YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Theo dữ liệu mới từ YouGov, lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam tiếp tục phát triển trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, có một sự thay đổi đáng chú ý trong hành vi của người tiêu dùng, với sự khác biệt đáng kể trong chi tiêu giữa các nền tảng thương mại và nhóm hàng hoá. Trong khi đó, quy định giãn cách xã hội đã đẩy nhanh xu hướng giao dịch không tiền mặt (giao dịch trực tuyến). Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử.

Việt Nam đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, các thương hiệu trên thị trường cần hiểu được sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của người Việt Nam khi ứng phó với đại dịch, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu mới của khách hàng. 

Chi tiêu của người dân thay đổi thế nào trong đại dịch?

Thứ nhất, thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng tốt hơn so với dịch vụ bán lẻ truyền thống trong đại dịch. Người tiêu dùng lựa chọn giao hàng đến nhà nhiều hơn, thay vì mua hàng trực tiếp ở cửa hàng, nhằm phòng tránh dịch bệnh lây lan. Dữ liệu khảo sát của YouGov cho thấy gần một nửa (43%) người tiêu dùng chi tiêu ít hơn ở các cửa hàng bán lẻ truyền thống trong các đợt dịch bệnh trước, so với khoảng một phần ba (36%) số người giảm chi tiêu trực tuyến.

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Thứ hai, các thương hiệu muốn kết nối gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam cần tối ưu hoá việc cung cấp dịch vụ trên các thiết bị di động. Điện thoại thông minh là thiết bị phổ biến nhất được dùng để kết nối internet; với hai phần ba (66%) người tiêu dùng sử dụng hình thức kết nối này. Điều này nghĩa là người sử dụng điện thoại di động là khách hàng nhiều tiềm năng của những cửa hàng kinh doanh trực tuyến.

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Thứ ba, dữ liệu khảo sát cho thấy chi tiêu trên các trang TMĐT tăng mạnh trong đại dịch COVID-19. Trong các đợt dịch trước, khi lệnh phong toả đã khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa và người dân hạn chế ra khỏi nhà, khoảng một phần ba (32%) người tiêu dùng mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, xu hướng này không xảy ra đồng đều ở tất cả các mặt hàng tiêu dùng.

Phân khúc tăng trưởng nhanh nhất là hàng tạp hoá; trong khi đó, chi tiêu cho các mặt hàng đồ điện gia dụng và đồ điện tử giảm nhiều. Vì thế, đợt dịch này là cơ hội để các thương hiệu tung ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn về nhóm hàng thực phẩm tươi sống và tạm dừng các chiến dịch quảng bá các mặt hàng không thiết yếu ở thời điểm này.

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Cuối cùng, đại dịch COVID-19 đã khiến giao dịch không tiền mặt trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng; điều này tạo cơ hội lớn cho các công ty dịch vụ ví điện tử. Trước khi xảy ra đại dịch, gần 90% người tiêu dùng Việt Nam thích hình thức trả tiền khi giao hàng, cả khi đặt hàng trực tuyến.

Tuy nhiên, hơn một nửa (51%) người tiêu dùng ghi nhận đã giảm sử dụng tiền mặt kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Hai phần ba (60%) có thái độ tích cực về việc không sử dụng tiền mặt. Điều này có thể khiến cho lượng người sử dụng ví điện tử tăng đáng kể, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát.

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

Theo sát người tiêu dùng

Các thương hiệu cần thực hiện những chiến dịch tiếp thị với hiểu biết chuyên sâu về người tiêu dùng và hành vi giao dịch trực tuyến của họ. Đối với thị trường Việt Nam, điều này có nghĩa là nhìn ra bản chất đô thị của thương mại trực tuyến.

Ba phần tư (74%) người dùng mới đến từ tỉnh, thành phố đô thị. Những nền tảng TMĐT phổ biến nhất gồm có Shopee, Lazada, và Tiki; các công ty này chiếm một phần rất lớn trong tổng thị phần: gần một nửa người tiêu dùng sử dụng Shopee (48%), một phần ba (28%) sử dụng Lazada và một phần năm (19%) sử dụng Tiki.

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19Tuy nhiên, các thương hiệu nhắm đến khách hàng thuộc vùng ngoại thành cần phải điều chỉnh lại ngân sách tiếp thị và đầu tư nhiều hơn vào thương mại xã hội. Việc sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm và bán sản phẩm diễn ra phổ biến hơn trong khu vực ngoại thành, với tỷ lệ người dùng Facebook cho hoạt động mua – bán trực tuyến tăng từ 13% ở thành thị lên 18% ở ngoại thành. Các nền tảng TMĐT như Shopee, Lazada, hay Tiki ít phổ biến hơn với người tiêu dùng ngoại tỉnh, nhưng vẫn thống trị không gian TMĐT nói chung.

YouGov: Sự thay đổi của thương mại điện tử Việt Nam trong đại dịch COVID-19

 

 

Nhận xét về dữ liệu, Thue Quist Thomasen, Giám đốc Điều hành YouGov Việt Nam cho biết:

“Việt Nam hiện đang trong làn sóng dịch bệnh thứ tư. Điều này có ý nghĩa lớn đối với các công ty đang tìm cách kết nối với người tiêu dùng khi họ dành thời gian ở nhà nhiều hơn và chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Chúng tôi biết rằng, về tổng thể, chi tiêu cho TMĐT tăng lên khi các thành phố có yêu cầu phong toả. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các hạng mục hàng hoá, và sẽ có cả người thắng và người thua.

COVID-19 sẽ tiếp tục diễn ra trong một thời gian nữa và điều này sẽ có những tác động không thể tránh khỏi đối với hành vi của người tiêu dùng trong tương lai gần. Vì vậy, các thương hiệu cần phải thích ứng với những thay đổi này và rút ra bài học từ những đợt bùng dịch trước. Đó là lý do tại sao YouGov nghiên cứu các xu hướng thương mại điện tử phổ biến nhất trong đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. Dữ liệu mới của chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết về tiềm năng tăng trưởng của các thị trường, xu hướng sử dụng ví điện tử, cũng như nơi các chiến dịch quảng cáo nên được ưu tiên.

Lĩnh vực TMĐT của Việt Nam đã phát triển ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Giờ đây, với yêu cầu phong toả và quy định giãn cách xã hội khiến kinh doanh trực tuyến trở nên phổ biến hơn, dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số ngay cả sau COVID-19. Vì vậy, bây giờ là lúc để các thương hiệu đầu tư vào chiến lược TMĐT và chiến dịch trực tuyến của họ.

Để nắm bắt những cơ hội mới này, các thương hiệu cần sử dụng thông tin giàu dữ liệu để tối ưu hoá khả năng tiếp cận thị trường; đảm bảo rằng các chiến dịch thiết thực với người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu của người dân. Điều này đòi hỏi các nền tảng phải cập nhật thường xuyên hành vi tiêu dùng của khách hàng qua các công cụ cung cấp thông tin chi tiết, chuyên sâu về người tiêu dùng Việt Nam, thái độ và thói quen chi tiêu của họ.”

Về YouGov

YouGov là một công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu quốc tế, có trụ sở chính tại Anh Quốc và hiện có mặt trên hơn 40 quốc gia, bao gồm Mỹ, Đức, Châu Á – Thái Bình Dương...

Tại YouGov, dữ liệu người tiêu dùng được cập nhật mỗi ngày và cung cấp theo thời gian thực thông qua các công cụ như BrandIndex – sản phẩm đánh giá chỉ số thương hiệu, Profiles – công cụ phân khúc thị trường và dự báo, Omnibus Realtime – khảo sát thu thập dữ liệu mẫu nhanh. 

* Nguồn: YouGov