AppROI Marketing: 6 bước quan trọng trong giai đoạn thử nghiệm mobile app

AppROI Marketing: 6 bước quan trọng trong giai đoạn thử nghiệm mobile app

Giai đoạn thử nghiệm App Store hoặc A/B Testing trên mobile app là giải pháp hiệu quả cho chiến lược tối ưu hoá App Store. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá 6 bước quan trọng để chạy thử nghiệm ứng dụng.

Việc thử nghiệm giúp bạn cải thiện và tối ưu lượt chuyển đổi trên ứng dụng. Ý tưởng đằng sau việc thử nghiệm App Store là tạo một hoặc nhiều biến thể, phân chia đối tượng để đánh giá các biến thể này và xem biến thể nào có hiệu suất tốt nhất.

AppROI Marketing: 6 bước quan trọng trong giai đoạn thử nghiệm mobile app

1. Nghiên cứu

Để thực hiện thử nghiệm ứng dụng trước khi giới thiệu trên App Store, bạn cần biết những gì nên kiểm tra và để làm được điều này không thể bỏ qua bước nghiên cứu. Có thể bạn đã có ý tưởng về những gì cần thử nghiệm, nhưng giai đoạn nghiên cứu là điều cần thiết để ưu tiên các ý tưởng đã có. Nên theo dõi đối thủ cạnh tranh để tìm hiểu những giải pháp hiệu quả nào mà họ đang áp dụng, điều này giúp bạn tìm ra được điểm yếu của đối thủ và tạo nên sự khác biệt cho ứng dụng của mình. 

2. Tạo giả thuyết

Giả thuyết là những giả định, một ý tưởng được đưa ra nhằm mục đích tranh luận để có thể kiểm tra xem liệu có phù hợp, có đúng hay không. Có 2 câu hỏi giúp bạn tạo ra một giả thuyết tốt:

  • Bạn muốn thay đổi điều gì trong khi hiển thị trên App Store?
  • Bạn muốn đạt được điều gì với những thay đổi này?

AppROI Marketing: 6 bước quan trọng trong giai đoạn thử nghiệm mobile app

Nguồn: Envato

Có 3 khía cạnh chính mà bạn nên xem xét thử nghiệm:

  • Ảnh chụp màn hình: Bạn có thể thử nghiệm với định hướng, màu sắc, hình nền, chú thích, thứ tự...
  • Biểu tượng ứng dụng: Theo SplitMetrics, biểu tượng ứng dụng phù hợp có thể tăng chuyển đổi lên đến 22%. Biểu tượng là một trong những yếu tố chính giúp ứng dụng nổi bật trong thị trường cạnh tranh như hiện nay. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra ký tự riêng biệt dành cho nữ hoặc nam, màu nền, có biểu trưng hoặc không có biểu trưng và các yếu tố đại diện cho USP của bạn.
  • Video ứng dụng: Bạn có thể thử nghiệm với hai video trình bày các tính năng khác nhau để kiểm tra xem bản trưng bày tính năng nào mang lại nhiều lượt tải xuống hơn.

3. Đo lường traffic

Để có được một kết quả tốt, bạn cần có đủ lưu lượng truy cập trong tất cả các biến thể của mình. Bằng cách này, bạn có thể đạt được “Mức độ tin cậy” thực tế, dựa trên mẫu lưu lượng truy cập để từ đó biết kết quả chính xác đến mức nào. Ví dụ, nếu biến thể A có nhiều hơn 15-36% lượt cài đặt và mức độ tin cậy của nó là 95%, có nghĩa là kết quả này sẽ được xác nhận 95 lần trong số 100 lần. Trong trường hợp này, đây là biến thể nên được ưu tiên.

4. Tạo biến thể 

Bây giờ đã đến lúc thực hành nghiên cứu cùng với giả thuyết của bạn đặt ra. Bạn có thể tạo một biến thể để chạy thử nghiệm A/B hoặc nhiều biến thể và chạy thử nghiệm phân tách. 

AppROI Marketing: 6 bước quan trọng trong giai đoạn thử nghiệm mobile app

5. Chạy thử nghiệm

Đây là bước đơn giản nhất trong quá trình thử nghiệm vì vậy nhà phát triển không cần đầu tư nhiều công sức và thời gian, tuy vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang chạy bản thử nghiệm của mình trong ít nhất 7 ngày và tốt nhất là kéo dài khoảng 14 ngày để thu được kết quả chính xác nhất. Bằng cách này, bạn có thể thực hiện vào các ngày trong tuần và cuối tuần. Thậm chí ngay cả khi bạn có thể nhận được kết quả đo lường chỉ sau 7 ngày, hãy để thử nghiệm chạy cho đến khi nó thực sự kết thúc, theo như thời gian đã được dự tính ban đầu.

6. Phân tích và thực hiện

Dựa trên kết quả, bạn có thể đưa ra quyết định. Kiểm tra mức độ tin cậy, nhưng đừng bỏ qua các yếu tố KPIs sau đây:

  • Lưu lượng truy cập trên mỗi biến thể: Bạn đã có đủ lưu lượng truy cập để có kết quả chính xác chưa?
  • Số chuyển đổi trên mỗi biến thể: Có bao nhiêu khách truy cập đã tải xuống ứng dụng của bạn trong mỗi biến thể?
  • Thời gian nhấp để cài đặt: Biến thể nào mất ít thời gian nhất để chuyển đổi?
  • Tỷ lệ tương tác trong danh sách cửa hàng ứng dụng: Có bao nhiêu khách truy cập đã cuộn qua ảnh chụp màn hình, xem video, đọc mô tả và nhấn vào nút cài đặt?
  • Chỉ số cải thiện (Improvement metrics): Số liệu này cho bạn biết liệu biến thể đó có làm tăng hay giảm tỷ lệ chuyển đổi của bạn hay không.

Hãy nhớ rằng một biến thể dưới 2% không thực sự là một biến thể hiệu quả, cần có ít nhất 3% chênh lệch giữa các biến thể để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Theo đó, cũng đừng bỏ cuộc khi biến thể của bạn không đạt mức % tối thiểu, vì đó chỉ là những giả thuyết thử nghiệm và là cách để tránh đặt các biến thể kém hiệu quả khiến cho việc giảm chuyển đổi xảy ra.

Sau khi thực hiện các kết quả, hãy chờ đợi một đến hai tháng để thấy sự cải thiện. Trong thời gian chờ đợi, bạn nên nghĩ về một thử nghiệm mới. Tối ưu hoá cửa hàng ứng dụng là một quá trình liên tục, thử nghiệm cửa hàng ứng dụng cũng vậy: Luôn có điều gì đó để thử nghiệm và luôn có những điểm mới cần cải thiện. 

* Nguồn: AppROI Marketing