Trái Đất vượt ngưỡng phục hồi đã được đẩy lên hai tháng, vào cuối tháng Bảy thay vì tháng Chín.
  • Hơn một nửa diện tích rừng mưa trên Trái Đất đã bị mất.
  • Ô nhiễm không khí giết chết 7 triệu người hằng năm.
  • Đến năm 2050, trừ khi có ba Trái Đất thì sẽ không còn tài nguyên có sẵn cho con người sinh sống.
  • Và biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục bất kể những gì đang được thực hiện.
  • Thật đáng buồn khi phải nói rằng “Sinh nhật trí tuệ nhất từng bước đi trên Trái Đất đang phá huỷ ngôi nhà duy nhất của nó”, như Jan Goodall từng phát biểu.

Phát triển bền vững – không còn là một lựa chọn, mà là một hành động tất yếu

Hơn bao giờ hết, mọi người cần đối thoại, chung sống và hành động để hướng tới mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững. Vậy phát triển bền vững thực sự là gì? 

Phát triển bền vững là sự phát triển mà đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Và để đạt được điều đó, toàn bộ ngành công nghiệp phải chuyển sang sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững, tức nguồn tài nguyên vô hạn hoặc có thể tái tạo.

Nguồn: Dentsu Redder

Phong trào “I Change”

“Chúng ta là thế hệ đầu tiên cảm nhận được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và là thế hệ cuối cùng có thể hành động với nó” – Cựu Tổng thống Mỹ Obama.

Hãy thực tế lên nào!

Tất cả chúng ta đều công nhận rằng loài người đang phải đối mặt với một trong những vấn đề mang tính vũ trụ. Nhưng đó không phải là thứ gì đó vĩ mô, mà là một phần cuộc sống của chúng ta, vì vậy nó cần sự chung tay của tất cả mọi người. Và một sự thay đổi nhỏ trong cách mỗi người hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng có thể tạo ra tác động đáng kể trong việc giảm thiểu thiệt hại.

Thứ nhất, hãy luôn ghi nhớ hai điều:

  1. Mọi thứ bạn làm đều để lại ảnh hưởng: Từ một tách cà phê nhỏ bé đến cả một toà nhà lớn, tất cả đều đem đến mất mát đáng kể cho hành tinh.
  2. Bạn luôn có quyền lựa chọn: Suy cho cùng, chúng ta là người quyết định tiền của mình sẽ đi về đâu, và chủ nghĩa vật chất sẽ không còn leo thang một khi chúng ta đưa ra lựa chọn một cách bền vững.

Và tiếp theo là gì? Hãy làm một trong số những việc nhỏ nhặt sau tại một thời điểm: đặt nhiệt độ điều hoà ở mức 26°C; nói không với sản phẩm làm từ động vật hoang dã hoặc đi ăn trưa bằng xe đạp. Hãy tưởng tượng việc mỗi điều “nhỏ bé” đó được tích hợp và chúng ta đã tạo tác động đáng kinh ngạc cho hành tinh ra sao.

Đúng vậy, sáng tạo có vai trò quan trọng yếu trong việc tận dụng tác động tốt đó

Sáng tạo có sức mạnh tối thượng trong việc truyền cảm hứng cho mọi người, bất chấp sự khác biệt giữa họ:

“Mọi người không thay đổi khi họ được yêu cầu; họ thay đổi khi họ cảm thấy được truyền cảm hứng hoặc động lực”. 

  • Kích hoạt cảm xúc
  • Thách thức các “tiêu chuẩn”
  • Giúp mọi người có được tầm nhìn
  • Thay đổi câu chuyện, định hình quan điểm
  • Thúc đẩy mọi người hành động
  • Giúp thay đổi chính sách, thậm chí là quyết định của Liên Hợp Quốc

Để lập ra danh sách, chúng ta có những vấn đề khó khắc phục mà Sáng tạo có thể đóng góp vào phát triển bền vững. Nhưng trên hết, sáng tạo là một nguồn tài nguyên tái tạo và chỉ phát triển theo thời gian.

Hành động kích ứng sáng tạo từ Dentsu Redder

Chỉ nói về nó thôi là chưa đủ, chúng tôi tin rằng tác động sẽ được lan toả hơn nữa khi chúng ta cùng ngồi xuống và thực sự biến sức mạnh sáng tạo của mình thành những hành động thiết thực cho hành tinh của chúng ta.

Các hội thảo về sáng tạo giữa Change Vietnam và Dentsu Redder sắp tới, quy tụ tất cả Creativity Bites, sẽ được tổ chức để đưa ra những ý tưởng tiềm năng, cách tiếp cận sâu sắc cho ba chiến dịch sắp tới của Change Vietnam:

A. Loài hoang dã

Vấn đề “săn trộm tê giác” đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết khi chúng ta đã chứng kiến 95% số tê giác trên toàn thế giới biến mất trong 40 năm qua. Tại Việt Nam, việc tiêu thụ sản phẩm từ sừng tê giác đã và sẽ tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến việc Việt Nam trở thành nước tiêu thụ sản phẩm từ sừng tê giác số 1 thế giới, vượt trên Trung Quốc. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là độ tuổi của người tiêu dùng sừng tê giác hiện nay không chỉ là trên 40 nữa, mà đang trẻ hoá ở mức trên 18.

Nhìn vào thị trường này, ý định mua hàng hiện đang được dẫn dắt bởi hai động lực chính: Lợi ích sức khoẻ và Giá trị biểu tượng Xã hội & Đầu tư. Về công dụng đối với sức khỏe, tê giác nổi danh là “thần dược”. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy sừng tê giác là phương pháp chữa ung thư hiệu quả, và 90% sừng tê giác được cung cấp cho người tiêu dùng ở Việt Nam là giả.

Nguồn: Dentsu Redder

Ngày nay, lợi ích sức khỏe đã trở thành vỏ bọc hoàn hảo cho nhu cầu phức tạp hơn nhiều, đó là mục đích kinh doanh và chính trị. Điều đó dẫn đến sự chuyển đổi từ “chức năng” (hoặc lợi ích y học) sang “biểu tượng xã hội & đầu tư”, tức là đạt được lợi thế kinh doanh, chính trị và/ hoặc tầm ảnh hưởng truyền thông xã hội.

  • Giá trị xã hội: Khi nói đến xã hội hoá, tê giác được ca ngợi vì giúp con người trở thành kẻ “mạnh” trên bàn nhậu.
  • Giá trị đầu tư: Khi chúng ta đặt tê giác lên bàn cân cùng vàng và bạch kim, giá trị của tê giác đắt gấp đôi so với hai loại kia. Qua đó, chúng đóng vai trò như một món quà giá trị nhằm đạt được lợi thế kinh doanh và/ hoặc chính trị nhờ sự quý hiếm và giá trị kinh tế của nó.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể giải quyết trực tiếp hai động lực chính của thị trường này, đồng thời cho mọi người biết rằng tê giác thực sự không đáng giá để phơi bày sự giàu có và quyền lực, từ đó giảm tỷ lệ săn trộm?

B. Sự ô nhiễm

Tính đến năm 2017, chúng ta đã sản xuất 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa. Và ngay cả khi không còn nhựa nữa, một nguy cơ nguy hiểm hơn sẽ xuất hiện, đó là vi nhựa. Tuy nhiên, bất chấp thực tế rằng: “Mỗi tuần chúng ta đưa vào cơ thể lượng vi nhựa tương đương với một thẻ tín dụng”, “Cơn nghiện nhựa” vẫn đang bùng nổ do nhu cầu vô tận về tính tiện lợi.

Poster của buổi chia sẻ
Nguồn: Dentsu Redder

Mức tiêu thụ nhựa xuất hiện cao nhất ở sinh viên và nội trợ. Nhưng khi nói đến nhận thức về vi nhựa, nội trợ và nhân viên văn phòng lần lượt được ghi nhận với tỷ lệ thấp nhất. Tóm lại, sinh viên chủ yếu nhận thức được vấn đề này nhưng hầu như không hành động, vì họ không có đủ khả năng chi trả cho những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngược lại, nhân viên văn phòng và nội trợ có khả năng tài chính nhưng lại thiếu ý thức đối với vấn đề này.

Làm thế nào chúng ta có thể khơi dậy nhu cầu sâu xa về tính tiện lợi và thúc đẩy đúng người, đúng kênh để ngừng việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần?

C. Biến đổi khí hậu

Khi lướt qua tất cả các báo, không khó để nhận ra các tiêu đề sau:

“Hạn mặn kỷ lục với tình tình trạng thiếu nước ngọt tuyệt vọng, Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu”

“Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có thể biến mất trong vòng chưa đầy một thế kỷ”

“Nước ngọt… mặn như thuốc nhỏ mắt”

“Hà Nội đứng thứ 7 thế giới về thủ đô ô nhiễm nhất năm 2019”

Nói thẳng ra thì đó không phải là biến đổi khí hậu, mà là tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Việt Nam nằm trong top 9 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Và trong khi người Việt Nam có thể không nhận thức được về biến đổi khí hậu, tất cả chúng ta đều đã trải qua những hậu quả đáng kể của nó, cụ thể là nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Thay vì để bản thân lạc lối trong thờ ơ, hãy nghĩ làm thế nào để áp dụng sự sáng tạo để lan toả, và tạo ra những giải pháp tốt hơn? Giảm di chuyển bằng máy bay, dùng xe điện, mặc bền, đi bộ và đạp xe nhiều hơn... Chỉ cần một trong những hành động trên được áp dụng cũng đủ để tạo ra một tác động lớn trong hành trình 9 năm còn lại để ngăn chặn những thiệt hại không thể phục hồi cho hành tinh của chúng ta.

Nguồn: Dentsu Redder

Tất cả các câu hỏi trên đều được trả lời thoả đáng, không chỉ bởi cộng đồng sáng tạo của Dentsu Redder, mà còn bởi bất kỳ ai, miễn là bạn cố gắng thay đổi một cách đổi mới và sáng tạo.

 

Có lẽ buổi chia sẻ kéo dài hai giờ này không đủ để Change Vietnam bàn thảo cặn kẽ những câu chuyện về bền vững, tuy nhiên, nó chắc chắn khơi dậy cho chúng ta tư duy phản biện, những hiểu biết sâu sắc để bắt đầu xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa “Sáng tạo” và “Bền vững”.

Dentsu Redder sẽ thực hiện những hành động sáng tạo hướng tới bền vững và kêu gọi các động nghiệp trong ngành tham gia.

Dentsu Redder Impact Academy
Wider Perspectives, Richer Souls, Better Humanity