Marketer ACCESSTRADE Vietnam
ACCESSTRADE Vietnam

Marketing team @ ACCESSTRADE Vietnam

Đừng để User gỡ Mobile App vì 3 sai lầm thường gặp sau

Người dùng đã tải xuống hơn 218 tỷ ứng dụng trên điện thoại thông minh trong năm 2020 (số liệu từ Statista). Tuy nhiên không phải tất cả ứng dụng này đều tồn tại mãi trong điện thoại của user, vì tỷ lệ sử dụng chỉ trong 3 tháng chiếm tới 71%. Sai lầm nào đã dẫn đến việc người dùng rời bỏ App, cùng khám phá qua bài viết sau.

Lý do chính khiến người dùng gỡ cài đặt app

  • 71% đến từ việc Mobile App gửi thông báo liên tục
  • 62% do hiệu suất thấp (tải chậm, lỗi, đóng băng…)
  • 50,6% do Mobile App yêu cầu quá nhiều dung lượng bộ nhớ, dẫn đến nóng thiết bị, hết pin nhanh.
  • 29,6% đến từ việc ứng dụng yêu cầu quá nhiều thông tin cá nhân

3 sai lầm nghiêm trọng dẫn đến user gỡ bỏ Mobile App

1. Không tối ưu trải nghiệm UX/UI cho user

User kỳ vọng lớn khi tải xuống một Mobile App. Họ mong muốn một giao diện bắt mắt, đơn giản, sử dụng dễ dàng với thanh menu gọn ghẽ và thông minh. Do đó, những giao diện rối rắm, kém sức hút, sử dụng các điều khiển cử chỉ thiếu tinh tế hoặc ẩn các menu có liên quan sẽ khiến người dùng bối rối và khó chịu.

“Đừng quên đặt mình vào vị trí của một nhà phát triển ứng dụng, mục tiêu của bạn là cung cấp cho khách hàng trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Ứng dụng của bạn phải thân thiện với người dùng, thể hiện rõ nét sự trực quan, nhanh, nhạy và phản hồi hiệu quả”. - Pavel Metsko, nhà phát triển iOS tại Elinext cho biết.

2. Spam quảng cáo trong ứng dụng

Sử dụng ứng dụng miễn phí thường ngụ ý một thỏa thuận ngầm giữa người dùng và nhà phát triển: "Tôi sẽ cho phép bạn sử dụng ứng dụng miễn phí nếu bạn xem quảng cáo". song, có không ít nhà phát triển buộc user xem quá nhiều quảng cáo toàn màn hình (thường là chất lượng thấp) hoặc cửa sổ bật lên với số lượng lớn. Tuy nhiên theo thống kê, người dùng vẫn sẵn sàng xem một lượng quảng cáo nhất định nếu họ có thể tìm được nút tắt quảng cáo sau 5 giây hoặc có thể kiểm soát quảng cáo đó.

Hãy dựa vào thói quen này của người dùng để kiểm soát quảng cáo trong Mobile App thật tốt, không để user cảm thấy bị spam và khó chịu dẫn đến gỡ app.

3. Không rõ ràng về chính sách quyền riêng tư

Người dùng không thích cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân, một phần vì phiền thức, phần nhiều là vì lo ngại về quyền riêng tư. Nếu một ứng dụng yêu cầu quyền truy cập quá nhiều vào điện thoại của họ, chắc chắn người dùng sẽ đặt ra những nghi vấn và cảm thấy khó chịu.

Hãy thông báo rõ ràng cho người dùng lý do tại sao cần truy cập vào các dữ liệu cụ thể để họ có cảm giác điều này là cần thiết và an toàn.

Để người dùng tải ứng dụng về là điều không dễ, làm sao để người dùng hài lòng với Mobile App và sử dụng trung thành cũng không phải chuyện dễ dàng. Mọi thứ đều cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu hiểu người dùng cũng như hiểu bối cảnh hiện tại để đưa ra những giải pháp cấp thiết và hữu ích cho sự phát triển của ứng dụng trong thời điểm hiện tại.

Doanh nghiệp có thể tham khảo cách phát triển Mobile App hiệu quả tại: cpr.accesstrade.vn