GTV SEO: 9 xu hướng SEO nổi bật năm 2021 (Phần 1)
Năm 2020 là một năm tương đối “nhẹ nhàng” đối với những người làm SEO. Hầu hết các bản cập nhật thuật toán của Google chỉ tác động nhẹ và không cần thực hiện bất kỳ điều chỉnh lớn nào trong chiến lược SEO. Tuy nhiên, vẫn có sự thay đổi nhỏ về chất lượng của các yếu tố xếp hạng.
Bối cảnh SEO đang ngày càng khác đi, thế nên không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng theo kịp – hoặc biết xu hướng SEO nào đáng để theo đuổi. Vậy SEO năm 2021 có gì khác? Để giúp bạn cập nhật thông tin và tìm ra hướng đi hiệu quả cho chiến lược SEO sắp tới, tôi sẽ điểm qua những xu hướng SEO quan trọng và hướng dẫn SEO trong năm 2021 bạn cần biết.
Chương 1: Hướng phát triển của Google cho tới năm 2038
Kể từ tháng 9/2018, Google bắt đầu các đợt Update “Broad core update” và liên tục cập nhật hơn 300 update nhỏ thường xuyên hằng năm. Trong thời gian đó, đội ngũ GTV đã liên tục testing – ứng dụng và đúc kết các kiến thức xoay quanh định hướng của Google. Mặc dù hằng năm các thuật toán vẫn diễn ra, nhưng nội dung của thuật toán vẫn không thay đổi. Tôi sẽ chia sẻ 3 cập nhật mới nhất của Google.
Theo trang Moz ước tính, Google có tới hơn 500-600 cuộc update hằng năm. Trong khi thông báo vẫn diễn ra thì những cốt lõi của thuật toán vẫn không thay đổi. Sau tất cả, hẳn các SEOer đã biết cách để đạt thứ hạng cao mà không bị dính án phạt hay phải sử dụng chiến thuật SEO Black Hat. Có nhiều cách để Rank Top Google, nhưng trước khi nghĩ đến chiến thuật, hãy tìm hiểu về cách thuật toán google hoạt động.
Trải qua hơn 20 năm thành lập, Google đã từng nhiều lần cập nhật để tối ưu công cụ tìm kiếm, nhằm cung cấp cho người dùng thông tin đầy đủ nhất. Nhưng tới nay, giá trị cốt lõi của Google vẫn không thay đổi. Đó là tập trung vào người dùng, nỗ lực cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ nhất, phù hợp nhất, nhanh nhất có thể.
Cho dù bạn tìm kiếm bất kỳ điều gì, từ công thức nấu ăn, tài liệu ôn thi, thông tin nhà hàng ngon nhất ở khu bạn… tất cả đều được Google trả lời một cách chính xác. Google tiếp nhận hàng tỷ truy vấn mỗi ngày và 15% trong số đó là những truy vấn chưa từng thấy trước đây. Bạn có thể tưởng tượng, ai cũng sử dụng Google để tìm câu trả lời cho thắc mắc của họ mỗi ngày, hàng tỷ người trên thế giới là một lượng truy vấn khổng lồ… Với quy mô này, cách duy nhất để hoạt động, đó là sử dụng các thuật toán.
- Ưu tiên thiết bị di động – Mobile-first update (tháng 7/2019): Googlebot xem tất cả các website như thiết bị di động, ưu tiên các trang hoạt động tốt trên thiết bị di động.
- Thân thiện với thiết bị di động – Mobile-friendly update (tháng 4/2015): Ưu tiên các trang web có phiên bản thân thiện với thiết bị di động và tạo tiền đề cho các hình phạt trong tương lai nếu các trang web này không tuân thủ.
- Thuật toán Pigeon (tháng 7/2014): Làm việc với tìm kiếm địa phương như Google Maps.
- Thuật toán Hummingbird (tháng 8/2013): Nhắm đến việc hiểu về ngữ nghĩa và ý định đằng sau tìm kiếm của người dùng.
- Thuật toán Penguin (tháng 4/2012): Là bản cập nhật thuật toán nhằm đánh mạnh vào Web Spam và Link Spam.
Chương 2: Google update những gì?
Để làm SEO an toàn và đạt hiệu quả, ngoài việc nắm được nguyên tắc hoạt động của Google, bạn phải luôn theo dõi những update của nó. Biết Google đang update gì sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh được án phạt bất ngờ, sự sụt giảm traffic hay đánh mất website trước các đợt update. Tôi sẽ phân tích 3 updates mới để lên chiến lược SEO tối ưu thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Serps.
Chuyển từ câu trả lời sang đồng hành trên hành trình cùng bạn
Google đã từng chuyển từ trả lời truy vấn sang đồng hành trên hành trình tìm kiếm của người dùng. Điều này có nghĩa rằng, Google sẽ không chỉ trả lời cho bạn một câu hỏi duy nhất bạn cần, mà sẽ đề xuất các ý tưởng và nội dung hữu ích liên quan đến việc tìm kiếm của bạn.
Ví dụ, khi tìm kiếm “chó Pug”, người dùng có ý định tìm hiểu thêm “thông tin” về nó, chưa biết là sẽ mua hay không. Google hiểu được nhu cầu tìm kiếm đó, nó không chỉ xuất hiện thông tin về chó Pug, mà còn cung cấp thông tin phù hợp với ý định tìm kiếm của họ, khiến hành trình tìm kiếm của khách hàng đầy đủ nhất: đặc điểm, nơi bán, nguồn gốc, giá cả, hình ảnh có Pug…Người dùng không cần nhấn nút Search nhiều lần nữa mà chỉ cần nhấn chuột vào các mục phân loại nội dung trên thanh tìm kiếm để thu thập đầy đủ thông tin mình muốn. Như vậy, Google đang thay đổi theo xu hướng cung cấp cho người dùng câu trả lời theo hành trình từ tìm hiểu thông tin đến khi mua hàng.
Tương tự như vậy, khi bạn tìm kiếm từ khoá “Camping”, Google sẽ trả lời tất cả những “thông tin” không chỉ: “Camping là gì” mà còn là hình ảnh về những địa điểm cắm trại nổi tiếng, clip về trải nghiệm cắm trại…
Chuyển từ truy vấn sang cách lấy thông tin không cần dùng đến truy vấn
Google có thể hiển thị thông tin có liên quan đến sở thích của bạn, ngay cả khi bạn không có một câu hỏi cụ thể nào.
Ví dụ, trước đây search “đau dạ dày”, ngày nay chỉ cần search “ợ chua, đau bụng” (các triệu chứng của đau dạ dày) thì vẫn ra kết quả là các trang web có liên quan đến “đau dạ dày”.
Chuyển từ cách tìm kiếm văn bản (text) văn bản sang cách thức trực quan (visual) hơn
Google đang mang nhiều nội dung trực quan hơn vào công cụ tìm kiếm và thiết kế lại toàn bộ Google Hình ảnh để giúp bạn tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.
Khi tìm kiếm thông tin về một nhân vật, Google cũng sẽ cung cấp cho bạn video trực quan về nhân vật đó để bạn dễ hình dung hơn.
Nền tảng của những thay đổi này là trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phát triển và đóng góp một phần quan trọng vào công cụ tìm kiếm của Google. Với sứ mệnh cung cấp cho người dùng nhiều thông tin nhất có thể, Google sẽ luôn đổi mới để hoàn thiện, để ngày càng thông minh hơn, đó là xu hướng phát triển cho tới năm 2038.
Chương 3: Content Hub và Entity Layer
Bạn có biết:
- Các bài viết trong lĩnh vực của bạn là vô số, phong phú về đề tài và liên tục cập nhật
- Khách hàng không ưa chuộng một trang Blog có nội dung lan man, không thoả mãn nhu cầu tìm kiếm
- Một trang blog có đầy đủ thông tin, được phân loại rõ ràng, thiết kế bắt mắt sẽ tạo ấn tượng và xây dựng niềm tin của khách hàng dễ dàng hơn
Trang blog của doanh nghiệp là nơi người dùng tìm hiểu thông tin về thương hiệu và giải pháp cho vấn đề của họ. Nếu bạn xây dựng được trang blog chuyên nghiệp, bạn sẽ thu hút, giữ chân và xây dựng lòng tin với với khách hàng. Content Hub và Entity Layer sẽ giúp nâng cấp trang blog cho doanh nghiệp.
3.1. Content Hub
Google đã giới thiệu khái niệm Content Hub gồm: Hero, Hub, Hygiene Content đơn giản và dễ hiểu. Mô hình kim tự tháp content này về cơ bản là một sự tương đồng với AIDA nhưng thu gọn hơn và giúp các bạn làm nội dung có cái nhìn tổng quát về mặt chiến lược cũng như rõ ràng.
Hub Content đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lượt người ghé thăm quay trở lại. Đúng như tên gọi của nó, ‘Hub’ có nghĩa là ‘trung tâm’, là đích đến cuối cùng mà các loại content khác như Hero hay Hygiene có nhiệm vụ phải dẫn người xem đến.
Vì sao cần mô hình 3H?
Nhiều bạn lầm tưởng làm content là chỉ viết ra những câu chuyện gây sốc hay kể một cách rành mạch là được. Công thức này chỉ đúng một phần, nhưng chưa đủ. Muốn nội dung có thể thu hút người dùng bạn cần một kế hoạch hoàn chỉnh chỉ dẫn người xem từ người lạ đến khách hàng trung thành. Có thể gọi là Customer Journey. Với 3H, 3 loại content này sẽ hỗ trợ nhau dẫn dắt thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng từ bước nhận thức (Awareness) đến bước hành động (Action).
Xây dựng mô hình 3H như thế nào?
Mô hình 3H được dựng lên dựa trên 3 loại content: Hero, Hub và Help, nhằm đạt được 3 mục tiêu cơ bản của thương hiệu:
- Hero: Nhằm tăng lượt reach tới khách hàng và nhận thức về thương hiệu
- Hub: Là kênh chính mà nhãn hàng muốn khách hàng hướng tới, mục tiêu của Hub là kéo doanh thu về cho nhãn hàng
- Hygiene (còn gọi là Help): Đúng như tên gọi, loại content này sẽ xuất hiện và hỗ trợ khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet (như blogs, các bài review…).
Bạn có thể thấy 3 loại content: Hero, Hub, Help đều có đặc điểm và lợi ích khác nhau. Bạn sẽ cần kết hợp cả 3 loại content theo hành trình tìm kiếm của khách hàng để truyền tải được đúng thông điệp mình muốn và giúp bạn đạt được mục tiêu gia tăng thương hiệu và doanh thu.
Content Hub đóng vai trò như thế nào trong chiến lược SEO?
Content Hub đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng và thoả mãn nguyên tắc hoạt động của Google dựa trên update:
- Tối ưu từ khâu trả lời sang hành trình: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, họ chỉ cần 1 click chuột đã có thể vào đến Content Hub và có được toàn bộ thông tin tại đây.
- Content Hub cung cấp nội dung theo mô hình phễu AIDA nên nó thoả mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng và thoả mãn truy vấn của Google.
Đó chính là vai trò của nó, thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu với thương hiệu, đảm bảo lượt người thăm quay trở lại trang web. Có thể xem đây là bước “mưa dầm thấm lâu” để thương hiệu đi vào tiềm thức của khách hàng.
Bên cạnh đó, ngoài thoả mãn người dùng, Content Hub còn nhắm đến một phân khúc khách hàng cụ thể, bởi lẽ mục đích của loại content này là “làm ra tiền” cho thương hiệu. Content Hub luôn phải khuyến khích được những người xem website mua hàng và tiếp tục lôi kéo họ trở lại để mua nhiều hàng hơn. Ở giai đoạn này, sự chú ý của khách hàng sẽ dần trở thành thiện cảm nếu các dịch vụ thanh toán và hậu mãi của thương hiệu mang lại lợi ích tốt nhất cho họ.
Case Study về Content Hub
Như bạn đã biết ít trang web SEO thành công khi đứng độc lập, mà cần có những trang xung quanh liên quan đến chủ đề chính để liên kết bổ trợ cho trang chính. Tổ chức Content theo chiều sâu và tập trung vào trang trung tâm (Trang trụ cột – Pillar Content) thì trang web mới có đủ sức mạnh và độ tin tưởng với Google.
Content Hubs cơ bản là một loạt các nội dung có liên quan đến một chủ đề cụ thể. Thay vì liên kết các bài đăng blog ngẫu nhiên với nhau, bạn chỉ cần trình bày chúng dưới dạng các mục trong một Hub duy nhất và tạo ra trang chủ trung tâm.
Backlinko
Đã có nhiều trang web nổi tiếng thế giới sử dụng Content Hub để thu hút traffic, như Backlinko. Họ đã tạo ra 3 Content Hub đó là:
- YouTube Marketing Hub
- SEO Marketing Hub
- Content Marketing Hub
Trên thực tế, chỉ riêng các trang Content Hub đã mang lại cho website 26.438 khách truy cập mỗi tháng.
Rất ít người sẵn sàng thực hiện công việc cần thiết để tạo ra một Content Hub. Vì vậy, khi làm được điều này, bạn sẽ nổi bật ngay lập tức.
Moz
Moz là một ví dụ điển hình khác. Chủ đề chính của trang là: “The Beginner’s Guide to SEO”. Các topic liên quan sẽ hiển thị chung trên một trang với topic chính. Bao gồm các chủ đề con liên quan: “SEO 101”, “Technical SEO”, “On Page SEO”, “Keyword Research”… Người đọc có thể bấm vào những link này và được chuyển trực tiếp đến các bài viết ngay lập tức.
Chỉ với một cú nhấp chuột, người đọc đã có thông tin một cách đầy đủ về topic, tiết kiệm thời gian nghiên cứu ở các trang web khác, tối ưu trải nghiệm trên trang một cách tốt nhất. Và đây là kết quả của việc triển khai nội dung dạng Content Hub:
Nhìn vào số liệu, lượng Organic Traffic của trang web Moz tăng trưởng rõ rệt từ tháng 1/2020. Đây là thời điểm trang web này triển khai Content Hub. Chứng tỏ rằng phương pháp này có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho website nổi tiếng về SEO này không chỉ về mặt traffic mà còn về mặt thương hiệu, doanh thu.
Khi phân tích tiếp các trang web có lượng traffic truy cập lớn, ta có thể thấy hầu như đó là các trang viết về topic liên quan như sau:
Điều này cho thấy, thứ nhất, về mặt người dùng, họ không những đang đọc hầu hết các nội dung, được giải đáp trọn vẹn các thắc mắc về vấn đề gặp phải ngay từ lần truy cập đầu tiên, thoả mãn mục đích tìm kiếm (search intent) của họ. Thứ hai, về mặt website, xây dựng theo cấu trúc này còn có lợi:
- Xây dựng Authority Site uy tín: Triển khai nhiều chủ đề liên quan (subtopic) xoay quanh một chủ đề cụ thể giúp thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng “Website này là một trang có thẩm quyền, đáng tin cậy về một chủ đề”.
- Tăng thứ hạng & traffic trên tổng thể website: Triển khai Topic Cluster sẽ giúp lên top không chỉ một vài từ khoá, mà là hàng loạt từ khoá liên quan đến chủ đề đó.
- Tăng trưởng doanh thu: Bằng cách sử dụng các liên kết nội bộ, topic cluster dẫn dắt người dùng tiến vào sâu hơn trong phễu marketing, từ đó tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Như vậy, Content Hub là một cấu trúc tiên tiến được nhiều tổ chức và doanh nghiệp hướng đến sử dụng, vì lợi ích của nó mang lại rất lớn.
Xây dựng Content Hub như thế nào?
Bước 1: Lên ý tưởng về chủ đề bạn muốn viết
Có nhiều cách để tìm kiếm chủ đề bạn muốn viết. Nhưng nghiên cứu từ khoá theo phương pháp Search Intent và Modifier Keyword là phương pháp chuẩn để tìm ra chủ đề thích hợp dựa trên thuật toán của Google và kinh nghiệm thực chiến của GTV. Một chủ đề hay kèm theo từ khóa đạt chuẩn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho chiến lược SEO của bạn.
Những bạn tự triển khai SEO cần lưu ý nghiên cứu từ khoá là bước tối quan trọng. Vì tự SEO đã khó, SEO mà không nghiên cứu từ khoá sẽ càng tốn thời gian, công sức, tiền bạc để tối ưu những từ khoá không đạt chuẩn và cuối cùng không đạt thứ hạng cao, thua kém đối thủ.
Bước 2: Nhóm từ khóa thành các chủ đề liên quan và triển khai theo mô hình AIDA
Sau khi đã thực hiện 5 bước nghiên cứu từ khoá, bạn sẽ tiếp tục tiến hàng phân từ khoá theo mô hình AIDA. Mục tiêu của bước này là tìm ra được bộ từ khoá đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Như bạn thấy, mỗi từ khoá sẽ mang một ý định.
Các mẫu và nhóm modifier phổ biến, hay được tìm thấy trong nhóm mục đích tìm kiếm bao gồm:
Informational:
- What – Cái gì
- Who – Ai
- Where – Ở đâu
- When – Khi nào
- How – Như thế nào
- Why – Tại sao
- Những keyword từ đơn như giày, áo, quần…
Navigational:
- Tên thương hiệu
- Tên sản phẩm hoặc dịch vụ
Commercial Investigation:
- Màu sắc: đen, xanh dương, đỏ, xanh lá
- Kích thước: nhỏ, vừa, lớn, 32, 11
- Giới tính hay độ tuổi: nam, nữ, con nít, trẻ em…
- Keyword chứa từ “vs”
- Tốt nhất
- Địa điểm: Philadelphia, Seattle, NYC
Transactional:
- Giá cả
- Chi phí
- Định giá
- Miễn phí
- Rẻ tiền
- Phiếu mua hàng/ phiếu giảm giá
- Discount – Chiết khấu/ giảm giá
- Sale – Bán/ giảm giá
Ví dụ, khi người dùng tìm kiếm “Máy tính Macbook Air 13 là gì” thì họ đang ở giai đoạn “Information” tìm kiếm thông tin, còn nếu khách hàng tìm kiếm “giá bán máy tính Macbook Air 13” thì họ đang ở giai đoạn “Transactional” chuyển đổi.
Bước 3: Tạo một Hub Page theo chuẩn cấu trúc Silo/Topic Cluster
Tạo một Hub Page đúng chuẩn cấu trúc Silo hoặc Topic Cluster phân bổ từ trên xuống dưới đều là những phương án tối ưu cho bạn. Nhưng chọn cách nào, bạn cũng cần lưu ý, cấu trúc trang phải có đầy đủ:
- Breadcrumbs
- Internal Link
- Link theo tầng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên
Bước 4: Triển khai Content và tối ưu On Page riêng cho cụm Content Hub này kỹ lưỡng
SEO Onpage là công việc gồm nhiều tác vụ, là phương pháp mà SEOer thực hiện tối ưu hoá các yếu tố hiển thị trực tiếp trên trang web. SEO Onpage giúp trang web xếp hạng cao hơn trên Google. Từ đó, website có nhiều lượng traffic hơn và tiếp cận khách hàng từ nhiều nguồn tìm kiếm tự nhiên.
Và để từ khoá lên top tìm kiếm, nội dung cần chuẩn SEO. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các kỹ thuật tối ưu Onpage kết hợp Offpage để nội dung tiếp cận được người dùng dễ dàng hơn.
Entity Layer – Ứng dụng Schema để ranking vượt trội
Entity là gì?
3.2. Entity Building
Khái niệm Entity là gì?
Entity là một cái gì đó tồn tại như chỉ chính nó, có thể là sự vật, sự việc, con người. Ví dụ: Iphone, Ipad, Steve Jobs… Entity Building là một yếu tố quan trọng để xếp hạng website.
Vì sao dùng Entity Building?
Chắc hẳn, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của phương pháp Entity Building. Vậy những lợi ích Entity Building mang lại là gì?
- Google tin tưởng một website xây dựng Entity Building.
- Đối thủ khó có thể tìm ra phương pháp Entity Building của bạn – thứ khiến bạn ranking vượt trội.
- Ở Việt Nam ít người có thể hiểu cách thức hoạt động của phương pháp này nên bạn sẽ có lợi thế hơn đối thủ nếu nắm được cách thức hoạt động của nó.
- Đây là phương pháp White Hat và Google cực kỳ ưa thích những website sử dụng phương pháp này. Vì thế, nó sẽ đánh giá cao website bạn nếu bạn dùng Entity Building.
- Quá trình tối ưu ngắn, website của bạn sẽ tăng trưởng chỉ sau 3-4 ngày triển khai.
Đây là quy trình tạo lập Entity Building mà GTV đã đúc kết sau quá trình dài triển khai dự án. Quy trình gồm 6 bước như hình dưới đây:
Google xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên số liệu Entity
Theo Update mới, Google đã từng sử dụng Knowledge Graph để hiểu cách kết nối giữa con người, địa điểm, sự vật, dẫn chứng về chúng – và Google được thiết kế để hiểu Topic Layer, hiểu sâu sắc về những chủ đề chính (Parent Topic) và chủ đề liên quan (Subtopics) và biết nó giàu thông tin như thế nào.
Topic Layer được xây trên tất cả những chủ đề liên quan trên website. Trong những chủ đề liên quan (Subtopics), Google sẽ xác định những bài báo, video liên quan nhất, những nội dung hữu ích, có tính mới, evergreen. Sau đó, Google nhìn vào những nội dung để hiểu những Subtopic này liên quan với nhau như thế nào, để đoán ra được loại nội dung mà người viết muốn xuất bản tiếp theo.
Tất cả những bước này được thực hiện với mục đích khiến trải nghiệm người dùng dễ dàng hơn để khám phá những gì họ yêu thích, thậm chí nếu người dùng chưa có ý định tìm kiếm nó trong tâm trí. Mục tiêu của Google là cung cấp nhiều cơ hội cho người dùng khám phá, trải nghiệm trên công cụ tìm kiếm.
Google đã sử dụng thuật toán Knowledge Graph để hiểu về từ khoá “dưa hấu”, tại cột bên tay phải Google đã hiển thị các thông tin khác nhau về từ khóa “dưa hấu” như hình dưới đây:
Làm thế nào để Google hiểu về các chủ đề của bạn?
Google sử dụng dữ liệu có cấu trúc để hiểu nội dung trên trang. Bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết về trang web của bạn. Việc này giúp trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm theo các định dạng phong phú hơn. Nếu bạn mới làm quen, hãy tham khảo Báo cáo của Google về Hướng dẫn nâng cao về SEO để hiểu thêm về cách thức Google hoạt động.
Google hiểu nội dung trên trang qua dữ liệu có cấu trúc, nếu bạn sử dụng ngôn ngữ HTML, nó sẽ không hiểu được. Và hầu hết dữ liệu có cấu trúc của Google đều sử dụng mã trên Schema.org. Nếu không được mô tả ở hình minh hoạ dưới đây thì đó là những thuộc tính hoặc đối tượng không bắt buộc đối với Google Tìm kiếm. Tuy vậy, những thuộc tính hoặc đối tượng đó có thể hữu ích cho các dịch vụ, công cụ và nền tảng khác. Lưu ý, định dạng dữ liệu có cấu trúc của Google được thể hiện như sau:
Tuy nhiên, Google không thể hiểu được sự liên quan giữa các chủ đề trong một trang web. Do đó, bạn cần thông báo cho nó rằng các bài viết của bạn có liên quan với nhau bằng cách khai báo Schema Markup cho Internal Link.
Schema là gì?
Schema là một đoạn code nhỏ gắn vào phần HTML của website. Nó có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn, và tăng khả năng xếp hạng trên các kết quả tìm kiếm.
Schema ở đây tôi sử dụng như một kỹ thuật xây dựng Entity. Cách này dù là 1 thủ thuật rất nhỏ nhưng giúp Google hiểu về website của bạn hơn. Từ đó xoay chuyển thứ hạng từ khoá một cách tích cực.
Xem thêm video về Schema để SEO tăng trưởng toàn bộ thứ hạng:
Xác thực Entity bằng Schema là gì?
Trong Entity Building, để xác định “thực thể” và để Google tin tưởng bạn hơn, có 2 loại Schema cần tới là: Schema Business (về doanh nghiệp), Schema Person (về con người).
Khi Google tìm kiếm và xác thực về thực thể GTV SEO, nếu nó tìm thấy thông tin về website của GTV đồng nhất với thông tin vị trí được khai báo trên Google. Đồng thời công ty này do CEO Vincent Do của GTV thành lập, thì nó dễ dàng xác nhận doanh nghiệp GTV là một thực thể xác định. Từ đó, giúp tăng thứ hạng website một cách tổng thể.
Do đó, bạn cần khai báo Schema về doanh nghiệp như hình dưới đây:
Schema giúp website được nhận diện tốt hơn?
Google khuyến khích tất cả website sử dụng Schema vì nó giúp cho Google Bot dễ dàng hiểu rõ hơn về nội dung của bạn.
Vậy Schema mang lại những lợi ích nào?
- Giúp Google hiểu được website của bạn hơn. Nó giống như bạn cho thêm 1 tầng lớp thông tin nữa bên cạnh content và link.
- Xác thực lại toàn bộ thông tin của website, thông tin trên internet, từ đó Google tin tưởng website, bài viết của bạn hơn. Nếu bạn áp dụng với backlink để link out ra ngoài thì Google cũng sẽ đánh giá cao link đó.
- Schema giúp Google hiểu chủ đề có liên quan đến nhau.
Cần lưu ý rằng Google hiểu chủ đề của bạn thông qua 4 thứ:
- Content
- Links (Internal Link và Backlink)
- Sự tín nhiệm (Trust)
- Schema
Tôi lấy ví dụ khi khi bạn triển khai Parent Topic hay Subtopic, Google sẽ không biết đâu là chủ đề chính (Parent topic), đâu là chủ đề liên quan (Subtopic). Bạn cần sử dụng Schema để giúp Google hiểu tính liên quan giữa các chủ đề. Giống như bạn đang nói ngôn ngữ của nó thì nó sẽ dễ dàng hiểu về bạn hơn.
Cách triển khai Internal Link bằng Schema
Bước 1: Với mỗi bài viết, bạn triển khai Schema tương ứng
Bước 2: Với mỗi Link trong bài viêt, nhất là Internal Link bạn hãy khai báo một trường Schema phù hợp (ví dụ: About, mention), để biết được mối quan hệ ngang-trên-dưới.
Trong khi triển khai schema, hãy thêm vào 2 trường:
Đối với trang blog:
- “About”: Liệt kê thông tin và URL của bài viết cha (pillar page)
- “Mention”: Liệt kê thông tin và URL của bài viết con hoặc ngang cấp (cluster content)
Ví dụ, một phần mẫu schema khai báo cho bài viết công cụ Google Analytics:
- Bài viết cha: Công cụ SEO
- Bài viết ngang cấp: Công cụ Google Tag Manager
Bước 3: Khai báo thêm Schema Breadcrumbs tương ứng trong Content Hub của bạn.
Case Study về triển khai Internal Link bằng Schema
Entity Layer ở trang Product, kết nối các product tương tự (isSimilarTo) và liên quan (isRelatedTo).
Hay một ví dụ khác về Entity Layer về cụm “Ghế”:
Bạn có thể thấy từ “Ghế” sẽ có những Subtopic như ghế phòng chờ, ghế văn phòng, ghế xoay văn phòng, ghế hội trường… Mỗi Subtopic sẽ có nhiều từ khoá liên quan. Ví dụ, từ khoá ghế hội trường có ghế hội trường gỗ tự nhiên, ghế hội trường cao cấp, ghế hội trường TC… Tất cả những từ khoá, Subtopic này liên kết với nhau, tập trung làm rõ chủ đề gọi là Entity Layer.
Chương 4: Xếp hạng Google Passage
Việc tìm kiếm cụ thể một thứ gì đó có thể là việc khó tìm đúng nhất, vì vậy Google đã chỉ ra cách để tìm câu trả lời cụ thể nằm sâu trong nội dung của trang. Cụ thể, Google đã có một bước đột phá trong việc không chỉ có thể xếp hạng các trang web, mà còn xếp hạng từng đoạn văn từ các trang.
Vào tháng 10/2020, Google đã thông báo một công nghệ tìm kiếm mới có tên là “Passages”. Tính năng này cho phép Google xếp hạng các thành phần cụ thể của một trang (một đoạn văn) một cách độc lập.
Tính năng này sẽ ảnh hưởng đến 7% trên tổng số lượt tìm kiếm, đây là một con số khổng lồ (để đặt điều đó vào ngữ cảnh, Google Penguin chỉ tác động đến 3,1% trong số tất cả các truy vấn.)
Cách hoạt động của Google Passage Ranking
Các đoạn văn cho phép Google xếp hạng cụ thể, các đoạn có liên quan từ một trang cụ thể, chứ không chỉ riêng một trang (nó giống như một phiên bản cải tiến của Featured Snippet).
Dưới đây là một ví dụ từ thông báo về tính năng của Google:
Thay vì Google chỉ tính đến mức độ liên quan của toàn bộ trang. Thì giờ đây, họ cũng sẽ xác định mức độ liên quan của một phần cụ thể của trang đó, và Google vẫn sẽ đánh giá toàn bộ các trang. Chính vì vậy, Backlink, SEO Onpage, UX và các yếu tố xếp hạng khác của Google vẫn sẽ được áp dụng. Chỉ có sự khác biệt duy nhất đó là, một trang duy nhất bây giờ sẽ có nhiều cơ hội xếp hạng hơn nếu trang đó được tối ưu và có cấu trúc rõ ràng.
Sắp xếp nội dung như thế nào?
Google sẽ xếp hạng các đoạn trên trang của bạn một cách độc lập. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ có thể dễ dàng phân chia một trang vô tổ chức. Bởi vì giờ đây, Google có thể xem từng thành phần giống như một trang web nhỏ. Điều này có nghĩa là nội dung của bạn cần được chia thành các phần riêng, và mỗi phần nên bao gồm một chủ đề phụ cụ thể.
Chương 5: Tối ưu Featured Snippets
Theo SEMrush, có đến 6,83% của tất cả các kết quả tìm kiếm có Featured Snippet (đoạn trích nổi bật). Trong đó, các đoạn trích nổi bật đang “đánh cắp” rất nhiều cú nhấp chuột từ vị trí số 1 (vị trí #0 là vị trí số #1 mới).
Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào để nội dung của bạn xuất hiện trong đoạn trích nổi bật?
Nghiên cứu Featured Snippets
Để nghiên cứu Featured Snippet, giống như mọi thứ trong quy trình SEO thì bước đầu tiên là nghiên cứu từ khoá. Bạn cần nghiên cứu các từ khoá mà bạn đã xếp hạng và từ khoá có đoạn trích nổi bật.
Điều đáng nói ở đây, đó là tại sao điều quan trọng là phải tập trung vào các từ khoá mà bạn đã xếp hạng?
Theo nghiên cứu cho thấy có đến 99,58% tất cả các đoạn trích nổi bật là từ các trang xếp hạng trên trang đầu tiên cho thuật ngữ đó (nghĩa là từ top 1-10). Vì vậy, nếu bạn chưa xếp hạng trong top 10, bạn sẽ không có cơ hội xếp hạng ở vị trí Featured Snippet.
Vậy, làm cách nào để bạn tìm thấy cơ hội được xếp hạng cho đoạn Featured Snippet?
Thêm “Snippet Bait” vào trang web
“Snippet Bait” là một khối nội dung dài 40-60 chữ được thiết kế đặc biệt để xếp hạng ở vị trí cho Featured Snippet.
Theo SEMrush, sau khi phân tích gần 7 triệu đoạn trích có nội dung nổi bật, họ nhận thấy rằng các đoạn trích nổi bật nhất có độ dài từ 40-60 từ. Ví dụ, tôi đã viết các định nghĩa ngắn về Snippet Bait cho bài viết “Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO”. Và những điều này đã giúp nội dung của tôi xếp hạng ở vị trí nổi bật cho rất nhiều từ khoá định nghĩa.
HubSpot đã nâng Snippet Bait lên một tầm cao mới, họ đã thêm các hộp nhỏ vào bài đăng của mình thực sự giống như “đoạn trích nổi bật”.
Định dạng cho Featured Snippets
Mặc dù là các đoạn trích của đoạn văn chiếm 81,9% tổng số các Featured Snippet, thế nhưng nó không phải là định dạng duy nhất.
Nếu bạn muốn xếp hạng cho danh sách các đoạn Featured Snippet, tôi khuyên bạn hãy nên sử dụng các thẻ H2, H3 trong danh sách các đoạn muốn nổi bật của mình (Bạn có thể kiểm tra thủ công HTML để kiểm chứng điều đó có đúng hay không).
Google sẽ kéo những tiêu đề phụ từ nội dung của bạn và đưa chúng vào đoạn trích nổi bật mà bạn muốn làm.
Nếu muốn đoạn văn của mình xếp hạng trong Bảng Snippets, bạn cần tạo một bảng mà Google có thể dễ dàng lấy dữ liệu từ đó.
Vì sao bạn phải tối ưu Featured Snippets?
Tối ưu Feature Snippets mang lại nhiều lợi ích:
- Bạn không cần phải lọt vào top 5 mới có thể lọt vào Feature Snippet. Trong một số trường hợp bạn ở vị trí 20 nhưng vẫn lọt top 1.
- Vị trí top 1 giúp bạn dành được tín nhiệm của khách hàng, tăng độ uy tín thương hiệu.
Vẫn còn 4 xu hướng SEO nổi bật nữa, GTV sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn trong phần 2 của bài viết này.