Top 10 Mô Hình Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Việt Nam Năm 2021
Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh trong 5 năm trở lại đây cùng mức doanh thu đạt khoảng 11,8 tỷ USD trong năm 2020. Việt Nam là một trong những nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng 36% vào năm 2020. Hiện tại gần như bạn có thể bắt gặp bất kỳ mô hình kinh doanh Thương mại điện tử nào trên thế giới tại Việt Nam, hứa hẹn trong giai đoạn tới sẽ bùng nổ hơn nữa.
Tuy nhiên, với những marketer làm in-house cho các brands bán lẻ hay những marketer kinh doanh TMĐT tự do ở ngoài không phải ai cũng biết và hiểu hết các mô hình kinh doanh này. Dưới đây là 10 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam do Boxme Global tổng hợp.
1/ B2B và B2B2C
Với quan điểm lớn hơn để tối đa hóa cơ hội kinh doanh và đạt được sự phát triển rộng rãi, các doanh nghiệp B2B khác nhau quyết định mở rộng mạng lưới và quan hệ đối tác với các đại lý, nhà bán buôn, sàn thương mại điện tử,… để bán sản phẩm và dịch vụ.
Nói một cách ngắn gọn, B2B2C là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và khách hàng mới bằng phân phối đến các đại lý bán lẻ để bán ra ngoài thị trường thông qua mạng lưới cửa hàng và các kênh bán của đại lý (website, nền tảng TMĐT,…).
2/ B2C
B2C (Business to Customer) là mô hình Thương mại điện tử trong đó giao dịch diễn ra trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là mô hình phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
Ngày nay, mô hình B2C đã mở rộng sang các hình thức kinh doanh mới, trong đó các nhà bán lẻ không chỉ bán hàng ngoại tuyến mà còn bán trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử và các website.
3/ D2C/ M2C/ F2C
Thương mại điện tử D2C là hình thức đưa sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay người mua, bỏ qua các khâu phân phối ở giữa. Hàng hóa khi được sản xuất ra sẽ được đưa vào quy trình phân phối trực tiếp cho người mua đã đặt hàng qua các nền tảng thương mại điện tử.
4/ E-commerce Enabler
E-commerce Enabler là nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đảm bảo các giải pháp bán hàng đầu – cuối cho người bán thương mại điện tử. Nói một cách dễ hiểu, các đơn vị E-commerce Enabler hỗ trợ toàn diện các thương hiệu/ người bán quảng bá trên các nền tảng trực tuyến, sử dụng chiến lược kỹ thuật số, tối ưu hóa nền tảng, xử lý và thực hiện đơn hàng.
5/ Private label & White label
Private label và White label là hình thức liên hệ các nhãn hàng hay doanh nghiệp có sản phẩm và yêu cầu làm thương hiệu riêng của mình trên các sản phẩm đó. Sau đó thực hiện bán lẻ thông qua kênh có sẵn trên thị trường.
Mô hình này thường phù hợp với những bên có sẵn tệp khách hàng và cần đa dạng hóa sản phẩm trong cùng ngách.
6/ Subscription
Mô hình đăng kí này dựa trên ý tưởng cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng theo định kì trong khoảng thời gian đều đặn. Subscription là hình thức tập trung nhiều vào việc giữ chân khách hàng hơn là tìm kiếm khách hàng mới.
Về cơ bản, các doanh nghiệp sử dụng mô hình subscription tập trung nhiều vào việc kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm của khách hàng về lâu dài hơn là chỉ thanh toán một lần. Casestudy điển hình là Coolmate.
7/ C2C
Customer to Customer (C2C) là một mô hình kinh doanh mà qua đó 2 cá nhân có thể trao đổi, mua bán các mặt hàng trên nền tảng trực tuyến như website, sàn thương mại điện tử với một khoản hoa hồng nhỏ được trả cho trang web. Các sản phẩm có thể được nhập từ nước ngoài hoặc từ các công ty sản xuất hoặc tự tạo ra sản phẩm (quy mô nhỏ lẻ).
8/ Affiliate
Affiliate – Mô hình tiếp thị liên kết dựa trên tiền hoa hồng, áp dụng khi các cá nhân, người có ảnh hưởng, người nổi tiếng hoặc bất kỳ khách hàng nào giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng mới thông qua việc gửi link mua.
Nói một cách dễ hiểu, khi ai đó truy cập một trang web thông qua một liên kết được đặt ở trang của bạn. Bạn sẽ nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp đối với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể.
9/ Dropship
Dropshiping là mô hình bán hàng “bỏ qua khâu vận chuyển”, bạn không cần lưu trữ hàng hóa mà chỉ tập trung vào việc chọn sản phẩm & bán hàng. Việc bạn cần làm là đưa các sản phẩm lên các nền tảng thương mại điện tử, website. Khi phát sinh đơn hàng, người bán đưa thông tin về cho suppliers, sau đó suppliers sẽ thực hiện toàn bộ quá trình giao hàng tới khách hàng.
10/ POD (Print-on-demand) và Personalization
POD là mô hình người bán thực hiện công việc in ấn những sản phẩm theo thiết kế riêng và số lượng khách hàng yêu cầu. Những sản phẩm thường gặp là áo thun, cốc, túi, tất,…
POD là một dạng khác của mô hình Dropshipping vì người ứng dụng POD sẽ không phải lo lắng về việc quản lý tồn kho hay vận chuyển, giao hàng. Nói một cách dễ hiểu thì chỉ khi có khách hàng mua sản phẩm đó từ cửa hàng online của bạn thì bạn mới cần tạo đơn với nhà cung cấp để nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm đó tới tay người mua.