6 xu hướng phát trực tuyến OTT đáng chú ý trong năm 2021

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã làm chậm lại quá trình phát triển của một số lĩnh vực, nhưng điều này lại không gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp OTT (những dịch vụ gia tăng trên mạng Internet như nhắn tin, truyền hình, phát thanh…). Các dịch vụ phát trực tuyến và một số nền tảng OTT khác đều đang trên đà phát triển vượt bậc. Trong bài viết này, hãy cùng xem xét 6 xu hướng chính của ngành OTT. Đối với bất kỳ ai muốn tham gia vào thị trường OTT và phát trực tuyến, việc trang bị cho mình các xu hướng thị trường và hiểu biết sâu sắc về ngành sẽ giúp bạn chuẩn bị cho tương lai và định vị tốt hơn cho bản thân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Công nghệ 5G đang dần thay đổi “cuộc chơi”

Theo ý kiến của các chuyên gia, công nghệ 5G - yếu tố Internet được kỳ vọng trở thành tiêu chuẩn ở các khu vực thành thị sẽ hoàn toàn làm thay đổi hành vi phát trực tuyến hiện nay. Công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo này sẽ cung cấp tốc độ Internet nhanh và uy tín hơn, mở ra một thế giới cho các nền tảng OTT và phát trực tuyến Video. Đáng chú ý hơn, 5G cũng sẽ cung cấp cho các hoạt động thể thao và sự kiện trực tiếp với trải nghiệm xem vô cùng hoàn hảo. Qua khảo sát, có 29% người tiêu dùng nói rằng họ sẽ trả phí cho các dịch vụ OTT nếu 5G cung cấp Video chất lượng tốt hơn trên thiết bị di động và giảm bộ nhớ đệm. 

Sự phổ biến của các công nghệ phát trực tuyến

Về cơ bản, nếu như phát Video 4K chiếm khoảng 30Mb/s băng thông Internet, thì Live Streaming Video lại yêu cầu gấp đôi con số này. Đây là điều không thể đạt được với các kết nối Internet cấp tiêu dùng. Tuy nhiên, công nghệ 5G và khả năng hỗ trợ thêm băng thông sẽ giúp bạn phát video 4K và các giải pháp phát trực tuyến 4K khác. Do đó, người dùng trong tương lai có quyền hy vọng vào cơ hội trải nghiệm phát trực tuyến phong phú hơn như 4K và VR (Thực tế ảo) sẽ ra mắt trong vòng 1 đến 2 năm tới. Mặt khác, tính năng phát trực tiếp 360 độ giờ đây cũng trở thành một tính năng hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ vào các kết nối mạng này. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sự gia tăng số lượng gói đăng ký

Theo trong một cuộc khảo sát toàn cầu từ nền tảng nội dung kỹ thuật số Apester, 60,1% người dùng đã cảm thấy mệt mỏi vì có quá nhiều dịch vụ phát trực tuyến như hiện nay. Với rất nhiều dịch vụ OTT trên thị trường chẳng hạn như: Netflix, Prime, Disney+, AppleTV, Hulu, Discovery+... có thể nói rằng, chúng ta đã tạo ra quá nhiều sự lựa chọn trong không gian OTT trên toàn cầu. Mặc dù xem các dịch vụ Video OTT dựa trên đăng ký là thói quen hàng ngày của 60% người lớn ở Mỹ, nhưng tất cả các tùy chọn đăng ký này cũng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi đăng ký nhiều dịch vụ. Tuy nhiên, điều này đang thúc đẩy sự đổi mới ngày càng tăng về mặt kiếm tiền từ Video OTT. Các nhà cung cấp đang ngày càng hướng tới các mô hình kiếm tiền từ quảng cáo và trả tiền cho mỗi lần xem như là những lựa chọn thay thế cho mô hình đăng ký. Trong vài trường hợp, các công ty đã sử dụng nhiều gói đăng ký khác nhau để tạo kênh. Ví dụ, Disney+ đã kết hợp các Video của họ với ESPN, National Geographic và các nhà sản xuất nội dung khác.

Những tác động tiếp theo của COVID-19

Đại dịch đã có tác động to lớn đến ngành công nghiệp OTT, khiến tiêu dùng tăng vọt nhanh chóng khi mọi người buộc phải ở nhà do tình trạng giãn cách xã hội trên toàn cầu. Để giúp người tiêu dùng tìm thấy niềm vui trong khoảng thời gian này, nhiều nền tảng OTT như Netflix và Disney + đã giới thiệu công nghệ cho phép mọi người xem phim cùng nhau trên cuộc trò chuyện Video, đem lại cho người dùng trải nghiệm nền tảng phát trực tuyến đồng bộ. GroupWatch của Disney Plus và Teleparty của Netflix đã thành công rực rỡ và là một xu hướng đáng để tham khảo.

Chú trọng vào trải nghiệm người dùng 

Với nhiều nền tảng OTT có sẵn, người xem có quyền lựa chọn các dịch vụ mà họ muốn sử dụng. Đối với những công ty muốn giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh này, thành công nằm ở trải nghiệm người dùng (UX) của họ. 

Nếu chúng ta so sánh Netflix và Hulu, nền tảng Netflix rất dễ điều hướng, dễ nhìn và cung cấp nhiều lựa chọn nội dung. Có thể thấy thuật toán của Netflix rất thân thiện với người dùng và ứng dụng của họ dễ điều hướng trên hầu hết các thiết bị. Ngược lại, nền tảng của Hulu có vẻ cồng kềnh và công cụ tìm kiếm chưa được tối ưu hóa một cách hiệu quả. Chỉ với sự so sánh đơn giản này, người ta có thể dễ dàng hiểu được rằng tại sao người dùng thường sử dụng Netflix hơn và vì sao Netflix lại đáng giá hơn Hulu gấp 10 lần. 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên gay gắt hơn

Mặc dù có nhiều tập đoàn lớn đang thống trị ngành công nghiệp phát trực tuyến OTT, nhưng một số dịch vụ phát trực tuyến OTT nhỏ hơn vẫn đang dần được triển khai và phát triển một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, nhiều giải pháp lưu trữ OTT hiện đã có sẵn trên thị trường, làm tăng tính cạnh tranh. Lưu trữ OTT dựa trên đám mây cũng đang nổi lên như một lựa chọn hợp lý. Các giải pháp lưu trữ rất cần thiết khi mọi người chuyển sang sử dụng các nền tảng này để được hỗ trợ quản lý và phân phối nội dung. Một số tính năng quan trọng bao gồm: bảo mật nâng cao, kiếm tiền từ Video, phân phối nội dung đáng tin cậy, white-label streaming, live streaming… Với rất nhiều tùy chọn sẵn có, chúng ta có thể chứng kiến một số lượng đáng kể các dịch vụ phát trực tuyến OTT nhỏ hơn ra mắt trong những năm tới. 

Với lượng người đăng ký OTT dự kiến ​​sẽ vượt mốc 100 triệu vào cuối năm nay, những công ty có thể đạt được tiềm năng tiếp cận nhiều đối tượng và khai thác các nguồn doanh thu mới. Nắm bắt được các xu hướng mới nhất của ngành sẽ giúp bạn tìm ra lối đi tốt nhất cho mình.

Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team.