Kể chuyện thế nào để ra đơn?
Học viên hỏi tôi rằng: “Sao chị không phân ra đâu là nội dung branding, đâu là nội dung push sale?”. Tôi thành thật: “Content nào cũng phải hướng tới việc ra đơn, ta chỉ nên phân ra ở mặt hình thức thể hiện!”.
Bản chất của các content kể chuyện
Không phải cứ giảm giá, ưu đãi, cố “đẻ” ra các chương trình promotion hay tạo khan hiếm hoặc giật tít đùng đùng mới ra lead hay chốt được đơn!!!
Khi bạn phụ thuộc vào việc giảm giá, các khách hàng của bạn chẳng có lý do gì để mua đúng giá và cũng không thể ép họ nghĩ bạn mãi mãi là đẳng cấp!
Một thương hiệu định vị mình là 5 sao, nhưng toàn bộ các lead đến từ việc giảm giá, vậy là tự thương hiệu hạ thấp level của mình!
Đến chính bản thân thương hiệu đang không tự tin với định vị ấy, thì hà cớ gì bắt khách hàng nghĩ khác?
Vấn đề là kể chuyện thế nào để “đánh cắp trái tim” người đọc trong một khoảng thời gian ngắn. Thường đất diễn chỉ 1 đến 2 câu đầu, việc của người “sáng tạo” là kể những thứ mà khách hàng muốn nghe với nhiều góc nhìn khác nhau một các đầy cảm xúc trên cái nền của sự logic với những quan điểm, luận điểm, luận cứ, luận chứng được sắp xếp chặt chẽ.
Mà muốn kế được vậy, đòi hỏi “người kể” phải thấu cảm với khách hàng, phải trải nghiệm những thứ khách hàng đã trải nghiệm, hãy sống cuộc đời của họ và đừng bắt họ đọc những thứ "nhàn nhạt" hoặc "viết chỉ để cho có" với ngôn ngữ hàn lâm, xáo rỗng hoặc cầu kỳ...
Điều quan trọng nhất đó là tôn trọng “TÍNH CHÂN THẬT” và tôn trọng “CẢM XÚC” của khách hàng mà vẫn:
- Khơi gợi cho họ những ký ức đẹp, những viễn cảnh họ đang mong chờ và cho họ “chìa khoá” để đạt được những trải nghiệm đó.
- Làm sao để đọc xong cả câu chuyện, họ không cần nhớ gì ngoài một câu quote xứng đáng đúng thông điệp mà chúng ta muốn.
- Họ có thể quên tất cả nhưng lại ám ảnh về nhân vật trong câu chuyện, vương vấn tới cảm xúc họ đã trải qua khi đọc.
-...
- Cuối cùng, khiến họ hình dung ra viễn cảnh mình đang trải nghiệm sản phẩm một cách chân thực nhất, đến độ họ nảy sinh ra động lực, khao khát biến tưởng tượng thành sự thật.
Khi nắm được mấu chốt “ái duyên hành” tức “tình cảm sinh hành động” cùng những kết luận logic link to action thì bạn sẽ hiểu vì sao content kể chuyện của mình luôn ra đơn cực nhanh!
Hiểu mấu chốt, chỉ việc hốt đơn
Cái hay của người kể chuyện là đưa người đọc trải nghiệm hết cảm xúc này tới cảm xúc khác, từ thích thú, khao khát, bất chờ, chờ đợi, quyết tâm… một cách đầy hào hứng. Điểm dừng chân chính là “rút ví” không ngại ngần.
Ai cũng biết, brand cần tiền, cần bán hàng gấp. Nhưng khách hàng họ không quan tâm. Họ chỉ muốn được nghe, được thuyết phục bằng NGÔN NGỮ CỦA HỌ. Họ say mê tận hưởng, mãn nguyện và “không tiếc tiền” khi nơi đó cho họ những trải nghiệm đầy đủ các giác quan: sờ, nếm, ngắm, ngửi, nghe… một cách đầy mê hoặc và đặc biệt giúp họ NÂNG TẦM NHẬN THỨC.
Người ta nói: “Hãy bán tiếng xèo xèo thay vì miếng bít tết” là vì vậy! Hãy bán cảm giác, bán idea, thay vì bán sản phẩm. Mà ở đó, nội dung kể chuyện giữ đặc quyền trong truyền tải thông điệp chứ không phải những bài mà các bạn định danh rằng: CONTENT PUSH SALE kiểu ưu đãi, giảm giá… Tất nhiên, không phủ nhận tính hiệu quả của những bài promotion đúng thời điểm nhưng để bán hàng, những content dạng này không phải là tất cả, đừng phụ thuộc vào chúng.
Tôi đã từng tư vấn cho một học trò bán camera. Em chốt đơn vù vù với việc “bán Con Mắt Gia Đình” hơn là bán camera như tất cả dân buôn khác. Em được tôi đặt tên “Thắng Mắt Thần” và rồi em thành “thần camera” sau khoá học ấy.
Những case study được chia sẻ rất kỹ khi thảo luận, cùng những nguyên lý rõ ràng được các bạn vô cùng phấn khích bởi các bạn dễ dàng áp dụng để kể những câu chuyện vừa thật, vừa chạm, vừa tăng doanh số cho nhãn hàng và thu nhập cho chính bạn.
Hãy bán hàng mà như không bán!
NhungCote
https://www.facebook.com/nhungcote/
Người Kể Chuyện sáng tạo Nội Dung Quảng cáo với 14 năm hành nghề viết